Hiển thị các bài đăng có nhãn thu-thuat-dien-thoai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thu-thuat-dien-thoai. Hiển thị tất cả bài đăng

2024-11-08

Tổng hợp thông tin về dịch vụ chuyển vùng quốc tế

1. Chuyển vùng quốc tế (Roaming) là gì?

Chuyển vùng Quốc tế (CVQT/Roaming) là dịch vụ cho phép Khách hàng khi đi nước ngoài vẫn giữ được liên lạc bằng chính số máy điện thoại đang sử dụng mà không cần thay đổi SIM thông qua liên kết hợp tác giữa các nhà mạng viễn thông.

Để có thể làm được như vậy, thuê bao của bạn sẽ kết nối với mạng di động của quốc gia bạn ghé đến, nhờ sự liên kết của các nhà mạng Việt Nam với các nhà mạng quốc tế.

Những đối tượng sử dụng dịch vụ roaming có thể kể đến như:

- Người thường đi du lịch ngắn hạn nước ngoài.

- Doanh nhân đi công tác cần giữ liên lạc để trao đổi thông tin với đối tác tại Việt Nam.

- Du học sinh, lao động xuất khẩu cần duy trì số Việt Nam để giữ liên lạc với người thân, nhận tin nhắn quan trọng từ ngân hàng, dịch vụ công hay mã OTP.

Share:

2024-09-11

Tổng quan về tình hình sử dụng phổ tần số trong băng tần trung cho 4G LTE và 5G trên toàn cầu

(rfd.gov.vn)- Phổ tần số trong băng tần trung (Mid-band Spectrum) có tần số trong khoảng từ 1 GHz đến 6 GHz được các quốc gia trên thế giới đánh giá là phổ tần lý tưởng để triển khai các mạng di động, đặc biệt là 5G vì nó đáp ứng yêu cầu về phạm vi phủ sóng rộng và dung lượng mạng lớn.

1. Trên thế giới

Hiện nay, nhiều nhà khai thác di động của các quốc gia trên thế giới đã sử dụng phổ tần số trong băng tần trung để triển khai các mạng 4G LTE thương mại và phổ tần số này cũng đã được cơ quan quản lý phổ tần các nước cấp phép cho các nhà khai thác di động triển khai 5G.

Để triển khai các mạng di động (2G, 3G, 4G) nói chung và mạng 5G nói riêng thì các quốc gia trên thế giới đang tập trung vào 3 băng tần, đó là: Băng tần thấp (Low-band) có tần số dưới 1 GHz, băng tần trung (Mid-band) có tần số từ 1 GHz đến 6 GHz và băng tần cao (High-band hay còn gọi là băng mmWave) có tần số từ 24 GHz đến 100 GHz.

Mỗi băng tần đều có các đặc tính truyền sóng và cung cấp dung lượng mạng khác nhau. Phổ tần số trong băng tần thấp sẽ giúp các nhà khai thác di động có thể cung cấp phạm vi phủ sóng rộng nhưng dung lượng mạng thấp, nó phù hợp với việc phủ sóng di động ở các khu vực nông thôn, những nơi không cần dung lượng mạng lớn. Phổ tần số trong băng tần cao tuy hạn chế về phạm vi phủ sóng nhưng cho dung lượng mạng cực cao, nó phù hợp cho các khu vực “nóng”, nơi tập trung một lượng lớn người dùng, cần các dịch vụ tốc độ cao. Trong khi đó, phổ tần số trong băng tần trung được coi là phổ tần lý tưởng cho việc triển khai các mạng di động, đặc biệt là 5G vì nó có thể vừa cung cấp dung lượng lớn trong khi vẫn đảm bảo vùng phủ sóng rộng.

Hiện nay, một số băng tần chính trong băng tần trung đã được sử dụng cho mạng 4G LTE và 5G, bao gồm: 1700 MHz, 1800 MHz, 1900 MHz, 2100 MHz, 2300 MHz, 2600 MHz, 3300 MHz – 4200 MHz (băng tần C) và 4400 MHz – 5000 MHz, trong đó băng tần 1800 MHz được sử dụng nhiều nhất, tiếp theo là băng tần C và băng tần 2600 MHz.

