Hiển thị các bài đăng có nhãn toi-la-toi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn toi-la-toi. Hiển thị tất cả bài đăng

2024-01-01

Top sự kiện nổi bật Việt Nam 2023

Cùng nhìn lại những sự kiện nổi bật, những thành tựu đáng tự hào trên mọi lĩnh vực của đất nước trong năm qua.

1. Những dấu ấn ngoại giao lịch sử

Chưa năm nào hoạt động đối ngoại được tiến hành ở cấp cao dày đặc như năm 2023. Các lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam đã thực hiện 45 chuyến công du nước ngoài, đón gần 50 chuyến thăm của lãnh đạo các nước đến Việt Nam, trải rộng trên tất cả đối tác, các nước láng giềng, nước lớn, bạn bè truyền thống, những khu vực mà Việt Nam có quan hệ lâu nay, đồng thời đạt được bước đột phá sang cả khu vực mới như Trung Đông, châu Phi, Mỹ Latin.

Share:

2023 – Một năm nhìn lại!

Năm 2023 đi qua, để lại nhiều dấu ấn. Hãy cùng nhìn lại những sự kiện nổi bật trong năm qua và đón năm 2024 với nhiều niềm hi vọng.

2023 – Một năm nhìn lại!

Share:

2023-11-29

Các loại truyền hình hiện nay: Đặc điểm, ưu và nhược điểm để chọn loại tivi phù hợp với gia đình

Các loại truyền hình hiện nay gồm có truyền hình tương tự/ analog, truyền hình số/ digital và truyền hình internet. Bạn có thể tham khảo đặc điểm, ưu và nhược điểm của các loại truyền hình này trong bài viết dưới đây để lựa chọn và sử dụng loại truyền hình phù hợp nhất. Nguồn: Internet.

1. Truyền hình tương tự/analog

Truyền hình tương tự là loại truyền hình có tín hiệu được phát sóng từ đài truyền hình đến các máy thu hình. Sau đó, các máy thu hình sẽ dùng ăng ten thu tín hiệu sóng, giải mã thành hình ảnh, âm thanh tương tự tín hiệu gốc. Đây là loại truyền hình được sử dụng nhiều khi truyền hình mới ra đời và phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ trước, đến nay đã tồn tại được trên 20 năm.

Đặc điểm:

- Mỗi nhà đài có một tần số phát sóng riêng. Hình ảnh và âm thanh được chuyển đổi thành tín hiệu và chuyển phát đi.

- Tín hiệu biến đổi liên tục theo thời gian.

- Tín hiệu hình ảnh ở dải tần tín hiệu video (0-6,5 MHz) được điều chế vào một tần số riêng (sóng mang hình) theo phương thức điều biên lên dải tần tín hiệu truyền hình (45-860 MHz).

- Tín hiệu âm thanh được điều chế vào một tần số riêng (sóng mang tiếng) theo phương thức điều tần.

- Khoảng cách giữa hai sóng là 1 kênh.

- Phạm vi phủ sóng phụ thuộc vào chiều cao, khả năng định hướng của cột anten và công suất máy phát.

Ví dụ: Truyền hình ăng ten truyền thống.

Ưu điểm:

- Giá thành rẻ.

- Không tốn cước phí sử dụng hàng tháng.

- Sử dụng dễ dàng trong phạm vi cả nước.

- Xây dựng nhanh.

Nhược điểm:

- Phạm vi phủ sóng nhỏ, chỉ trong bán kính vài chục kim.

- Phát được ít kênh và không có khả năng cung cấp các dịch vụ gia tăng.

- Độ phân giải thấp.

- Công suất phát sóng lớn nên thời gian dùng của máy phát hạn chế

- Chất lượng sóng không ổn định: Ở nơi có nhiều tòa nhà cao tầng, các hiện tượng phản xạ, hấp thụ, ngăn cản sóng điện từ xảy ra làm cho tín hiệu thu xấu. Khi thời tiết thay đổi, gặp vật cản, các loại sóng khác (radio, điện thoại), tác động từ môi trường (tiếng động cơ xe), tín hiệu sẽ bị nhiễu. Vì thế, chất lượng âm thanh và hình ảnh cũng bị ảnh hưởng.

- Công nghệ truyền hình này không được phát triển trên thế giới nữa: Do công nghệ đã cũ, không đáp ứng được chất lượng, nhu cầu sử dụng và xuất hiện công nghệ mới.

- Trong truyền hình tương tự, tivi sẽ sử dụng ăng ten để bắt sóng từ đài truyền hình và giải mã thành hình ảnh, âm thanh tương tự tín hiệu gốc. Ở Việt Nam hiện nay cũng đã tắt sóng truyền hình analog và không còn sử dụng được nữa.

Share:

2023-03-03

Cột Mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại Lạng Sơn

Các mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc từ 963-1300 nằm trên địa bàn 5 huyện biên giới của tỉnh Lạng Sơn (Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập). Tất cả các cột mốc này đều nằm trong sự quản lý và bảo vệ của các đồn biên phòng đóng tại địa phương, khi muốn tới đây các bạn lưu ý luôn liên hệ để xin phép nhé (trừ các mốc nằm ở các điểm du lịch, trong hoặc sát khu dân cư, nằm ngay mặt đường mà có thể tiếp cận dễ dàng). Ngoài ra, cần tuân thủ các quy định khi vào khu vực biên giới.

