Hiển thị các bài đăng có nhãn ky-nang-giao-tiep. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ky-nang-giao-tiep. Hiển thị tất cả bài đăng

2022-10-30

Tháp thành công

 

Bài viết của anh Dương Ngọc Thái - Đăng trên vnhacker.blogspot.com


Seth Godin chỉ ra rằng cái tháp thành công của bất kỳ việc gì ở đời trông như thế này:

1. Thái độ
2. Cách tiếp cận
3. Mục tiêu
4. Chiến lược
5. Chiến thuật
6. Thực hiện


Càng đi xuống dưới càng kém quan trọng. Vậy mà chúng ta hầu như chỉ quan tâm vào bước cuối cùng, cũng là bước kém quan trọng nhất.

Các bạn học sinh sinh viên email cho tôi hỏi rất nhiều về việc nên học lập trình ngôn ngữ nào, đọc sách nào, nên xài Windows hay Linux, lấy chứng chỉ gì, có nên thi vào đại học đó hay không, v.v. Những việc đó không phải là không cần phải nghĩ đến, nhưng tôi luôn muốn giải thích rằng trước tiên phải xác định được mục tiêu của mình là gì đã. Học để có việc làm, học để có kiến thức, học vì yêu thích say mê, học để đi cùng thế giới, v.v. mỗi mục tiêu khác nhau sẽ dẫn đến một cách học khác nhau và từ đó dẫn đến những cuốn sách khác nhau.
Share:

Dù có làm việc ở đâu, thì cũng hãy nhớ những nguyên tắc này

 Bài viết của MC, nhà báo Lại Văn Sâm - Đăng trên www.facebook.com/LaiVanSamFanpage


Dù có làm việc ở đâu, thì cũng hãy nhớ những nguyên tắc này:


Nguyên tắc 1: Công việc không nuôi người nhàn hạ, tập thể không nuôi những kẻ lười.

Nguyên tắc 2: Vào một đơn vị làm việc, đừng chỉ chăm chăm vào việc kiếm tiền, trước tiên hãy học sao cho mình đáng tiền.

Nguyên tắc 3: Không có ngành nào là dễ kiếm tiền cả.

Nguyên tắc 4: Làm việc, không có nơi nào là thuận lợi cả, ức chế bực dọc là chuyện bình thường.

Nguyên tắc 5:

  • Không kiếm được tiền, thì kiếm được kiến thức.
  • Không kiếm được kiến thức thì kiếm được kinh nghiệm.
  • Không kiếm được kinh nghiệm, thì kiếm được trải nghiệm.
  • Khi kiếm được những thứ trên rồi, thì không sợ không kiếm được tiền.
Nguyên tắc 6: Chỉ khi thay đổi thái độ của bản thân, ta mới có thể thay đổi được chỗ đứng của mình trong xã hội. Chỉ khi thay đổi thái độ làm việc của bản thân, ta mới có được vị trí cao trong nghề nghiệp.

Nguyên tắc 7: Nguyên nhân khiến con người ta cảm thấy mơ hồ chỉ có một. Đó chính là trong những năm tháng mà đáng ra ta nên phấn đấu, nên làm việc chăm chỉ thì ta lại nghĩ quá nhiều, nhưng lại làm quá ít!

Hãy luôn nhớ: Làm việc bằng cái tâm!

Không có ai vừa sinh ra đã có thể đảm nhiệm được việc quan trọng, mà bất cứ ai cũng đều bắt đầu từ những việc giản đơn, bình thường nhất. Hôm nay bạn dán lên mình một cái mác thế nào, có lẽ sẽ quyết định liệu ngày mai bạn có giữ được vai trò quan trọng hay không. Mức độ để tâm, lo lắng cho công việc ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc, bất kỳ một công ty nào cũng đều rất cần những nhân viên tích cực, có trách nhiệm và chủ động trong công việc.
Những nhân viên xuất sắc không bao giờ là người bị động, đợi người khác sắp xếp công việc cho mình, mà họ luôn là người chủ động tìm hiểu việc mà mình nên làm, rồi dốc hết sức để hoàn thành tốt công việc ấy.
Mười loại người không bao giờ có được lương cao, cũng không đáng để bồi dưỡng:

1. Người muốn nghỉ cả thứ bảy và chủ nhật.
2. Người muốn đi làm lúc chín giờ sáng và tan làm lúc năm giờ chiều.
3. Người muốn sống dựa vào lương cơ bản.
4. Người không có chí tiến thủ.
5. Người không có tư duy chạy đua với thời gian.
6. Người làm việc gì cũng chậm chạp.
7. Người không có nhân phẩm.
8. Người không dám chịu trách nhiệm.
9. Người luôn cảm thấy sản phẩm của mình quá đắt.
10. Người luôn trách móc công ty.