Băng tần 1700 MHz (băng n4 AWS: 1710-1755 MHz UL/2110-2155MHz DL)

Băng tần 1700 MHz được sử dụng rộng rãi ở khu vực Châu Mỹ cho các mạng 4G LTE. Tổng số 75 nhà khai thác di động ở 23 quốc gia/vùng lãnh thổ đã được cấp phép băng tần này để triển khai mạng di động, trong đó ít nhất 54 nhà khai thác đã triển khai hoặc đang triển khai mạng trong băng tần này.

Băng tần 1800 MHz (băng n3:1710-1785MHz UL/1805-1880MHz DL)

Băng tần 1800 MHz được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới cho 4G LTE và gần đây đã bắt đầu được sử dụng một cách hạn chế cho 5G. Trong tổng số 421 nhà khai thác di động đã và đang đầu tư vào mạng 4G LTE hoặc 5G ở băng tần 1800 MHz thì có 383 nhà khai thác đã triển khai hoặc đang triển khai mạng trong băng tần này, 37 nhà khai thác đã được cấp phép hoặc đang lên kế hoạch triển khai mạng lưới và 1 nhà khai thác đã tiến hành các cuộc thử nghiệm.

159 quốc gia/vùng lãnh thổ đã cấp phép phổ tần này cho các nhà khai thác di động để triển khai mạng 4G LTE hoặc 5G, trong đó 156 quốc gia/vùng lãnh thổ đã triển khai hoặc đang triển khai mạng. Số liệu của GSA cho thấy, đến nay có 17 nhà khai thác đang đầu tư vào 5G trong băng tần 1800 MHz, bao gồm 7 nhà khai thác đang tích cực triển khai mạng 5G của họ trong băng tần này.

Băng tần 1900 MHz (băng n2: 1850-1910MHz UL/1930-1990 MHz DL và băng n25: 1850-1915MHz UL/1930-1995MHz DL)

Băng tần 1900 MHz được sử dụng cho mạng 4G LTE trong một số khu vực, với 25 quốc gia/vùng lãnh thổ đã ấn định phổ tần số trong băng tần này cho các nhà khai thác. Hiện nay, trên toàn cầu có tổng cộng 65 nhà khai thác di động đã  được cấp phép và đang đầu tư vào mạng 4G LTE ở băng tần 1900 MHz. Cho đến nay, GSA chưa xác định có bất kỳ nhà khai thác nào sử dụng băng tần này cho 5G.

Băng tần 2100 MHz (băng n1: 1920-1980MHz UL/2110-2170 MHz DL)

Mặc dù phổ tần số trong băng tần 2100 MHz đã được được sử dụng rộng rãi cho các mạng 3G trên toàn thế giới, bên cạnh đó nó cũng đã được triển khai trong mạng 4G LTE và hơn thế nữa gần đây là mạng 5G. Tổng cộng có 158 nhà khai thác đã và đang đầu tư vào 4G LTE hoặc 5G ở băng tần 2100 MHz, trong đó 98 nhà khai thác đã triển khai hoặc đang triển khai mạng của họ trong băng tần này, 53 nhà khai thác đã có giấy phép hoặc đang lập kế hoạch triển khai mạng và 7 nhà khai thác khác được biết là đã tham gia vào các cuộc thử nghiệm.

Băng tần này cũng đã được nhiều nhà khai thác di động quan tâm để triển khai mạng 5G. Số liệu của GSA cho thấy, hiện đã có 37 nhà khai thác đã và đang đầu tư để triển khai mạng 5G trong băng tần này, trong đó 20 nhà khai thác đã tiến hành triển khai mạng.

Băng tần 2300 MHz (băng n40: 2300-2400 MHz)

Số liệu của GSA cho thấy có 60 nhà khai thác di động ở 40 quốc gia/vùng lãnh thổ trên toàn thế giới đang đầu tư vào băng tần này, trong đó có khoảng 52 nhà khai thác đã triển khai mạng. Hiện tại, việc triển khai mạng 5G trong băng tần này còn rất hạn chế. Theo GSA, chỉ có 04 nhà khai thác đã và đang đầu tư vào băng tần này, trong đó 01 nhà khai thác đã triển khai thương mại, 01 nhà khai thác đã được cấp giấy phép và 02 nhà khai thác còn lại đã tiến hành các cuộc thử nghiệm.