Share:

2023-01-01

Top sự kiện nổi bật Việt Nam năm 2022

Năm 2022 đang dần khép lại với nhiều dấu ấn đáng nhớ, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao và du lịch. Sau đây là Top những sự kiện nổi bật Việt Nam năm 2022.

1. Trung ương ban hành Nghị quyết về lĩnh vực kinh tế

Sáng 3/10, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội

Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khoá XIII) họp từ ngày 3-9/10/2022 đã thống nhất nhiều nội dung quan trọng và đã ban hành 1 nghị quyết, 1 kết luận về lĩnh vực kinh tế.

Nghị quyết số 29-NQ/TW nhấn mạnh đến chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kết quả thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam giai đoạn 2011-2020; quan điểm chỉ đạo, mục tiêu tầm nhìn và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết số 29-NQ/TW cũng đã đề ra 10 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu bao phủ những vấn đề lớn từ đổi mới tư duy, nhận thức cho đến hoàn thiện thể chế, chính sách và giải quyết những điểm nghẽn, khắc phục những hạn chế trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời gian qua.

Kết luận số 45-KL/TW được ban hành nhằm xác định rõ mô hình phát triển theo không gian lãnh thổ mang tính kết nối, đồng bộ, thống nhất cao, tạo không gian phát triển và động lực tăng trưởng mới, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững góp phần đạt được các mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Kết luận được ban hành cũng là cơ sở để lập các quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia, là căn cứ để xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công và thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Kết luận cũng đã xác định những, ngành, lĩnh vực cần tập trung ưu tiên, đó là: Hình thành cơ bản bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia; tập trung vào hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng bảo vệ môi trường, thuỷ lợi, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn, gắn với không gian phát triển mới. Phát triển các vùng động lực, cực tăng trưởng quốc gia quan trọng để hình thành các “đầu tàu” lôi cuốn sự phát triển của quốc gia. Hình thành và phát triển các hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam và trục Đông - Tây; kết nối các cảng biển, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thương lớn, các đô thị, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng.

2. Bộ Chính trị ban hành các nghị quyết về phát triển 6 Vùng chiến lược

TP. Hồ Chí Minh đang hướng tới xây dựng đô thị thông minh

Trong năm 2022, lần đầu tiên Bộ Chính trị đã ban hành 6 Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh 6 Vùng chiến lược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, phấn đấu đến năm 2030 nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Đại hội cũng định hướng phát triển Vùng theo hướng: Khai thác tốt hơn và phát huy tốt nhất các lợi thế của mỗi vùng về kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế - chính trị, nguồn nhân lực và tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới...

Cụ thể hoá chủ trương của Đảng, trong năm 2022, lần đầu tiên Bộ Chính trị đã ban hành 6 Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh 6 Vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, gồm: Trung du, miền núi Bắc Bộ; đồng bằng sông Cửu Long; Vùng Tây Nguyên; Vùng Đông Nam Bộ; Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ; và Vùng đồng bằng sông Hồng.

3. Quốc hội ban hành Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

Ngày 10/11/2022, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 68/2022/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

Nghị quyết số 68/2022/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 được Quốc hội thông qua vào ngày 10/11/2022 với 465/466 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Nghị quyết quyết nghị tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và các dịch bệnh mới phát sinh.

Nghị quyết cũng yêu cầu cần đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao năng lực nội tại, tính tự lực, tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của nền kinh tế; quyết tâm thực hiện hiệu quả với nỗ lực cao nhất Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các đột phá chiến lược. Tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là các dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh đối ngoại, hội nhập quốc tế, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thu hút nguồn lực bên ngoài cho phát triển và củng cố, nâng cao uy tín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

4. Tốc độ tăng trưởng GDP vượt mục tiêu đề ra

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 8,02%, vượt chỉ tiêu đề ra

Số liệu do Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/12/2022 cho thấy, ước tính GDP năm 2022 của Việt Nam tăng 8,02% so với năm 2021 - vượt mục tiêu đề ra (6 - 6,5%), đây là mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022.

Kinh tế – xã hội nước ta năm 2022 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những thách thức lớn, biến động nhanh, khó lường và tính bất ổn cao; lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ buộc các quốc gia phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Cạnh tranh chiến lược, địa chính trị giữa các nước lớn, xung đột quân sự giữa Nga và U-crai-na; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, mưa bão, hạn hán… đã làm gia tăng rủi ro đến thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực toàn cầu.

Mặc dù, dự báo gần đây nhất về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 được các tổ chức quốc tế điều chỉnh tăng so với các dự báo đưa ra trong quý III/2022, nhưng đều ở mức thấp hơn so với năm 2021. Tuy nhiên, trong nước, với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo đà hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 mà Nghị quyết Đại hội XIII đã đề ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương theo dõi sát sao tình hình, sự thay đổi chính sách của các nước để kịp thời ban hành các chính sách tiền tệ, tài khóa và các giải pháp vĩ mô phù hợp. Đồng thời triển khai tích cực, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP, Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội.