Nhậm Chính Phi, người sáng lập ra công ty HuaWei đã từng nói: Có rất nhiều người hỏi tôi rằng, công ty có nghỉ cả thứ bảy và chủ nhật không? Có cần tăng ca không? Khi ấy tôi chỉ cười mà không nói gì, khách sáo mời họ ra khỏi công ty. Đã muốn nhàn rỗi, sao còn đi làm? Ở nhà luôn có phải là được nghỉ cả tuần rồi không?
Là người, nếu không tranh thủ cố gắng khi còn trẻ, thế thì bạn có tuổi thanh xuân để làm gì? Người ta đều nói tuổi trẻ chính là vốn, tôi muốn bổ sung thêm là, chỉ khi phấn đấu, vốn liếng của bạn mới có giá trị, chỉ khi liều mạng, tuổi trẻ của bạn mới đáng để bạn tự hào.

Dù có làm việc ở đâu, thì cũng hãy nhớ những nguyên tắc này
Share:

2022-10-29

Sống là phải học, còn trẻ thì đừng bao giờ nói "tôi không biết"

Khi còn trẻ, làm một điều gì đó khó khăn và bạn từ bỏ, sau này bạn sẽ phải hối hận vì không làm nó và chỉ còn biết nói "tôi không biết" mà thôi.

Sống là phải học, còn trẻ thì đừng bao giờ nói "tôi không biết"

Cái gì bạn không biết, vậy bạn hãy học. Bạn vẫn còn trẻ, dựa vào đâu mà nói “Tôi không biết”.

15 tuổi nghĩ rằng bơi lội khó nên không học bơi, đến năm 18 tuổi bạn găp một người bạn thích rủ bạn đi bơi, bạn chỉ có thể nói “ mình không biết bơi”.

18 tuổi cảm thấy học tiếng anh khó nên không học, đến năm 28 tuổi có một công việc tuyệt vời nhưng đòi hỏi phải có tiếng anh, bạn lúc này cũng chỉ có thể nói “tôi không biết tiếng anh”.

Có những việc ban đầu bạn càng cảm thấy rắc rối , bạn càng lười học thì về sau bạn càng dễ bỏ lỡ nhiều cơ hội cho bản thân. 
Share:

2022-10-07

Làm thuê và làm chủ, quan niệm?

Bài viết hay, đăng trên vnhacker.blogspot.com, chia sẻ mọi người

Bà chủ một doanh nghiệp đăng đàn trên VNExpress viết rằng:

Đã vậy, sau khi cứng cáp một chút, nhiều bạn ngay lập tức ngó nghiêng, nhảy việc. Thực tế đó khiến nhiều doanh nghiệp rất ngại tuyển sinh viên mới ra trường mà luôn yêu cầu tối thiểu vài năm kinh nghiệm. Nó cũng gây ấn tượng không đẹp đến hình ảnh, uy tín, chất lượng của lao động Việt Nam trong con mắt nhà tuyển dụng nước ngoài.

Tôi có cảm giác bà chủ doanh nghiệp này nghĩ rằng thuê sinh viên mới ra trường là ban ơn cho họ, nên sinh viên cứng cáp rồi bỏ đi là đồ vong ơn. Mối quan hệ giữa nhân viên với công ty là một hợp đồng làm ăn, thuận mua vừa bán, chẳng có ơn nghĩa gì ở đây cả. Nếu người làm chủ cảm thấy ban phát ơn huệ khi thuê một ai đó, tức là họ đã thuê nhầm người. Nếu người làm thuê không muốn ra đi vì cảm thấy phải trả ơn, tức là họ đã ở nhầm chỗ.

Nếu là chủ, khi nhân viên không thấy hạnh phúc, muốn ra đi, tôi sẽ làm hết sức để họ hạnh phúc, giữ họ ở lại. Tôi sẽ tạo ra dự án thú vị, đào tạo, huấn luyện, tạo điều kiện để nhân viên thăng tiến về chuyên môn, có một sự nghiệp, trở thành một phần của một cái gì đó lớn hơn và đương nhiên tôi sẽ tăng lương thưởng. Nếu sau khi đã làm tất cả, nhân viên vẫn muốn ra đi, tôi sẽ cảm ơn và viết cho họ một thư giới thiệu. Trách nhân viên không chuyên nghiệp, nhưng liệu bà chủ có chuyên nghiệp hay chưa?

Người làm chủ phải hiểu rằng để thu hút nhân tài họ cần phải có một chế độ đãi ngộ tương xứng và phải tôn trọng người làm việc cho mình. Các công ty ở Silicon Valley cho nhân viên bay business class, ở khách sạn 5 sao, ăn nhà hàng Michelin, còn các công ty Việt Nam sang Silicon Valley tuyển người bằng "lương thấp, đãi ngộ không có gì, nhưng mà đây là giúp đỡ đất nước mà", khắm chịu không nổi.