Băng tần 2600 MHz (băng n7: 2500-2570MHz UL/2620-2690 MHz DL; băng n38: 2570 – 2620 MHz và băng n41: 2496 – 2690 MHz)

Băng tần 2600 MHz đã được các nhà khai thác sử dụng rộng rãi trong việc triển khai mạng 4G LTE và đang ngày càng được sử dụng phổ biến cho mạng 5G. Phổ tần số trong băng tần này sử dụng 2 phương pháp song công phổ biến trong các mạng di động, đó là FDD (ghép kênh phân chia theo tần số) và TDD (ghép kênh phân chia theo thời gian), trong đó phương pháp FDD sử dụng băng n7 (2500 MHz – 2570 MHz/2620 MHz – 2690 MHz) còn phương pháp TDD sử dụng các băng n38 (2570 MHz – 2620 MHz) và băng n41 (2496 MHz – 2690 MHz). Ở một số quốc gia/vùng lãnh thổ, chẳng hạn như Hoa Kỳ, sử dụng linh hoạt cả hai phương thức ghép kênh này.

Hiện nay, đoạn băng tần 2500 MHz - 2690 MHz được xem là phổ tần số phù hợp cho việc triển khai mạng 4G LTE hoặc 5G. Theo GSA, đoạn băng tần này đã được ấn định cho các nhà khai thác di động ở ít nhất 108 quốc gia/vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Riêng băng tần 2600 MHz sử dụng phương pháp FDD ở đoạn băng tần n7 có tổng cộng 240 nhà khai thác tại 94 quốc gia/vùng lãnh thổ đã và đang đầu tư vào 4G LTE, trong đó 237 nhà khai thác đã nắm giữ giấy phép, đã triển khai hoặc đang lập kế hoạch để triển khai mạng; 02 nhà khai thác đã tham gia vào các cuộc thử nghiệm và 01 nhà khai thác đã triển khai mạng 5G.

Băng tần 2600 MHz sử dụng phương pháp TDD hiện cũng đã được 108 nhà khai thác đầu tư vào việc triển khai 4G LTE, trong đó có 81 nhà khai thác đầu tư vào băng n38 (2570 MHz – 2620 MHz), 20 nhà khai thác đầu tư vào băng n41 (2496 MHz – 2690 MHz). Bên cạnh đó, băng tần 2600 MHz sử dụng phương pháp TDD cũng đang được các nhà khai thác di động quan tâm để đầu tư vào việc triển khai mạng 5G. Theo báo cáo của GSA, hiện có 17 nhà khai thác đã được xác định là đầu tư vào 5G trong băng tần này, trong đó 16 nhà khai thác sử dụng phổ tần số trong băng n41 và 01 nhà khai thác sử dụng băng n38.

Băng tần 3300–4200 MHz (hay còn gọi là băng tần C)

Trong khi phổ tần số trong băng tần C đang đóng vai trò ngày càng tăng trong các mạng 4G LTE thì nó cũng là lựa chọn hàng đầu của các nhà khai thác di động trong việc triển khai mạng 5G cho đến nay. GSA đã xác định có 264 nhà khai thác ở 70 quốc gia/lãnh thổ nắm giữ giấy phép cho phép họ triển khai mạng 4G LTE hoặc 5G trong băng tần C. Trong số đó, 105 nhà khai thác đang tích cực triển khai hoặc đã ra mắt mạng thương mại 5G sử dụng băng n77 (3400 – 4200 MHz) hoặc n78 (3300 – 3800 MHz).

Băng tần 4400–5000 MHz (băng n79)

Băng tần này không được sử dụng cho mạng 4G LTE nhưng đang được xem xét triển khai 5G tại các thị trường được lựa chọn. GSA xác định có 08 nhà khai thác đã đầu tư vào 5G ở băng tần này, trong đó 01 nhà khai thác đã triển khai thương mại, 04 nhà khai thác đang nắm giữ giấy phép, 01 nhà khai thác đang chạy thử nghiệm và 02 nhà khai thác đang thực hiện các bước thử nghiệm.

2. Băng tần 2G, 3G, 4G, 5G phổ biến tại Việt Nam

Băng tần 2G

Băng tần 2G tại Việt Nam trải từ 900 MHz đến 1800 MHz. Điện thoại hỗ trợ băng tần 900 MHz/1800 MHz sẽ có thể sử dụng được 2G ở Việt Nam.