Nhờ đó, nền kinh tế nước ta phục hồi mạnh mẽ, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo. Môi trường đầu tư kinh doanh cải thiện góp phần tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.

5. Thông qua chủ trương đầu tư nhiều dự án giao thông trọng điểm

Phối cảnh cầu Rạch Miễu 2 khi hoàn thành

Đầu tháng 1/2022, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư 12 dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025 với tổng kinh phí lên tới 146.990 tỷ đồng. Với kế hoạch xây mới 729 km, tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông dài 2.000 km từ Lạng Sơn đến Cà Mau sẽ được hoàn thiện.

12 dự án này có tổng kinh phí lên tới 146.990 tỷ đồng theo hình thức đầu tư công, giải phóng mặt bằng quy mô 6 làn xe, trong đó giai đoạn 1 làm 4 làn xe; riêng đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau có quy mô 4 làn xe. Mục tiêu đặt ra sẽ hoàn thành xây dựng vào năm 2025 để đưa vào khai thác từ năm 2026.

Triển khai chủ trương này của Quốc hội, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã phê duyệt đầu tư 12 dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, đánh dấu chính thức kết thúc giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án, chuyển sang giai đoạn thực hiện. Đến nay, các khâu thiết kế, thẩm tra, báo cáo khả thi, bàn giao mốc giải phóng mặt bằng tất cả 12 dự án thành phần đã hoàn thành.

6. Khánh thành cống thủy lợi lớn nhất Việt Nam

Công trình hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé, tỉnh Kiên Giang

Được mệnh danh là “siêu cống” lớn nhất Việt Nam, hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 đã chính thức khánh thành vào ngày 5/3/2022 tại tỉnh Kiên Giang; vùng hưởng lợi có diện tích tự nhiên lên tới 384.120ha thuộc 5 tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu.

Dự án được xây dựng tại huyện An Biên và Châu Thành (tỉnh Kiên Giang) theo Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long và quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.

Dự án này có tổng vốn đầu tư lên tới hơn 3.300 tỉ đồng, gồm nhiều công trình như các cống Cái Lớn, Cái Bé, Xẻo Rô, đê nối cống Cái Lớn, Cái Bé với quốc lộ 61, 8 cống hở dọc tuyến đê biển An Biên - An Minh, hệ thống quan trắc, giám sát tự động và đặc biệt còn có hợp phần mô hình sinh kế và các hoạt động phi công trình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Trong cụm các công trình này, cống Cái Lớn có quy mô lớn nhất: rộng 455m với 11 cửa (mỗi cửa rộng 40m) và 2 âu thuyền (mỗi âu rộng 15m). Toàn bộ dự án này được khởi công từ tháng 10/2019 và đã hoàn thành cơ bản, đưa vào vận hành từ cuối năm 2021.

Dự án được thực hiện nhằm kiểm soát nguồn nước, tạo điều kiện sản xuất bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệsinh thái ngọt, mặn - lợ, ngọt - lợ luân phiên cho vùng hưởng lợi với diện tích tự nhiên 384.120ha thuộc 5 tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản là 346.241ha. Ngoài ra, cụm công trình này còn kết hợp với tuyến đê Biển Tây tạo thành cụm công trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng chống thiên tai.

7. Năm “dị biệt” của thị trường xăng dầu 

Trong năm 2022, giá xăng có thời điểm vượt 30.000 đồng, tình trạng khan hiếm cục bộ xảy ra tại một số địa phương

Trước tác động từ diễn biến phức tạp trên thị trường dầu mỏ thế giới, năm 2022 được coi là năm “dị biệt” của thị trường xăng dầu Việt Nam, khi trong một số tháng của nửa cuối năm xuất hiện nhiều cây xăng tại nhiều địa phương trong cả nước đồng loạt đóng cửa hoặc bán với số lượng nhỏ.

Về vấn đề này, theo Bộ Công Thương, do nguồn cung xăng, dầu thế giới ngày càng khan hiếm, châu Âu và các nền kinh tế lớn gia tăng hoạt động mua xăng dầu từ các nguồn cung chính là OPEC+ và Nga; tỷ giá ngoại tệ để có thể nhập khẩu được xăng, dầu như USD và Euro liên tục thay đổi theo hướng đều tăng. Bộ Công Thương cho rằng, đây là những khó khăn cho doanh nghiệp nhập khẩu. Ngoài ra, việc tiếp cận vốn ngoại tệ để được bảo lãnh nhập khẩu, hỗ trợ thanh toán của các doanh nghiệp đầu mối và thương nhân phân phối không đáp ứng được điều kiện cho vay và bảo lãnh của các ngân hàng; đó cũng là một nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng “đứt gãy cục bộ” nguồn cung xăng dầu ở một số nơi, nhất là những thành phố lớn tập trung đông dân cư.

Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, quan trọng, nên việc “đứt gãy cục bộ” nguồn cung xăng dầu đã tác động trực tiếp đến ổn định kinh tế vĩ mô và sản xuất, sinh hoạt của doanh nghiệp, người dân ở nhiều địa phương.

