Hiển thị các bài đăng có nhãn mang-may-tinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mang-may-tinh. Hiển thị tất cả bài đăng

2023-10-20

Khái niệm và cấu hình định tuyến tĩnh, định tuyến động trên router

I. Định tuyến tĩnh

1. Khái niệm

Định tuyến tĩnh là quá trình router thực hiện chuyển gói dữ liệu tới địa chỉ mạng đích dựa vào địa chỉ IP đích của gói dữ liệu. Để chuyển được gói dữ liệu đến đúng đích thì router phải học thông tin về đường đi tới các mạng khác. Thông tin về đường đi tới các mạng khác sẽ được người quản trị cấu hình cho router. Khi cấu trúc mạng thay đổi, người quản trị mạng phải tự thay đổi bảng định tuyến của router.

Kỹ thuật định tuyến tĩnh đơn giản, dễ thực hiện, ít hao tốn tài nguyên mạng và CPU xử lý trên router (do không phải trao đổi thông tin định tuyến và không phải tính toán định tuyến). Tuy nhiên kỹ thuật này không hội tụ với các thay đổi diễn ra trên mạng và không thích hợp với những mạng có quy mô lớn (khi đó số lượng route quá lớn, không thể khai báo bằng tay được).

- Ưu điểm:

+ Sử dụng ít bandwidth hơn định tuyến động.

+ Không tiêu tốn tài nguyên để tính toán và phân tích gói tin định tuyến.

- Nhược điểm:

+ Không có khả năng tự động cập nhật đường đi.

+ Phải cấu hình thủ công khi mạng có sự thay đổi.

+ Phù hợp với mạng nhỏ, rất khó triển khai trên mạng lớn.

- Một số tình huống bắt buộc dùng định tuyến tĩnh:

+ Đường truyền có băng thông thấp

+ Người quản trị mạng cần kiểm soát các kết nối.

+ Kết nối dùng định tuyến tĩnh là đường dự phòng cho đường kết nối dùng giao thức định tuyến động.

+ Chỉ có một đường duy nhất đi ra mạng bên ngoài (mạng stub).

+ Router có ít tài nguyên và không thể chạy một giao thức định tuyến động.

+ Người quản trị mạng cần kiểm soát bảng định tuyến và cho phép các giao thức classful và classless.

2. Cấu hình định tuyến tĩnh

Share:

2022-11-12

Căn bản hệ thống mạng không dây – Xu hướng của tương lai

Với sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị không dây ngày nay, chúng ta không thể bỏ qua những kiến thức liên quan đến hệ thống mạng không dây. Tuy rằng hệ thống mạng dây đã và sẽ luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong thế giới hiện đại, trong phạm vi vài chục hoặc vài trăm mét vuông của một hộ gia đình hay một công ty nhỏ, việc triển khai một hệ thống mạng LAN hoàn toàn “wireless” (không dây) không hẳn là quá khó khăn, lại giúp bớt đi được một đống dây rợ lằng nhằng trong nhà giúp việc sử dụng và di chuyển các thiết bị thuận tiện hơn. Trở ngại lớn nhất, ngoài chi phí của các thiết bị mạng không dây, là việc người dùng cần nắm vững các khái niệm mạng cơ bản nếu như muốn thực sự điều khiển được toàn bộ hoạt động của hệ thống đó theo ý mình. Trong bài viết lần này, hãy cùng tìm hiểu tiếp về những khái niệm thiết yếu của hệ thống mạng không dây cỡ nhỏ.

I. Sơ lược về các loại mạng không dây

Cũng tương tự với hệ thống mạng dây, cách phân chia cơ bản nhất của các hệ thống mạng không dây là theo phạm vi phủ sóng. Dĩ nhiên khi thiết lập mạng không dây trong phạm vi gia đình hoặc công ty cỡ nhỏ, chúng ta sẽ chủ yếu làm việc với mạng WLAN (Wireless Local Area Network hay Wireless LAN), tuy nhiên một vài hiểu biết về các phạm vi khác sau đây cũng không hẳn là thừa.