Băng tần 3G

Băng tần 2100 MHz được các nước trên thế giới sử dụng phổ biến cho các mạng 3G, trong đó có Việt Nam.

Băng tần 4G

Các nhà cung cấp viễn thông di động tại Việt Nam thống nhất chọn băng tần 1800 MHz cho mạng 4G. Tuy nhiên, trong tương lai sẽ có thêm băng tần 2600 MHz sau khi các nhà mạng đã đấu giá băng tần thành công.

Băng tần 5G

Băng tần 2600 MHz ngày càng được sử dụng rộng rãi cho các mạng 5G tại Việt Nam.

Việt Nam hiện đang khai thác 5G ở băng tần sub-6, nghĩa là các dải băng tần thấp hơn 6GHz (6000 MHz). Ngoài ra, băng tầng 5G mmWave đã được cấp phép tại Việt Nam với dải tần từ 24,25 - 27,5 GHz tạo cơ hội cho phép băng tần mmWave tốc độ cao sẽ được sử dụng tại Việt Nam trong tương lai.

Tóm lại, khi mà việc thương mại hóa mạng 5G tiếp tục phát triển và nhu cầu băng thông tiếp tục tăng nhanh trong cả mạng 4G LTE và 5G, cơ quan quản lý viễn thông của các quốc gia trên thế giới vẫn đang tích cực làm việc để giải phóng nhiều hơn nữa phổ tần số cho các nhà khai thác di động.. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ khác đang bắt đầu lên kế hoạch để cấp phép phổ tần số trong băng tần trung cho 5G trong tương lai.

Share:

2024-09-10

Hướng dẫn 02 cách chuyển cuộc gọi MobiFone sang số khác đơn giản, nhanh chóng


Chuyển cuộc gọi MobiFone là một dịch vụ rất cần thiết để duy trì kết nối, không bị ngắt quãng giữa chừng hay bỏ lỡ bất cứ cuộc gọi nào. Chuyển cuộc gọi MobiFone (Call Forward) là dịch vụ cho phép người dùng chuyển tiếp cuộc gọi từ thuê bao này sang thuê bao khác cùng hoặc khác nhà mạng. Như vậy, khi điện thoại hết pin hoặc nằm ngoài vùng phủ sóng vẫn có thể nhờ người khác nhận cuộc gọi giúp.

Share:

Chuyển hướng cuộc gọi – Tất cả nhà mạng

1. Chuyển hướng cuộc gọi là gì?

Chuyển hướng cuộc gọi (Call Forward) là dịch vụ cho phép thuê bao di động đó chuyển hướng cuộc gọi đến cho một số điện thoại khác có thể là thuê bao di động hoặc cố định nội mạng hay ngoại mạng tùy ý.

Một số trường hợp nên thực hiện cài đặt chuyển hướng cuộc đó là: 

- Khi thuê bao đang bận có cuộc gọi đến nhưng chưa thực hiện xong.

- Chuyển hướng cuộc gọi với tất cả số máy khi không muốn nghe bằng số điện thoại hiện tại.

- Chuyển hướng cuộc gọi khi không trả lời khi điện thoại đổ chuông ba lần 15s nếu bạn không trả lời, cuộc gọi chuyển tới số khác.

- Nếu thuê bao chủ động tắt máy không liên lạc được.

- Khi thuê bao nằm ngoài vùng phủ sóng.

Share:

Cảnh báo thủ đoạn lợi dụng tính năng chuyển cuộc gọi để đánh cắp mã OTP

Thời gian gần đây xuất hiện hiện tượng tội phạm lợi dụng tính năng chuyển hướng cuộc gọi (Call Forwarding) của nhà mạng để đánh cắp mã OTP các dịch vụ của người dùng.

Theo cảnh báo, kẻ gian thường giả danh là nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng, ngân hàng, ví điện tử để gọi cho khách hàng hướng dẫn sử dụng dịch vụ hay giải quyết sự cố bất kỳ và yêu cầu người dùng có các thao thác xác nhận trên máy điện thoại.