8. Kinh tế số tăng trưởng ấn tượng

Doanh thu của ngành kinh tế số năm 2022 ước đạt 148 tỷ USD

Theo Báo cáo thường niên “Nền kinh tế số Đông Nam Á” lần thứ 7 do Google, Temasek và Bain & Company thực hiện và công bố, nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa dự kiến tăng 28%, đạt mức 23 tỷ USD trong năm 2022. Đóng góp cho tốc độ tăng trưởng nhanh này là sự phát triển ấn tượng của thương mại điện tử với mức tăng 26% so với cùng kỳ năm 2021.

Về doanh thu, theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu của ngành kinh tế số năm 2022 ước đạt 148 tỷ USD, tăng hơn 10% so với năm 2021.

Về thương mại điện tử, theo số liệu của Bộ Công Thương, thương mại điện tử của Việt Nam xếp thứ 5 thế giới về tốc độ tăng trưởng, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm, Việt Nam được eMarketer xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới.

9. Tổ chức và thi đấu thành công tại SEA Games 31

Mặc dù quá trình chuẩn bị và tổ chức SEA Games 31 diễn ra trong giai đoạn gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cũng như tình hình thế giới biến động phức tạp, song với nỗ lực không ngừng và sự phối hợp đồng bộ, trên tinh thần trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương liên quan, Việt Nam đã hoàn thành công tác chuẩn bị, tổ chức SEA Games 31 trong một thời gian ngắn, trên tinh thần triệt để tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo sự trọng thị, chu đáo, phù hợp với quy định, thông lệ quốc tế,được bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Đặc biệt tại Đại hội này, đoàn Thể thao Việt Nam thi đấu thành công, đứng thứ nhất toàn đoàn, với tổng số 446 huy chương các loại, phá nhiều kỷ lục của Đại hội ở các môn Bơi, Điền kinh, Cử tạ, đặc biệt đã bảo vệ thành công huy chương vàng SEA Games của môn Bóng đá nam và huy chương vàng SEA Games lần thứ 7 của đội tuyển bóng đá nữ.

10. Lần đầu tiên Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam tham dự World Cup 2023

Năm 2022 những cô gái "Kim cương"  trong đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đã hoàn thành giấc mơ World Cup cho bóng đá nữ nước nhà.

Ngoài việc bảo vệ thành công tấm HCV tại SEA Games 31, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam còn gây được tiếng vang lớn khi lần đầu tiên trong lịch sử giành tấm vé chính thức tham dự Vòng chung kết World Cup 2023. Đây là chiến tích lịch sử của tuyển nữ Việt Nam, sau biết bao cố gắng, nỗ lực. “Những cô gái kim cương” đã hoàn thành giấc mơ World Cup cho bóng đá nữ nước nhà.

11. Du lịch nội địa phục hồi mạnh mẽ, đạt 110 triệu lượt khách năm 2022

Khách du lịch chinh phục đỉnh Fansipan.

Năm 2022, ngành Du lịch Việt Nam và toàn cầu tiếp tục bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Việt Nam chính thức mở cửa du lịch từ 15/3/2022, mặc dù du lịch quốc tế vẫn còn chưa được như mong muốn nhưng vượt qua mọi khó khăn thách thức, du lịch nội địa lại phục hồi mạnh mẽ, đạt trên 100 triệu lượt khách, vượt qua tất cả các dự báo, tăng hơn gấp rưỡi so với mục tiêu đặt ra là 60 triệu lượt khách, vượt xa con số 85 triệu lượt khách nội địa năm 2019 (khi chưa xảy ra đại dịch). Sự tăng trưởng thần kỳ của thị trường du lịch nội địa sau dịch COVID-19 là một điểm sáng, cứu cánh cho toàn ngành, khẳng định vai trò của thị trường này đối với sự phát triển chung của ngành Du lịch trong bối cảnh du lịch quốc tế còn gặp nhiều khó khăn ở phạm vi toàn cầu.

12. Thành tựu nổi bật trên mặt trận đối ngoại

2022 là năm nhộn nhịp của đối ngoại Việt Nam, sau hai năm bị gián đoạn hoặc phải chuyển sang hình thức trực tuyến vì COVID-19. Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào cuối tháng 10, khi Trung Quốc vừa tổ chức thành công Đại hội Đảng XX có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Singapore, Hàn Quốc, Indonesia, dự Cấp cao APEC. Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Mỹ, Campuchia, châu Âu, dự Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Lào, Philippines, Úc và New Zealand… tiếp tục củng cố vị thế và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.

Ở chiều ngược lại, nhiều lãnh đạo và đoàn cấp cao của các nước và đối tác từ các khu vực khác nhau đã đến Việt Nam trong năm nay, như Nhật Bản, Úc, Malaysia, New Zealand, Ấn Độ, Đức, Nigeria, Singapore, Uganda… cùng Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Gueterres. Bên cạnh đó là các cuộc tiếp xúc bên lề hội nghị cấp cao đa phương khu vực và thế giới.

