Hiển thị các bài đăng có nhãn tim-hieu-luat. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tim-hieu-luat. Hiển thị tất cả bài đăng

2024-09-10

Tìm hiểu luật Tố tụng hình sự

            1. Giấy mời là gì?

Giấy mời là loại giấy được sử dụng trong những trường hợp cơ quan công an, tòa án hay nói chung là các cơ quan tiến hành tố tụng mời những người có liên quan hoặc biết về vụ việc đến làm việc nhằm thu thập thông tin, làm rõ những nội dung có liên quan đến vụ việc. Hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về việc công dân khi nhận được “giấy mời” của cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan công an nói riêng thì bắt buộc phải có mặt theo yêu cầu.

Share:

2024-06-11

Quy định về giữ người trong trường hợp khẩn cấp

 

Quy định về giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2021)

1. Trong tố tụng hình sự, có những biện pháp ngăn chặn nào?

Theo Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về các biện pháp ngăn chặn cụ thể như sau:

“Điều 109. Các biện pháp ngăn chặn

1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.

2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.”

Như vậy, các biện pháp ngăn chặn bao gồm:

- Biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp;

- Biện pháp bắt người:

+ Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp

+ Bắt người phạm tội quả tang

+ Bắt người đang bị truy nã

+ Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

+ Bắt người bị yêu cầu dẫn độ

- Tạm giữ;

- Tạm giam;

- Bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm;

- Cấm đi khỏi nơi cư trú; 

- Tạm hoãn xuất cảnh.

Share:

2024-04-24

Bàn về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Trong những năm gần đây, hoạt động cho vay lãi nặng của các nhóm tội phạm đã và đang diễn ra rất phức tạp với những phương thức và thủ đoạn hết sức tinh vi và xảo quyệt. Để kịp thời đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm ổn định tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của công dân, BLHS năm 2015 đã kịp thời sửa đổi, bổ sung quy định của BLHS năm 1999 từ “Tội cho vay lãi nặng” thành “Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” để phù hợp với các quy định mới của BLDS năm 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử đối với các vụ án về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự còn bộc lộ những hạn chế, khó khăn, vướng mắc nhất định như thiếu văn bản hướng dẫn, các văn bản pháp lý liên quan đã ban hành còn chồng chéo, mâu thuẩn, một số văn bản không còn phù hợp với thực tiễn áp dụng. Vì vậy, hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự cần phải được nhận thức và áp dụng thống nhất nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm một cách hiệu quả.

Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc về quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, bảo đảm cho quá trình thực thi pháp luật hình sự được chính xác, xử lý đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn để qua đó có những kiến nghị hoàn thiện pháp luật, và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là điều cần thiết.

Share:

2024-03-29

Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm

1. Quy định tại Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)

Điều 234. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã 

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 242 và Điều 244 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc động vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc của động vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thu lợi bất chính hoặc trị giá dưới mức quy định tại điểm a, điểm b khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;

đ) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;

e) Vận chuyển, buôn bán qua biên giới;

g) Động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc của động vật hoang dã khác trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

h) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc của động vật hoang dã khác trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b)[200] Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Điều 244. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

1. Người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật quy định tại điểm a khoản này;

c) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 50 gam đến dưới 01 kilôgam;

d) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài quy định tại điểm a khoản này với số lượng từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác;

đ) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản này;

e) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật có số lượng dưới mức quy định tại các điểm c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 08 cá thể đến 11 cá thể lớp thú, từ 11 cá thể đến 15 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 16 cá thể đến 20 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

c) Từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác; từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu, hổ hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu, hổ;

d) Ngà voi có khối lượng từ 20 kilôgam đến dưới 90 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 09 kilôgam;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

g) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;

h) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;

i) Buôn bán, vận chuyển qua biên giới;

k) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 08 cá thể lớp thú trở lên, 11 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 16 cá thể động vật lớp khác trở lên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 12 cá thể lớp thú trở lên, 16 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 21 cá thể động vật lớp khác trở lên quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

c) Từ 03 cá thể voi, tê giác trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 03 cá thể voi, tê giác trở lên; 06 cá thể gấu, hổ trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 06 cá thể gấu, hổ trở lên;

d) Ngà voi có khối lượng 90 kilôgam trở lên; sừng tê giác có khối lượng 09 kilôgam trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, i và k khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

2. Danh mục động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm bao gồm 

Share:

2024-02-27

Cơ quan điều tra, cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra trong CAND và một số vấn đề

1. Cơ quan điều tra

a. Cơ quan An ninh Điều tra gồm những cơ quan nào?

Căn cứ tại Điều 15 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định như sau:

“Điều 15. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra

1. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an gồm có các phòng Điều tra, phòng nghiệp vụ và Văn phòng Cơ quan An ninh Điều tra.

2. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh gồm có các đội Điều tra, đội nghiệp vụ và bộ máy giúp việc Cơ quan An ninh Điều tra.”