Share:

2024-03-14

NGHIÊN CỨU TIÊU CHUẨN VÀ CÁC CÔNG CỤ ĐO KIỂM, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG & DỊCH VỤ 4G (LTE / LTE ADVANCE)

1. Phương pháp đo kiểm và đánh giá chất lượng mạng và dịch vụ 4G (LTE/ LTE Advanced)

Thuật ngữ chất lượng dịch vụ QoS (Quality of Service) hiện nay được sử dụng trong các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng dịch vụ viễn thông bao gồm cả chất lượng dịch vụ thông tin di động trong đó có 4G. QoS trong mạng viễn thông nói chung và mạng 4G LTE nói riêng được định nghĩa cụ thể qua các tham số kỹ thuật cơ bản bao gồm:

- Băng thông (Bandwith).

 - Độ trễ (Delay).

- Biến động trễ (Jitter).

- Mất gói (Packet loss).

- Độ sẵn sàng.

- Bảo mật.

Share:

2023-12-09

SỐ ĐIỆN THOẠI ẢO

Có rất nhiều số điện thoại lạ gọi đến thuê bao của người dùng tuy nhiên khi thực hiện tra cứu lại không phải là số của Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào mà là số điện thoại ảo. Vậy số điện thoại ảo là gì? Thuộc quản lý của đơn vị nào? Có thể tìm kiếm các thông tin người gọi được không?

Khi tình trạng lừa đảo qua điện thoại đang được lên tiếng cảnh báo liên hồi thì các đối tượng xấu đã tình nhiều cách thức khác nhau nhằm qua mắt người dùng và cơ quan chức năng. Và tình trạng số điện thoại ảo là một trong những chiêu thức tinh vi đó. Cùng mobifone3g.info tìm hiểu kỹ hơn về các số điện thoại này để tránh gặp phải các tình trạng bị lừa chiếm đoạt tài sản bạn nhé!

Share:

2023-11-22

GSM MODEM và FAKE BTS

1. GSM MODEM

GSM MODEM (hay còn gọi là MODEM SMS) là một loại modem có một hoặc nhiều khe gắn thẻ SIM thuộcmạng GSM như Mobi, Vina, Viettel, Vietnamobile, beeline... GSM modem có thể kết nối với máy tính qua cổng COM (R232), USB (chủ yếu) hoặc Bluetooth. Một khi Modem GSM kết nối với máy tính, sẽ cho phép máy tính giao tiếp với mạng viễn thông di động để thực hiện việc gửi nhận tin nhắn SMS, MMS, truyền tải DATA, FAX, kết nối GPRS và INTERNET….

Hay, nói cách khác, GSM Modem là bộ thiết bị dùng để gửi tin nhắn hàng loạt đến khách hàng (tin nhắn đầu số) nhằm mục đích chăm sóc khách hàng và truyền gửi thông tin nhanh chóng, hiệu quả (ngoài ra, có thể được sử dụng vào một số mục đích trái pháp luật: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy...).

Đây có thể nói là thiết bị gửi tin nhắn đầu số, tin nhắn hàng loạt tốt nhất hiện nay trên thị trường phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như:

·       Gửi tin nhắn đầu số, gửi sms hàng loạt, spam sms

·       Gửi tin nhắn online

·       Kết hợp làm tổng đài

·       Kích hoạt sim, kích hoạt sim hàng loạt

·       Kiểm tra số dư sim

·       Làm hệ thống gửi tin nhắn, thiết bị gửi tin nhắn sms chuyên nghiệp

Share:

2023-10-24

Các mạng di dộng tại Việt Nam hiện nay

Việt Nam hiện nay (03/2024) đang có 10 nhà mạng di động, trong đó có 05 nhà mạng sở hữu hạ tầng và tần số là VNPT, Viettel, MobiFone, Vietnammobile, Gtel (G-mobile) cùng với 05 nhà mạng di động ảo là Đông Dương Telecom (iTelecom), Mobicast Wintel, ASIM, VNSky và FPT Retail. Theo quy định hiện tại, cơ quan quản lý chỉ cấp phép có giới hạn cho các nhà mạng có hạ tầng, còn không giới hạn với các mạng di động ảo. 