Điểm nhấn hoạt động đối ngoại của Việt Nam năm 2022 là tập trung tranh thủ nguồn lực cho phục hồi và phát triển, trong đó có việc kết nối lại giao thương và các chuỗi cung ứng; tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc hơn các mối quan hệ với các nước, thực hiện những nhiệm vụ đối ngoại đề ra tại Đại hội Đảng XIII.

13. Khống chế hiệu quả đại dịch COVID-19

Đây được coi là thành công ấn tượng nhất trong năm 2022 của toàn dân và hệ thống chính trị nói chung, ngành Y nói riêng. Tháng 10 năm 2021 Chính phủ xác định chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” với mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới.

Lúc này với điều kiện đã mở cửa, cho phép du lịch, hàng không, học trực tiếp... trở lại, số mắc mới gia tăng. Tháng 3/2022 là thời điểm cả nước liên tục ghi nhận hàng chục ngàn ca mắc COVID-19 mới mỗi ngày. Cùng với đó các bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 đều quá tải, chỉ tiếp nhận ca bệnh rất nặng, số ca tử vong tăng liên tục.

Nhưng bằng kinh nghiệm chống dịch trong thời gian dài cộng với tỉ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cao và hiệu quả, biến chủng mới làm ca mắc tăng nhanh nhưng tỉ lệ ca nặng giảm đã giúp khống chế dịch một cách tốt nhất. Hiện nay số mắc mới COVID-19 dao động trên dưới 200 ca/ngày, số ca tử vong thấp, cuộc sống hoàn toàn trở lại bình thường.

Tuy nhiên, sau những tháng ngày chống COVID-19 khốc liệt chưa từng có, ngành y tế năm 2022 ngổn ngang khó khăn, thách thức. Nổi cộm là vấn đề thiếu thuốc, vật tư. Số liệu thống kê giữa năm cho thấy, 82% cơ sở y tế và 57% bệnh viện trung ương thiếu thuốc. Vật tư tiêu hao, hóa chất…

14. Ðổ vỡ trái phiếu, bất động sản đóng băng, đứt gãy nguồn cung xăng dầu

2022 là năm đầy biến động của kinh tế Việt Nam khi những vấn đề nội tại phát sinh kéo theo sự ‘đứt gãy’ của nhiều lĩnh vực. Lĩnh vực bất động sản đối mặt hàng loạt khó khăn xuất phát từ việc thị trường đóng băng trong bối cảnh ngân hàng siết tín dụng, nguốn vồn từ phát hành trái phiếu bị tắc, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn như FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát vướng vòng lao lý. Điểm bất thường, dù đối mặt khó khăn, giá bất động sản lại tăng bất thường trong năm 2022 với mức tăng 30% so với năm 2021 và 50% so với 2019, có phân khúc tăng đến 100%.

Chứng khoán Việt Nam cũng trải qua năm 2022 đầy sóng gió khi VN-Index giảm khoảng 30% so với cuối năm 2021, có lúc chạm đáy 874 điểm. Thanh khoản cũng giảm mạnh, chứng khoán trong nước nhiều lần là thị trường có chỉ số đại diện đội sổ trên bảng xếp hạng toàn cầu. Nhiều cổ phiếu chia 2-3 lần thị giá từ đỉnh xuất phát từ các thông tin tiêu cực về thao túng thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp.

Tình trạng lộn xộn trong cấp phép, kinh doanh xăng dầu cũng bộc lộ những yếu điểm gây tác động lớn đến đời sống người dân và hoạt động của doanh nghiệp trên toàn quốc khi tình trạng đứt gãy nguồn cung kéo dài trong nhiều tháng liên tiếp ở các tỉnh, thành phố.

15. Chống tham nhũng, tiêu cực đi vào chiều sâu, nhiều quan chức cấp cao, đại gia “dính” đại án

Năm 2022, việc có hàng chục quan chức cấp cao, đại gia đã bị khởi tố, truy tố, đưa ra xét xử trong các vụ đại án về kinh tế, tham nhũng cho thấy sự quyết tâm chống ‘giặc nội xâm’ của cả hệ thống chính trị.

Đại án Việt Á: Cơ quan điều tra (CQĐT) khởi tố bắt tạm giam ông Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Y tế); ông Chu Ngọc Anh (cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cựu Bộ trưởng Bộ KH&CN); Phạm Công Tạc (cựu Thứ trưởng Bộ KH&CN); ông Phạm Xuân Thăng (cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương); ông Nguyễn Văn Trịnh, Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về các tội danh: “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”; “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Vụ án “Chuyến bay giải cứu”: CQĐT đã khởi tố tổng cộng 32 bị can trong vụ này. Trong đó, ông Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và ông Nguyễn Quang Linh, Trợ lý Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ bị khởi tố, tạm giam về tội "Nhận hối lộ".

Vụ án Chủ tịch FLC, Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát liên quan chứng khoán, bất động sản và trái phiếu. Ngày 29/3/2022, Cơ quan CSĐT khởi tố bị can với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, để điều tra tội thao túng thị trường chứng khoán, thu lợi bất chính 530 tỷ đồng.

Ông Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Hoàng Minh) và 6 người khác bị khởi tố. Tài sản mà họ đã chiếm đoạt trái phép khoảng 8.000 tỷ đồng.