Theo đó, tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an gồm có các phòng Điều tra, phòng nghiệp vụ và Văn phòng Cơ quan An ninh Điều tra. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh gồm có các đội Điều tra, đội nghiệp vụ và bộ máy giúp việc Cơ quan An ninh Điều tra.

Share:

2023-08-29

Văn bản công chứng, chứng thực có giá trị bao lâu?

Theo Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch: Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Luật Công chứng năm 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP nói trên cũng như các quy định trước đó về công chứng, chứng thực (Luật Công chứng năm 2006, Nghị định số 79/2007/NĐ-CP về chứng thực) đều không quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao được công chứng, chứng thực. Do vậy về nguyên tắc, bản sao được công chứng, chứng thực có giá trị vô thời hạn.

Xét dưới góc độ thực tiễn, bản sao được công chứng, chứng thực có thể chia thành hai loại:

- Bản sao “vô hạn”: Bản sao được chứng thực từ (bảng điểm, bằng cử nhân, giấy phép lái xe mô tô…) có giá trị vô hạn, trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ.

- Bản sao “hữu hạn”: Bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có xác định thời hạn như Giấy chứng minh nhân dân (15 năm), Phiếu lý lịch tư pháp (6 tháng), Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (6 tháng)… thì bản sao chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng. Tuy nhiên, giá trị chứng cứ của bản sao trong trường hợp này vẫn có bởi nó xác nhận các sự kiện pháp lý đã xảy ra trong quá khứ. Chẳng hạn, thời điểm đó công dân có số chứng minh nhân dân như trên bản sao, đương sự chưa kết hôn với ai…

Với những tài liệu thường có sự biến động, thay đổi trong quá trình sử dụng (như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, sổ hộ khẩu…), cán bộ thụ lý có quyền yêu cầu đương sự xuất trình bản chính (bản gốc) để đối chiếu chứ không có quyền yêu cầu đương sự nộp bản sao mới.

Share:

2023-01-02

Tất tần tật Vốn điều lệ, Công ty TNHH - Công ty cổ phần, Cổ phiếu – Trái phiếu

Vốn điều lệ là gì? Công ty TNHH một thành viên là gì? So sánh Công ty TNHH hai thành viên và công ty cổ phần? Cổ phiếu và Trái phiếu. Điều kiện để Công ty lên sàn chứng khoán... Mình cùng nhau tìm hiểu nhé!

Share:

2022-12-28

Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Căn cứ pháp lý

Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự được quy định tại Điều 201 BLHS năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộluật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về lãi suất vay như sau:

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Như vậy:

- Cho vay lãi nặng là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật dân sự (20%/năm).

Trường hợp cho vay bằng tài sản khác (không phải là tiền) thì khi giải quyết phải quy đổi giá trị tài sản đó thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay.

- Thu lợi bất chính là số tiền lãi vượt quá mức lãi suất vay cao nhất theo quy định của Bộ luật dân sự và các khoản thu trái pháp luật khác của người vay.

Trường hợp thu lợi bất chính là tài sản khác (không phải là tiền) thì phải được quy đổi thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay.

Share:

2022-12-27

Người chưa thành niên vi phạm hành chính bị xử lý thế nào?

Hình thức xử phạt vi phạm hành chính

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 gồm:

- Cảnh cáo;

- Phạt tiền;

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);

- Trục xuất.

Trong đó, cảnh cáo và phạt tiền là hình thức xử phạt chính. Các hình còn lại là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.

Lưu ý, với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung. Đồng thời, hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.   

Độ tuổi tối thiểu bị xử phạt vi phạm hành chính

Theo điểm a khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính, người từ đủ 14 tuổi - dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

Điều 135 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với người vị thành niên như sau:

- Các hình thức xử phạt bao gồm:

+ Cảnh cáo;

+ Phạt tiền;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

- Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:

+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

+ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường; văn hóa phẩm có nội dung độc hại;

+ Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái pháp luật.

Ngoài ra, người chưa thành niên còn có thể bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo Điều 136 Luật Xử lý vi phạm hành chính là: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào trường giáo dưỡng.

Share:

2022-12-26

Căn cứ xác định mức hình phạt cho đồng phạm trong vụ án hình sự

Trong các vụ án hình sự, tội phạm do đồng phạm gây ra thường nguy hiểm hơn so với một người thực hiện. Vì vậy, việc xác định mức hình phạt như thế nào đối với trường hợp đồng phạm là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm.

1. Căn cứ xác định và phân loại đồng phạm

Về căn cứ xác định. Đồng phạm được quy định cụ thể tại Điều 17 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo khoản 1 Điều này, đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Việc xác định đồng phạm dựa vào căn cứ chủ quan và khách quan.

Share:

Quy định của pháp luật về trồng, buôn bán, tàng trữ, sử dụng cây có chứa chất ma túy?

I. Cây có chứa chất ma túy

Nghị định số 57/2022/NĐ-CP, ngày 25/8/2022 Quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 8 năm 2022. gồm 04 danh mục:

Danh mục I: Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền.