Share:

2023-07-14

eSIM là gì? Hiện tại đã phổ biến chưa

eSIM là gì?

eSIM là một loại SIM điện tử, xu hướng sẽ thay thế cho SIM nhỏ bằng nhựa chúng ta vẫn thường dùng trên các thiết bị di động hiện tại, eSIM sẽ được hàn vào bảng mạch của thiết bị khi sản xuất nhưng vẫn có chức năng đầy đủ như thẻ SIM thông thường.

Share:

2022-12-10

Thiết lập cuộc gọi trọng mạng di động (qua ảnh)

             Bình thường, khi thực hiện cuộc gọi từ máy này tới máy kia, chỉ mất một khoảng thời gian 5-10s. Nhưng trong quá trình đó, di động và nhà mạng phải thực hiện các bước như thế nào để thiết lập được kênh thoại. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Share:

Thiết lập cuộc gọi trong mạng di động như thế nào?

Các bản tin báo hiệu trong việc thiết lập một cuộc gọi:

1. Cuộc gọi thuê bao di động gọi thuê bao cố định: 

+ Giả thiết MS hoạt động rỗi và người sử dụng MS muốn thiết lập một cuộc gọi. Thuê bao này sẽ quay tất cả các chữ số của thuê bao B và bắt đầu thủ tục này bằng cách ấn phím "phát" khởi đầu một tin báo " Yêu cầu  kênh" từ MS tới BSS. Điều này được thực hiện bằng việc BSS này chỉ định một kênh  điều khiển riêng (DCCH) và một kênh báo hiệu giữa MS và BSS được thiết lập.

+ Tin báo "Yêu cầu dịch vụ" được gửi tới MSC, và sau đó tiếp tục được chuyển đến VLR. VLR sẽ tiến hành quá trình nhận thực nếu MS trước đây được đăng kí ở VLR này - nếu không phải vậy, VLR sẽ lấy các thông số nhận thực từ HLR.

+ Nhận thực thuê bao (tuỳ chọn) diễn ra bằng cách sử dụng tin báo nhận thực và các thuật toán mật mã và nếu nhận thực thành công thì việc thiết lập cuộc gọi có thể tiếp tục. Nếu mật mã được sử dụng, nó được bắt đầu vào thời gian này.

Share:

Tổng quan về công nghệ WiMAX

WiMAX là công nghệ không dây cung cấp các kết nối băng rộng trên các cự ly xa. WiMAX có thể được sử dụng cho các ứng dụng, bao gồm các kết nối băng rộng chặng cuối (last mile), các điểm nóng (hotspots) và kết nối tốc độ cao cho các khách hàng. WiMAX cung cấp kết nối mạng MAN tại tốc độ tới 70Mb/s và trạm gốc WiMAX có thể phủ sóng trung bình từ 5km đến 10km.

Share:

Tiêu chuẩn mạng di động 4G, thế nào là 4G WIMAX, LTE?

Từ thế hệ mạng 1G tới 4G, nhân loại đã trải qua rất nhiều cuộc cách mạng công nghệ kết nối di động. Mạng 1G thiết lập dịch vụ thoại không dây, trong khi công nghệ 2G cải tiến chất lượng thoại cũng như nâng tầm phủ sóng, cung cấp dịch vụ dữ liệu. Đến mạng 3G đảm nhiệm tối ưu hóa dịch vụ dữ liệu, triển khai dịch vụ băng thông rộng, một bước tiến trong việc kết nối không dây nhanh hơn và tốt hơn. Mạng 4G hiện nay là bước cải tiến của 3G về khả năng phục vụ, tốc độ và trải nghiệm băng thông rộng nói chung.

3G và 4G đều là những công nghệ hỗ trợ kết nối không dây (wireless) thế hệ mới. Nếu cùng một nhà mạng, tốc độ 4G sẽ đương nhiên nhanh hơn 3G. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa mạng 4G của nhà mạng này sẽ luôn nhanh hơn mạng 3G của một nhà mạng khác.

Để đạt chuẩn công nghệ 3G, các nhà mạng phải đảm bảo tốc độ truyền dữ liệu tối thiểu 200 Kbps. Trong khi đó, chuẩn 4G quy định tốc độ tối thiểu nhà mạng phải đảm bảo 100 Mbps với các thiết bị kết nối khi di chuyển, trên tàu hoặc xe hơi và 1 Gbps (Gigabit/giây) với các thiết bị kết nối cố định.