WPAN - Wireless Personal Area Network: Khi làm việc với mạng dây, khái niệm PAN – Personal Area Network chủ yếu được dùng để chỉ các kết nối trực tiếp bằng cáp (USB, Firewire) đến một máy cá nhân của người dùng, ví dụ như khi các thiết bị máy in, máy photo hay PDA được đấu nối trực tiếp với PC của bạn không thông qua thiết bị mạng. Do các cổng kết nối trên một máy tính thường rất hạn chế, và cách kết nối trực tiếp kiểu này chủ yếu nhắm tới việc phục vụ 1 người dùng nên khi kết nối bằng dây khó có thể gọi các kết nối PAN là một “hệ thống mạng” thực sự. Thường thì người dùng cũng không cần chú ý tới điều này, miễn sao khi nối cáp vào 2 thiết bị nhận ra nhau là được. Nhưng khi chuyển sang không dây, câu chuyện lại hơi khác một chút và chúng ta cần chú ý đến việc phân biệt được các kết nối WPAN để tránh mất thời gian tìm lỗi không đúng chỗ. Hai dạng WPAN phổ biến nhất là Bluetooth và hồng ngoại (Infrared Data Association – IrDA) tạo ra một kênh giao tiếp trực tiếp giữa hai thiết bị, không qua các thiết bị mạng trung gian – giống như khi ta nối cáp trực tiếp từ máy in vào PC vậy. Vì vậy các sự cố xảy ra trên các kết nối này không liên quan gì tới các thiết bị quản lý hệ thống WLAN như wireless repeater, access point cả.

 

Share:

Căn bản hệ thống mạng dây - Xương sống Internet hiện nay

Hiện nay hệ thống mạng có dây vẫn là xương sống của thế giới Internet. Một tay tỉ phú có thể chơi trội sắm hàng trăm router wifi đắt tiền để phủ sóng toàn bộ khuôn viên biệt thự rộng vài hecta của mình, hay một số thành phố tiên tiến có thể tiến hành phủ sóng wifi trên toàn bộ khu nội thành, nhưng cuối cùng thì để kết nối với thế giới, trong đó vẫn phải có một số thiết bị kết nối với dây dẫn của nhà cung cấp mạng (ISP), công nghệ của chúng ta chưa đạt đến ngưỡng có thể tạo ra hệ thống mạng không dây toàn cầu. Vì vậy cho dù bạn có thiết kế mạng gia đình để tất cả các thiết bị đều sử dụng tín hiệu không dây, các kiến thức về mạng có dây vẫn rất cần thiết.

I. Dây dẫn

Hệ thống dây dẫn ISP dùng để truyền tải tín hiệu đến cửa nhà bạn có thể không cố định, tùy theo loại thuê bao mạng của bạn họ sẽ cấp cho các loại dây khác nhau. Với trường hợp các mạng thuộc nhóm DSL (phổ biến nhất là ADSL & SDSL) thì là dây điện thoại, dùng qua đường truyền hình cáp thì phần lớn sẽ là cáp đồng trục, còn mạng cáp quang dĩ nhiên là dùng cáp quang. Nói chung, khi đăng ký dịch vụ mạng thành công, việc bảo quản và đi dây cho các đường cáp này là trách nhiệm của ISP. Bạn chỉ cần biết được chủng loại để tìm mua thiết bị chuyển đổi tín hiệu thích hợp (trường hợp không thích dùng thiết bị chuyển đổi do ISP cung cấp) và để nhỡ một ngày đẹp trời mạng đứt còn biết đường chạy ra cửa kiểm tra đúng đường dây nhà mình, kẻo nhà dùng Internet truyền hình cáp mà nhìn thấy dây điện thoại đứt lại gọi điện lên tổng đài phàn nàn.

Trong phạm vi gia đình nói riêng và mạng LAN cỡ nhỏ nói chung, phổ biến nhất hiện nay vẫn là các loại cáp xoắn Ethernet (Twisted Pair Cable). Thực chất thì không phân biệt được các loại này cũng chẳng sao, nhưng nếu bạn thực sự muốn làm công việc quản lý mạng trong nhà, tối ưu chất lượng, tốc độ kết nối thì cũng nên bỏ một chút công sức tìm hiểu.

Đầu tiên cần phân biệt đầu kết nối RJ145 của cáp xoắn Ethernet và đầu RJ11 của đường dây điện thoại thường được dùng để cắm vào cổng DSL trên modem. RJ11 nhỏ hơn và ít dây hơn.

 

Share:

2022-11-11

Tổng quan TCP/IP, giao thức TCP/UDP, địa chỉ MAC, hành trình gói tin trên Internet

Bài viết gồm 4 phần, trình bày tổng quan về mô hình OSI, TCP/IP; Các giao thức TCP, UDP; Địa chỉ vật lý (MAC) và hành trình gói tin trên Internet. Sau đây là chi tiết các phần.