Người ta muốn nghỉ việc vì điều kiện làm việc không tốt hoặc có cơ hội khác tốt hơn, chứ chẳng ai muốn nghỉ chỉ để "gây ấn tượng không đẹp đến hình ảnh, uy tín, chất lượng của lao động Việt Nam trong con mắt nhà tuyển dụng nước ngoài". Mà trời ạ, nhà tuyển dụng nước ngoài là cái quái gì mà phải lo họ nghĩ xấu về mình? Thuận mua vừa bán, tuyển dụng nước nào không hiểu được nguyên lý cơ bản đó thì cũng chẳng đáng nghĩ đến làm gì.

Bà chủ dẫn lời một ông chủ khác:

Một tổng giám đốc công ty Việt Nam đứng dậy nói ngay: “Thách thức lớn mà các công ty Việt Nam phải đối mặt là cách nghĩ lệch lạc về việc làm và lao động đã ăn sâu vào gốc rễ từng gia đình. Còn năng suất, thực sự có thể cải thiện bằng việc đầu tư máy móc, công nghệ và quy trình”. 
Ông so sánh, người Nhật được giáo dục từ nhỏ rằng tìm việc tại một công ty quan trọng không khác gì việc tìm bạn đời. Sự tận tụy và trung thành được đặt ở gạch đầu dòng trên cùng danh sách các viên gạch làm nên sự nghiệp. Những người càng đổi việc qua nhiều nơi, càng khó được tuyển dụng vào nơi mới.

Tôi nghĩ thách thức đúng là suy nghĩ lệch lạc, nhưng không phải của nhân viên mà của những người làm chủ. Tận tụy và trung thành chẳng quan trọng bằng có làm được việc hay không, có phù hợp với công việc hay không. Thị trường người lao động và chủ lao động tuân theo cung và cầu và được điều chỉnh bởi bàn tay vô hình. Đi ngược quy luật thị trường có thể đã dẫn đến một nước Nhật dậm chân tại chỗ mấy chục năm qua -- thật khó hiểu tại sao người ta lại cứ lấy đó làm gương.

Tôi trung thành với công ty của tôi. Tôi không làm gì gây hại cho công ty (ví dụ như bán dữ liệu, công nghệ cho đối thủ). Tôi luôn quảng bá, giới thiệu, khuyến khích người khác sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty. Tôi luôn làm việc hết sức, làm tròn trách nhiệm và hơn thế nữa. Nếu thấy vấn đề không ổn, gây lãng phí, cần phải sửa, tôi sẽ nhảy vào sửa hoặc báo cho người khác, mặc dù có thể đó không phải là việc của tôi. Không có vấn đề gì ở công ty là vấn đề của người khác. Tôi ở trên một chiếc thuyền và tôi sẽ làm tất cả với những người khác để thuyền về đích.

Nhưng trung thành không có nghĩa là tôi phải gắn bó suốt đời. Công ty không phải là gia đình. Mỗi lần nghe sếp nói "chúng ta là một gia đình" tôi bắt đầu đi tìm việc khác. Tôi có bạn ở công ty, nhưng công ty không phải là bạn của tôi. Tôi luôn làm việc hết mình, nhưng tôi cũng luôn cân nhắc các cơ hội khác. Việc đó chẳng có gì là phi đạo đức, vì mối quan hệ giữa hai bên vẫn là thuận mua vừa bán.

Không những yêu cầu người làm thuê phải trung thành một cách vô lý, các ông bà chủ và cả xã hội Việt Nam còn rất xem thường người làm thuê. Tôi tìm trên Google cụm từ "cũng chỉ là làm thuê" thấy có hơn 30 ngàn kết quả. Mới đây một vị giáo sư toán đầu ngành ở Việt Nam tuyên bố "nếu học tốt mà không sáng tạo chỉ là người đi làm thuê".

Tôi tò mò vì đâu mà xã hội Việt Nam không xem trọng người làm thuê. Có lẽ từ câu châm ngôn "phi thương bất phú"? Tôi đồ rằng văn hóa xem nhẹ người làm thuê có căn nguyên từ văn hóa xem tiền bạc, sự giàu có là thước đo giá trị con người. Ai giàu hơn, ai thành công hơn, người đó ắt thông minh, làm việc chăm chỉ hơn, tài năng hơn, phẩm giá cao hơn, đánh rắm cũng thơm hơn người khác (nhưng kỳ thực, rất có thể chỉ là do họ mới đi ỉa mà thôi).

Share:

Bài Đăng Nổi Bật

Những công nghệ thang máy phổ biến hiện nay

Thang máy được phân chia thành rất nhiều loại tuỳ theo mục đích sử dụng, tải trọng, xuất xứ, kích thước,… Hiện nay, cùng với sự phát triển c...

Tổng Số Lượt Xem Trang

Bài Đăng Phổ Biến