Mạng 4G là gì? Về mặt thuật ngữ, nó là thế hệ thứ 4 của công nghệ viễn thông di động không dây (sau 3G). 4G lí tưởng cho các dịch vụ như gọi điện video HD, truyền dữ liệu trực tuyến, lập bản đồ và chơi game trực tuyến nhờ tốc độ download và upload nhanh chóng. Từ góc độ người dùng, hệ thống 4G cung cấp kết nối Internet đáng tin cậy và tốc độ cao trên các thiết bị điện tử như máy tính bảng, điện thoại thông minh…

Share:

Kiến trúc tổng quan mạng di động 4G LTE

Trong bài viết trước, mình đã trình bày về mạng di động 2G, 3G, 4G và hiện nay, 4G đang phổ biến tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Các trạm BTS của các nhà mạng di động đã phủ sóng 4G rộng khắp Việt Nam và đang thực hiện thí điểm 5G. Sau đây, mình xin đi sâu tìm hiểu về kiến trúc mạng di động 4G LTE.

Đọc thêm:

Cấu trúc mạngdi động 2G, 3G, 4G và 5G

Sự khác biệtgiữa các loại mạng di động 2G, 3G, 4G, 5G – Lịch sử hình thành và phát triển

Tiêu chuẩn mạngdi động 4G, thế nào là 4G WIMAX, LTE

4G-LTE là thế hệ thứ tư của chuẩn UMTS do 3GPP phát triển. UMTS thế hệ thứ ba dựa trên WCDMA đã được triển khai trên toàn thế giới. Để đảm bảo tính cạnh tranh cho hệ thống này trong tương lai, tháng 11/2004 3GPP đã bắt đầu dự án nhằm xác định bước phát triển về lâu dài cho công nghệ di động UMTS với tên gọi Long Term Evolution (LTE). 3GPP đặt ra yêu cầu cao cho LTE, bao gồm giảm chi phí cho mỗi bit thông tin, cung cấp dịch vụ tốt hơn, sử dụng linh hoạt các băng tần hiện có và băng tần mới, đơn giản hóa kiến trúc mạng với các giao tiếp mở và giảm đáng kể năng lượng tiêu thụ ở thiết bị đầu cuối.

Liên minh viễn thông – radio quốc tế (ITU-R) đã giới thiệu một vài yêu cầu kỹ thuật cho một mạng được gọi là "4G". Theo các tiêu chuẩn này, một mạng lưới được gọi là 4G khi và chỉ khi dùng một điện thoại thông minh truy cập được với tốc độ 1 Gbps (khi ngồi hoặc di chuyển chậm) hoặc 100 Mbps khi di chuyển bằng xe hơi hoặc tàu hỏa.  Tuy nhiên, tốc độ các mạng "4G" hiện tại không thể đáp ứng.

1. Kiến trúc tổng quan mạng 4G LTE

Kiến trúc của hệ thống 4G LTE gồm 4 vùng chính: thiết bị người dùng (UE), E-UTRAN, mạng lõi EPC và các vùng dịch vụ.

Share:

2022-12-06

Cuộc gọi chất lượng cao VOLTE là gì? Hỗ trợ những dòng điện thoại nào?

Hiện nay, trên thế giới có hơn 500 nhà mạng cung cấp 4G LTE, tuy nhiên chỉ có khoảng 100 nhà mạng đầu tư triển khai dịch vụ VoLTE, trong đó có nhiều thương hiệu viễn thông lớn như AT&T, T-Mobile, Verizon (Mỹ), China Mobile (Trung Quốc), Reliance Jio, Bharti Airtel (Ấn Độ), Vodafone (Anh),... Nguyên do là dịch vụ VoLTE thường mất vài năm để triển khai và kiểm thử vì hệ thống rất phức tạp và cần sự phối hợp của cả nhà mạng cùng các hãng thiết bị đầu cuối để cập nhật phần mềm tương thích. Vậy cuộc gọi VOLTE là gì? Đã triển khai tại Việt Nam chưa? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

1. Cuộc gọi VoLTE là gì?

VoLTE (Voice over Long-Term EvolutioN) hay còn được gọi là HD Call, Voice HD,... Đây là tiêu chuẩn giao tiếp không dây chất lượng cao của các nhà mạng như Vinaphone, Viettel, MobiFone,... khi sử dụng mạng 4G (sóng 4G, không phải data). VoLTE đem đến cho người dùng những trải nghiệm dịch vụ gọi điện tốt nhất với tốc độ kết nối cực nhanh và âm thanh truyền đến rõ ràng hơn.