Ngày 7/10, bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 3 đồng phạm bị khởi tố để điều tra vì có hành vi gian dối trong phát hành, mua bán trái phiếu, chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của dân.

* Sáng 21/12, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 36 bị cáo trong vụ án xảy ra tại BV Đa khoa tỉnh Đồng Nai và Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC). Loạt quan chức tỉnh Đồng Nai và AIC phải hầu tòa.

16. Mạnh tay “quét rác phát ngôn” trên mạng xã hội

Năm 2022, nhiều người nổi tiếng đã bị xử phạt, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự vì có bình luận, phát ngôn không chuẩn mực, xúc phạm danh dự nhân phẩm, uy tín của tổ chức cá nhân trên mạng xã hội. Điển hình, việc bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân", theo Điều 331 Bộ luật hình sự. Ba người giúp sức cho bà Phương Hằng thực hiện các buổi livestream có phát ngôn về chuyện bí mật đời tư, cũng như nội dung gây ảnh hưởng uy tín, danh dự của nhiều nghệ sĩ cũng bị tạm giam.

Vào đầu tháng 9/2022, N.T.T.L - một nữ streamer nổi tiếng đã bị Công an tỉnh Thái Bình xử phạt 10 triệu đồng vì phát ngôn "vạ miệng", xúc phạm đến uy tín, hình ảnh của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, với ngôn từ kỳ thị đối với người bị hói tóc.

Việc mạnh tay “quét rác phát ngôn” trên mạng xã hội của cơ quan chức năng là hồi chuông cảnh tỉnh đối với người dùng mạng xã hội trước lằn ranh “tự do ngôn luận” và hành vi vi phạm pháp luật.

Share:

2022-12-31

Top sự kiện nổi bật thế giới năm 2022

Năm 2022 là một năm có nhiều biến động trên thế giới khi có nhiều sự kiện quan trọng diễn ra. Xung đột tại Ukraine gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, kéo lạm phát nhiều nơi lên mức cao kỷ lục, buộc các Ngân hàng Trung ương ồ ạt nâng lãi suất và đẩy nền kinh tế đến bờ vực suy thoái... là những sự kiện thế giới nổi bật năm 2022.

1. Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine

Share:

2022-11-17

Vận động lưỡi - Phương pháp dưỡng sinh mới

Theo quan niệm Đông y, lưỡi có quan hệ mật thiết với các nội tạng trong cơ thể. Cách chẩn bệnh qua lưỡi của Đông y, chính là thông qua việc quan sát sự thay đổi của các bộ phận trên lưỡi để biết được bệnh của các nội tạng tương ứng trong cơ thể.

Do đó, vận động lưỡi thường xuyên, có thể tăng cường chức năng của các nội tạng trong cơ thể, hỗ trợ việc tiêu hoá, tăng cường thể lực, chống lão hoá.

Share:

2022-11-06

Tháp nhu cầu của Maslow: Nhu cầu của con người!

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Thuyết nhu cầu Maslow là lý thuyết về sự thỏa mãn phổ biến nhất do nhà tâm lý học Abraham Maslow hình thành và phát triển. Lý thuyết này cho rằng con người được động viên bởi nhiều nhu cầu khác nhau và các nhu cầu này được sắp xếp theo thứ bậc từ thấp đến cao. 5 mức nhu cầu của tháp Maslow là:

·        Nhu cầu sinh lý.

·        Nhu cầu an toàn.

·        Nhu cầu xã hội.

·        Nhu cầu được tôn trọng.

·        Nhu cầu tự thể hiện.

Nhu cầu của con người dưới góc nhìn của Maslow đang được hiểu thế nào?

Theo giáo sư Douglas Kenrick của trường Đại học Arizona, chiếc tháp Maslow có sức hấp dẫn và dễ thẩm thấu đến vậy là vì bộ não của chúng ta ưa thích sự đơn giản. Ta thích những lối tắt để hiểu thế giới phức tạp. Nhất là khi lý thuyết của Maslow có thể dễ dàng quan sát ở cuộc sống xung quanh.

Điển hình là quá trình phát triển của một đứa trẻ. Khi còn sơ sinh, chúng cần được đảm bảo các nhu cầu thiết yếu như ăn no, uống đủ, ngủ say, mặc ấm. Đến tuổi đi nhà trẻ, chúng bắt đầu quan tâm đến việc kết bạn, biết ghen tị, sợ không được yêu thương. Lớn hơn thêm chút nữa, trẻ có thể để ý đến sự khác biệt về địa vị gia đình mình với gia đình của bạn bè, hay khó chịu khi không được bày tỏ, lắng nghe ý kiến.

Trong quản trị nhân sự, chiếc tháp Maslow được hiểu thành các công ty trước hết phải đáp ứng nhu cầu thiết yếu (ăn, mặc, ở, đi lại) của nhân viên bằng chế độ lương thưởng, đồng phục, ký túc xá nhân viên, xe đưa đón. Sau đó, họ cần nghĩ đến việc đáp ứng nhu cầu gắn kết tập thể, bằng chế độ hiếu hỉ, tổ chức sinh nhật,... Tiếp đó, công ty sẽ thể hiện mối quan tâm đến nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu thể hiện mình của nhân viên qua việc xây dựng cơ chế thăng chức, tăng lương.