Phần 1: Tổng quan về mô hình OSI, TCP/IP

Ngày nay, Internet đang ngày càng trở nên phổ biến và trở thành phương thức kết nối toàn cầu. Để internet hoạt động, nó cần có các phương thức truyền dẫn và TCP/IP là một phương thức phổ biến hiện nay. Bài viết này sẽ khái quát các mô hình OSI, TCP/IP, đồng thời so sánh giao thức TCP/IP với OSI.

1. Mô hình OSI - mô hình tham chiếu 7 tầng

Mô hình OSI (Open Systems Interconnection) hay còn được gọi là “mô hình tham chiếu 7 tầng OSI”. Mục đích chính của chúng là giúp người sử dụng dễ hình dung hơn về cơ chế truyền tin giữa các máy tính với nhau. Mô hình OSI bao gồm 7 tầng, mỗi tầng đều có đặc tính là chỉ sử dụng chức năng của tầng dưới nó, đồng thời chúng cũng chỉ cho phép tầng trên sử dụng các chức năng của mình. Mô hình OSI thực chất là chia nhỏ các hoạt động phức tạp của mạng thành các phần công việc đơn giản , dễ hình dung hơn.

Share:

2022-11-10

NAT là gì? Phân loại và chức năng của NAT?

1. NAT là gì?

Về khái niệm NAT là gì? NAT viết tắt của Network Address Translation là một dạng kỹ thuật mạng cho phép một hoặc nhiều địa chỉ IP nội miền chuyển đổi sang một hoặc nhiều địa chỉ ngoại miền. Hiểu đơn giản NAT giúp kết nối địa chỉ mạng cục bộ Private truy cập đến mạng công cộng Internet.

2. Chức năng của NAT là gì?

NAT đóng vai trò như một Router, có nhiệm vụ truyền gói tin từ lớp mạng này sang lớp mạng khác trong cùng một hệ thống. NAT sẽ thực hiện thay đổi địa chỉ IP trong gói tin và sau đó chuyển sang Router và các thiết bị mạng khác. Trong giai đoạn gói tin được truyền từ mạng công cộng Internet. quay trở lại NAT, NAT sẽ thực hiện nhiệm vụ thay đổi địa chỉ đích đến thành địa chỉ IP bên trong hệ thống mạng cục bộ và chuyển đi.

Share:

Tản mạn về địa chỉ IP

Địa chỉ IP – chìa khóa thông hành

Trước khi nói về địa chỉ, chúng ta cần nắm được rằng IP (IP Address hay Internet Protocol Address) là một giao thức – tức là một bộ các quy tắc giao tiếp (gửi, nhận, mã hóa, sửa lỗi… dữ liệu) giữa các thiết bị tham gia mạng Internet. Trong đời sống thực chúng ta có các nhà nước quy ước cách phân chia số nhà, tên đường xá, quận huyện, thành phố… để tạo ra các địa chỉ nhà duy nhất. Còn địa chỉ IP ta thường nghe tới là địa chỉ của một thiết bị (bao gồm cả máy PC, điện thoại, laptop, tablet…) trên mạng Internet – được đặt theo bộ quy tắc IP này. Trong thế giới thực các bưu điện dựa vào địa chỉ nhà để giúp bạn chuyển thư cho người thân, còn trên thế giới mạng các thiết bị mạng dựa vào địa chỉ IP để giúp chuyển dữ liệu từ thiết bị gửi đến thiết bị nhận.

Cũng vì thế chúng ta có các địa chỉ khác nhau khi sử dụng giao thức Ipv4 và Ipv6. Rõ ràng khi thay đổi các quy ước về cách đặt địa chỉ, nội dung của địa chỉ cũng sẽ thay đổi tương ứng. Lấy ví dụ đơn giản, nếu bây giờ quy ước về việc đặt tên đường trên toàn Việt Nam là sử dụng số thay cho tên danh nhân, còn tên tất cả các quận huyện đổi thành tên các danh tướng – địa chỉ nhà bạn sẽ hoàn toàn thay đổi.   