Share:

2022-12-05

Cấu trúc mạng di động 2G, 3G, 4G và 5G

1. Cấu trúc mạng 2G GSM

Mạng GSM gồm có 3 thành phần, đó là trạm di động (ME+Sim) cung cấp khả năng liên lạc, hệ  thống trạm gốc (BSC, BTS) điều khiển kết nối vô tuyến với trạm di động và hệ thống chuyển mạch (SS) có chức năng thực hiện chuyển mạch các cuộc gọi giữa các thuê bao di động.

Đọc thêm: Sự khác biệt giữa các loại mạng di động 2G, 3G, 4G, 5G – Lịch sử hình thành và phát triển

Cấu trúc của mạng GSM có thể được chia thành ba phần. Trạm di động (Mobile Station) được người thuê bao mang theo. Hệ thống trạm gốc ( Base Station Subsystem) điều khiển kết nối vô tuyến với trạm di động. Hệ thống mạng (Network Subsystem), với bộ phận chính là Trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động (MSC), thực hiện việc chuyển mạch cuộc gọi giữa các thuê bao di động và giữa các thuê bao di động với thuê bao của mạng cố định. MSC cũng thực hiện các chức năng quản lý di động. Ở đây không vẽ trung tâm vận hành bảo dưỡng (OMC) với chức năng đảm bảo vận hành và thiết lập mạng. Trạm di động và hệ thống trạm gốc giao tiếp thông qua giao diện Um, còn được gọi là giao diện không gian hoặc kết nối vô tuyến. Hệ thống trạm gốc giao tiếp với MSC qua giao diện A.

Share:

2022-12-02

Sự khác biệt giữa các loại mạng di động 2G, 3G, 4G, 5G – Lịch sử hình thành và phát triển

Hệ thống mạng di động ngày càng phát triển với việc sử dụng các công nghệ khác nhau. Ta đã quá quen thuộc với những từ như 2G, 3G, 4G hay độc đáo hơn nữa là 5G. Tuy vậy không thể tránh khỏi những băn khoăn của người dùng về ý nghĩa của những khái niệm trên. Sau đây mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành, quá trình phát triển và sự khác biệt cũng như ưu thế riêng của từng công nghệ này nhé, đặc biệt là 5G, một công nghệ mới trong tương lai gần!

Đi cùng với tiến trình phát triển của điện thoại di động chính là sự thay đổi của công nghệ được sử dụng. Khi GSM (hay còn gọi là 2G) xuất hiện, những chiếc điện thoại dần chứng tỏ được vai trò hoàn hảo của mình hơn trong việc liên lạc. Sau đó dần dần những cải tiến ra đời đem đến cuộc cách mạng “Smart phone” như bây giờ.

Share:

2022-11-03

Tất tần tật về dịch vụ MultiSIM

MultiSIM là dịch vụ mới được Viettel, VinaPhone, MobiFone (trừ Vietnam Mobile chưa triển khai dịch vụ này) triển khai từ khoảng năm 2020 cho phép 01 số điện thoại tạo thêm tối đa 03 sim phụ để dùng trên các máy khác nhau (điện thoại, đồng hồ thông minh, máy tính bảng...).

          Lợi ích của MultiSIM là mọi người chỉ cần 1 Số điện thoại vẫn tạo ra thêm được tối đa 03 SIM phụ để sử dụng được cho 04 thiết bị, thay vì phải mua 4 cái SIM cho 04 máy như trước đây. Vì sử dụng chung tài khoản nên mọi cước phí mà 3 SIM phụ sử dụng sẽ trừ vào SIM chính, kể cả DATA 4G cũng chia sẻ được cho các SIM phụ.

Share:

Bài Đăng Nổi Bật

Những công nghệ thang máy phổ biến hiện nay

Thang máy được phân chia thành rất nhiều loại tuỳ theo mục đích sử dụng, tải trọng, xuất xứ, kích thước,… Hiện nay, cùng với sự phát triển c...

Tổng Số Lượt Xem Trang

Bài Đăng Phổ Biến