Share:

2022-11-01

Xây kho dữ liệu trên mây và tư duy Ngắn hạn - Dài hạn

Bài viết của anh Dương Ngọc Thái, đăng trên vnhacker.blogspot.com 

Tôi nghĩ đằng sau tư duy của Amazon và Snowflake là hai chiến lược kinh doanh rất khác nhau. Để hiểu rõ hơn về hai chiến lược kinh doanh này, mời mọi người xem bài Strategy Letter I: Ben and Jerry’s vs. Amazon của Joel Spolsky. Nhắc đến Joel chắc ít người biết, nhưng chắc ai cũng biết StackOverflow. Joel là founder và CEO của StackOverflow. Ông ấy còn là một trong những kỹ sư đầu tiên tạo ra Microsoft Excel.


Tôi thích đọc blog của ổng, còn mua cả sách về đọc. Hồi xưa lúc ở Việt Nam và bây giờ cũng vậy, tôi ước có cơ hội được làm việc với ông Joel. Sau này khi mở công ty riêng, tôi sẽ làm theo mô hình của Joel: chỉ tuyển người giỏi nhất và đối xử với họ và khách hàng thật tốt. Thực tập sinh phỏng vấn với công ty của Joel được cho đi máy bay business class, ở khách sạn 5 sao, có phòng làm việc riêng với đầy đủ trang thiết bị tốt nhất và đương nhiên là trả lương hậu hĩnh.

Nhân anh Khải nhắc đến Google Cloud, tôi cũng muốn chia sẻ đôi chút. Google chậm hơn Amazon vì nhận định sai lầm của giới lãnh đạo rằng cloud là cuộc chiến về giá. Họ nghĩ rằng cloud của Amazon chỉ gói gọn trong S3 và EC2 thôi, chứ chẳng có gì khác hết. Cách đây 10 năm, tôi cũng đã nghĩ như vậy (xem bài này là cloud computing -- hồi xưa mình không biết gì mà phán cứ như đúng rồi).

Mãi gần đây giới lãnh đạo Google mới nhận ra sai lầm. Các bố các mẹ mở miệng ra là tầm nhìn, là chiến lược, nhưng thật ra chẳng mấy ai dự đoán được trào lưu và xu hướng phát triển của thế giới. Google nổi tiếng ra quyết định bằng dữ liệu, nhưng khi không có dữ liệu thì cũng phải đoán bừa hoặc làm theo đối thủ.

Cái hay của Google là văn hóa sửa lỗi, chứ không đổ lỗi. Sai thì cùng nhau làm lại cho đúng, chứ không quy trách nhiệm cá nhân. Với sự đầu tư lớn, lợi thế về AI và developer productivity cùng tiềm năng cực lớn của thị trường, tôi có nhiều kỳ vọng cloud computing sẽ thay thế quảng cáo, trở thành đầu tàu kéo công ty tăng trưởng.

---

Đây là hai cách tư duy trái ngược nhau trong việc xây dựng hệ thống cloud data warehouse của AWS Redshift, team cũ của tôi, và Snowflake, startup đình đám nhất về database, hiện đang được định giá 3.5 tỉ USD (mới tăng từ 1.5 tỉ từ vòng gọi vốn 9 tháng trước đây). Tôi thấy cả hai đều rất thành công, nhưng các bạn thử đoán trước xem ai ngắn hạn, ai dài hạn rồi kiểm tra ở phần dưới xem đúng không nhé.

Trước tiên là hiểu qua các khái niệm cơ bản đã.

Kho dữ liệu (data warehouse)


Các hệ thống cơ sở dữ liệu thường được phân thành hai loại: một là loại để tương tác hàng ngày với khác hàng, thao tác viên, thực hiện các giao dịch, hai là loại dùng để tổng hợp, phân tích dự liệu. Trong khi loại một chỉ yêu cầu các tính toán đơn giản nhưng cần nhanh gọn và xử lý được nhiều thao tác cùng lúc thì loại hai không cần xử lý nhiều thao tác nhưng các thao tác thường yêu cầu các tính toán phức tạp trên một lượng dữ liệu lớn. Kho dự liệu là hệ thống thuộc loại thứ hai.

Điện toán đám mây (cloud computing)


Khái niệm này chắc nghe nhiều đến phát chán rồi nhỉ? Tạm quên chuyện kéo mây đi, khi nói đến đến cloud, bạn chỉ cần nhớ hai từ này là đủ: rẻ và tiện. Cả hai đặc tính này đều đến từ một đặc tính chung là economies of scale: cái gì làm càng lớn, càng nhiều thì càng rẻ, càng tiện lợi.