Nếu địa chỉ IP quan trọng đến thế, độc nhất đến thế, tại sao lại có chuyện chỉ với vài thao tác đơn giản trong Windows, Mac (hay thậm chí là Linux) bạn đã có thể “đổi IP”? Địa chỉ nhà là do nhà nước quy định, địa chỉ IP là do các tổ chức quản lý quốc tế và các ISP cấp phát, sao lại có chuyện người dùng có thể đổi hay cần phải đặt IP tĩnh cho nó đỡ…tự thay đổi? Đây là lí do tại sao bạn cần nắm rõ khái niệm LAN-WAN. Những thay đổi của bạn trên hệ điều hành chỉ là thay đổi địa chỉ trong phạm vi mạng LAN – tức trong một phạm vi hẹp là nhà riêng hay cơ quan, trường học của bạn, được gọi là địa chỉ IP local (hoặc private). Địa chỉ này cũng tương đương với số phòng học hay tên phòng trong tòa nhà, chỉ có giá trị trọng phạm vi cục bộ là tòa nhà đó. Các máy tính trong cùng mạng LAN có thể giao tiếp với nhau bằng địa chỉ này, còn bước ra ngoài thế giới Internet, chúng vô giá trị.

Địa chỉ chính thức của bạn trên mạng Internet là IP Public – cũng giống như địa chỉ chính thức của ngôi trường đó – do các tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cấp, cũng vì vậy trong phần lớn trường hợp bạn không có hoặc có rất ít quyền quyết định liên quan đến địa chỉ này. Các máy tính trên Internet biết đến nhau bằng IP Public này, còn IP local trong phạm vi mạng LAN của bạn thì chỉ các máy cùng LAN với nhau mới hiểu, thế giới bên ngoài không quan tâm.

Một số công nghệ liên quan đến việc xử lí địa chỉ

Nhân nhắc đến IP động, bạn cũng cần biết đến DHCP - Dynamic Host Configuration Protocol. Nếu nói theo kiểu thuần kĩ thuật thì đây là giao thức cấu hình tự động địa chỉ IP, bộ quy tắc định nghĩa cơ chế “xin-cho”: DHCP client - tức các thiết bị đầu cuối trong mạng như PC, laptop, tablet đi xin địa chỉ và các DHCP server dựa trên các thông số cấu hình sẵn quyết định xem có nên cấp địa chỉ không, nếu có thì cấp địa chỉ nào, như thế nào. Hiểu một cách đơn giản hơn thì đây là một chức năng giúp biến các máy chủ hoặc thiết bị mạng thành “các cấp có thẩm quyền”, tự động cấp địa chỉ IP cho những đối tượng có nhu cầu để giảm bớt khối lượng công việc cho con người. Chức năng này được sử dụng trên rất nhiều phạm vi, và thực chất thì các tổ chức quản lý, ISP hay các công ty lớn có khá nhiều thủ thuật phức tạp liên quan đến chức năng này.

Nhưng trong phạm vi gia đình của chúng ta thì DHCP chỉ đơn giản là một chức năng thường có sẵn trên modem hay router, giúp tự động đặt cho các máy PC, tablet, điện thoại trong nhà bạn một địa chỉ IP (local) mỗi khi chúng kết nối vào mạng để bạn đỡ phải tự mình chọn một địa chỉ. Với sự hỗ trợ của các thiết bị DHCP, chúng ta đã có thể bảo đảm rằng mỗi thiết bị riêng biệt trong mạng LAN hoặc WAN sẽ có một địa chỉ. Bây giờ hãy quay lại vấn đề về IP local và public. Lúc trước bạn có tự hỏi tại sao lại phải lằng nhằng sinh ra 2 loại địa chỉ như vậy? Cứ ném cho mỗi thiết bị 1 IP có phải xong chuyện không? Có 3 vấn đề với cách nghĩ này: một là nếu làm như vậy thì chúng ta hết sạch Ipv4 từ…lâu rồi (khi đó, tất cả thiết bị trong mạng LAN khi truy cập ra Internet thì sẽ sử dụng cùng một địa chỉ IP Public); hai là số lượng thiết bị trong hộ gia đình hay các công ty, doanh nghiệp thay đổi thường xuyên, các ISP không thể biết trước để mà cung cấp cho vừa đủ được; ba là có một hệ thống địa chỉ “riêng” giúp các công ty, gia đình quản lí thiết bị trong nội bộ dễ dàng hơn nhiều. Đây là lí do mà NAT (Network Address Translation – Biên dịch địa chỉ mạng) ra đời. Nghe biên dịch chắc bạn đọc cũng hiểu ngay, công nghệ NAT giúp đổi thông tin nguồn - đích của một đoạn dữ liệu, từ địa chỉ A biến thành địa chỉ B. Hiểu đơn giản NAT giúp kết nối địa chỉ mạng cục bộ Private truy cập đến mạng công cộng Internet.