Để hiểu về ưu điểm của cloud thì người ta hay so sánh với quá trình sản xuất và sử dụng điện. Bây giờ thử hình dung để có điện thắp sáng, xem tivi, chạy tủ lạnh... trong nhà thì bạn có hai lựa chọn: một là mua một cái máy phát về nhà rồi tự vận hành và sản xuất điện, hai là bạn chỉ cần nối dây điện nhà mình với mạng lưới điện có sẵn, được sản xuất từ một nhà máy phát điện khổng lồ nào đó. Cách nào rẻ và tiện hơn thì khỏi phải bàn. Trong chuyện tính toán thì việc tự mua máy chủ, làm trung tâm dữ liệu là cách một, còn dùng cloud là cách hai. Đơn giản vậy thôi.

Bây giờ tôi muốn nói về vòng xoáy về quan hệ giữa quy mô, giá cả, và các tính năng khi cung cấp các dịch vụ cloud. Khi quy mô càng lớn thì chi phí vận hành và chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển các tính năng mới trên một đơn vị tính toán sẽ giảm theo. Giá thành giảm và nhiều tính năng mới sẽ kéo theo nhiều người dùng hơn, công ty thu được nhiều lợi nhuận hơn và họ dùng tiền đó để tiếp tục tăng quy mô và các tính năng. Vì tiềm năng của thị trường rất lớn, còn rất xa mới đến mức bão hoà nên các công ty cung cấp dịch vụ cloud phồng lên nhanh chóng, tăng trưởng cho cloud liên tục 50-100% một năm là chuyện bình thường. (mây to như thế thì khó kéo lắm đấy nhé!)

Miếng bánh béo bở như vậy ai mà chả muốn, nhưng để có thể nhảy được vào vòng xoáy này thì cần hai yếu tố: một là phải nhảy vào đủ sớm, hai là phải có đủ tiềm lực cả về tài chính lẫn hạ tầng tính toán. Thiếu một trong hai là không đủ sức mà cạnh tranh. Như Rackspace là một công ty cung cấp dịch vụ hạ tầng cloud từ khá sớm, nhưng sau không đủ sức mà đua với các đại gia nên không thể phát triển được. Facebook thì hạ tầng tính toán và tiềm lực tài chính bây giờ đều rất mạnh, nhưng tiếc là đã quá chậm chân rồi.

Theo xu hướng hiện tại thì cuối cùng chỉ còn lại thế chân vạc giữa ba công ty:
  • Amazon: Người tiên phong về cloud, có ưu thế của người đi trước, xoáy được vài vòng rồi đối thủ mới nhảy vào. Thê nên họ là market leader, chiếm phần lớn của miếng bánh.
  • Microsoft: Chậm chân hơn Amazon một chút, nhưng có ưu thế về kinh nghiệm làm việc với các khách hàng doanh nghiệp.
  • Google: Vừa chậm lại vừa thiếu kinh nghiệm làm việc với khách hàng doanh nghiệp, nhưng Google có hạ tầng tính toán cực tốt.

Tại sao lại cần data warehouse trên cloud

Share:

2022-10-30

Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Hỡi thanh niên, hãy bán cho tôi một năm tuổi trẻ, tôi sẽ trả cho bạn một tỉ đô xanh”

Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng phát biểu về giá trị của tuổi trẻ, đừng bán rẻ tuổi trẻ – cái tuổi quý giá nhất đời người.



Để phát triển giàu mạnh như bây giờ, dưới thời Lý Quang Diệu tới nay, chính phủ Singapore được xây dựng từ ba nguyên tắc cơ bản: Trọng dụng nhân tài, Thực dụng và Trung thực. Không bàn đến câu chuyện thành công của bậc vĩ nhân này và đảo quốc giàu có Singapore, nhưng bài học từ cơ chế này rất đáng để áp dụng cho mô hình quản trị và phát triển ở Việt Nam.

Share:

2022-10-29

Sống là phải học, còn trẻ thì đừng bao giờ nói "tôi không biết"

Khi còn trẻ, làm một điều gì đó khó khăn và bạn từ bỏ, sau này bạn sẽ phải hối hận vì không làm nó và chỉ còn biết nói "tôi không biết" mà thôi.

Sống là phải học, còn trẻ thì đừng bao giờ nói "tôi không biết"

Cái gì bạn không biết, vậy bạn hãy học. Bạn vẫn còn trẻ, dựa vào đâu mà nói “Tôi không biết”.

15 tuổi nghĩ rằng bơi lội khó nên không học bơi, đến năm 18 tuổi bạn găp một người bạn thích rủ bạn đi bơi, bạn chỉ có thể nói “ mình không biết bơi”.

18 tuổi cảm thấy học tiếng anh khó nên không học, đến năm 28 tuổi có một công việc tuyệt vời nhưng đòi hỏi phải có tiếng anh, bạn lúc này cũng chỉ có thể nói “tôi không biết tiếng anh”.

Có những việc ban đầu bạn càng cảm thấy rắc rối , bạn càng lười học thì về sau bạn càng dễ bỏ lỡ nhiều cơ hội cho bản thân. 
Share:

Bài Đăng Nổi Bật

Những công nghệ thang máy phổ biến hiện nay

Thang máy được phân chia thành rất nhiều loại tuỳ theo mục đích sử dụng, tải trọng, xuất xứ, kích thước,… Hiện nay, cùng với sự phát triển c...

Tổng Số Lượt Xem Trang

Bài Đăng Phổ Biến