 

Share:

2022-11-09

Tổng quan mạng máy tính, địa chỉ IP, truy vết địa chỉ IP

            Phần 1: Tổng quan mạng máy tính

1. Khái niệm mạng máy tính

Mạng máy tính là gì? Nói một cách dễ hiểu, mạng máy tính là một hệ thống có từ 02 máy tính trở lên, được kết nối với nhau qua các đường truyền mạng nhằm giúp chia sẻ tài nguyên, trao đổi dữ liệu giữa các máy tính trong hệ thống dễ dàng hơn mà không cần sử dụng các thiết bị hỗ trợ bên ngoài như thẻ nhớ, USB, CD,…

Mạng máy tính bao gồm các thành phần chính sau:

- Các thiết bị đầu cuối: Máy tính, điện thoại, máy quét, máy in… các thiết bị này được kết nối với nhau qua thiết bị kết nối hoặc môi trường truyền dẫn.

- Môi trường truyền dẫn: Có dây hoặc không dây.

- Thiế bị kết nối vật lý: Dây nối, modun,…. được kết nối trực tiếp từ thiết bị đầu cuối này sang thiết bị đầu cuối khác.

- Phần mềm cho phép thực hiện việc trao đổi thông tin giữa các máy tính: Là những ứng dụng, chương trình được cài đặt trên các thiết bị đầu cuối và có chức năng chia sẻ dữ liệu qua các đường truyền không dây.

2. Phân loại mạng máy tính

2.1. Phân loại theo chức năng

+ Mô hình mạng Peer-to-Peer (Mạng ngang hàng – P2P)

Mô hình đầu tiên được phân loại đó chính là mô hình P2P hay còn được biết là mô hình mạng ngang hàng. Như tên gọi của chúng, tất cả máy tính tham gia vào mô hình này đều có vai trò tương tự như nhau. Mỗi máy đều có quyền cung cấp trực tiếp tài nguyên của mình đến với các máy tính khác. Đồng thời, cũng có thể sử dụng trực tiếp tài nguyên của các máy khác ở trong hệ thống mạng.

Tuy nhiên, mô hình P2P không thích hợp để sử dụng cho mô hình mạng có quy mô lớn, tài nguyên dễ phân tán và chế độ bảo mật không cao.

Share:

2022-11-04

Hiểu hơn về HTTPS với ví dụ bồ câu đưa thư

Chúng ta đều biết mã hoá là một chủ đề rất khó hiểu. Nó ứng dụng hàng loạt các chứng minh toán học để biến thông tin từ định dạng bình thường sang định dạng thông tin không thể hiểu được nếu như không có phương tiện Giải mã. Nhưng trừ khi bạn thực sự phát triển một hệ thống mã hoá, nếu không thì bạn không cần thiết phải hiểu rõ phần lớn các sự phức tạp mà vẫn có thể hiểu được những gì thực sự đang diễn ra.

Mike, James và chú chim bồ câu

Mọi hoạt động của bạn trên Internet thực chất đều là gửi và nhận các thông điệp giữa thiết bị kết nối internet của bạn (máy tính, điện thoai…) và một máy chủ nào đó. Bạn hãy tưởng tượng những thông điệp đó được truyền tải bởi những chú chim bồ câu đưa thư, cách HTTP hoạt động cũng tương tự như vậy. Thay vì nói về Servers, Clients hay Hackers, chúng ta hãy cùng xem câu chuyện về Mike, James và Faker.

Thuở sơ khai

Nếu Mike muốn gửi một tin nhắn cho James, anh ấy sẽ kẹp mẩu tin nhắn vào chân chú chim bồ câu và chim bồ câu sẽ bay tới chỗ James. James nhận được mẩu tin nhắn, đọc nó và mọi thứ diễn ra đều suôn sẻ.

Nhưng đời không như là mơ, Faker xuất hiện, bẫy được chú chim bồ câu đang bay của Mike và giả mạo tin nhắn? James sẽ không thể biết rằng tin nhắn của Mike đã bị giả mạo bởi Faker trong quá trình chú chim vận chuyển mẩu tin nhắn.

Đây chính là cách thức hoạt động của HTTP. Rất đáng sợ phải không nào?

Mã bí mật

Share:

Bài Đăng Nổi Bật

Những công nghệ thang máy phổ biến hiện nay

Thang máy được phân chia thành rất nhiều loại tuỳ theo mục đích sử dụng, tải trọng, xuất xứ, kích thước,… Hiện nay, cùng với sự phát triển c...

Tổng Số Lượt Xem Trang

Bài Đăng Phổ Biến