Danh mục II: Các chất ma túy được sử dụng hạn chế trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Danh mục III: Các chất ma túy được sử dụng trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Danh mục IV: Các tiền chất (IVA: Các tiền chất thiết yếu, tham gia vào cấu trúc chất ma túy; IVB: Các tiền chất là hóa chất, dung môi, chất xúc tác dùng trong quá trình sản xuất chất ma túy).

Nghị định cũng quy định về trách nhiệm thi hành như sau:

- Bộ trưởng Bộ Công an, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm quản lý các thuốc thú y có chứa chất ma túy và tiền chất, chất ma túy và tiền chất dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc thú y theo quy định tại Nghị định số 105/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống ma túy.

- Khi phát hiện chất mới chưa có trong các danh mục chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định này liên quan đến mục đích bất hợp pháp hoặc theo quy định tại 03 Công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống ma túy thì Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan xem xét, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung và công bố các danh mục đó.

Share:

2022-12-24

Cách Chơi Lô Đề Cơ Bản? Chơi ở đâu? Tiền trúng thế nào? Chơi lô đề bị xử lý như thế nào?

I. LÔ ĐỀ LÀ GÌ ?

Lô Đề là hình thức cá cược dựa vào bảng kết quả xổ số kiến thiết. Chơi lô đề là chúng ta dự đoán cho những con số sẽ ra trong bảng kết quả của ngày hôm đó.

Về cơ bản khi chơi lô đề, chúng ta sẽ đặt một số tiền cược tuỳ vào khả năng tài chính. Nếu dự đoán đúng, chúng ta được thưởng. Nếu dự đoán sai, chúng ta mất đi số tiền cược.

II. BẢNG KẾT QUẢ XỔ SỐ KIẾN THIẾT LÀ GÌ ?

Tại Việt Nam hiện tại có rất nhiều công ty xổ số kiến thiết mở thưởng hàng ngày. Trong đó, khi chơi lô đề chúng ta chia làm ba khu vực là: Miền Bắc, Miền Nam và Miền Trung.

Bài viết này mình sẽ hướng dẫn cách chơi lô đề miền Bắc. Đây là kênh xổ số có đông đảo người chơi nhất hiện nay vì mỗi ngày chỉ phụ thuộc vào 1 bảng kết quả duy nhất. Còn miền Nam và miền Trung mỗi ngày có từ 2 đến 4 đài mở thưởng nên việc soi cầu sẽ khó khăn hơn.

Ngay bên dưới là một bảng kết quả xổ số kiết thiết miền Bắc ngày 21/12/2022.


III. HƯỚNG DẪN ĐÁNH ĐỀ CHO NGƯỜI MỚI

Đánh Đề là một trong những hình thức cá cược sớm nhất. Cách chơi đánh đề rất đơn giản đó là dự đoán 2 số cuối cùng của giải đặc biệt.

Tỷ lệ trả thưởng nếu chơi bên ngoài là 1 ăn 70 hoặc 1 ăn 80. Còn nếu mọi người chơi trên Tobet88 thì tỷ lệ là 1 ăn 99.

Tobet88: Web cá cược, game bài online đổi thưởng

Hướng dẫn chơi lô đề: Ví dụ hôm nay mình đánh đề 62 và đánh 10 ngàn đồng. Trong bảng kết quả xổ số kiến thiết bên trên, giải đặc biệt có 74562. Như vậy Mình trúng đề và nhận được 995 ngàn đồng. (Còn ghi đề ở vỉa hè thì 1 ăn 70 nhé).

Lưu ý: Tỷ lệ trả thưởng khi trúng của từng nhà cái là khác nhau, hoặc khi các bạn ghi ở vỉa hè thì mức chiết khấu thấp và tỷ lệ ăn cũng thấp, còn ghi với các thư ký, chủ cấp cao hơn thì mức chiết khấu cao hơn và tỷ lệ ăn khi trúng cũng cao hơn.

1. Các hình thức đánh đề khác nhau

Hướng dẫn cách chơi lô đề trong thời điểm hiện tại có rất nhiều các hình thức cá cược khác. Về đánh đề, ngoài việc đặt cược dự đoán 2 số cuối giải đặc biệt. Chúng ta còn một số hình thức khác như:

– Đánh đề 3 càng: Dự đoán 3 số cuối cùng của giải đặc biệt: Tỷ lệ trả thưởng 1 ăn 960;

– Đánh đề 4 càng: Dự đoán 4 số cuối cùng của giải đặc biệt: Tỷ lệ trả thưởng 1 ăn 8880;

– Đánh đề giải nhất: Dự đoán 2 số cuối cùng trong giải nhất: Tỷ lệ trả thưởng 1 ăn 99;

– Đánh đề giải 7: Dự đoán 2 số cuối trong 4 giải của giải 7: Tỷ lệ 4 ăn 99.

Việc cho ra nhiều hình thức đánh đề giúp chúng ta có sự lựa chọn dễ dàng hơn trong khi đặt cược.

Hướng dẫn đánh đề đầu đuôi

Hướng dẫn chơi lô đề với hình thức đánh đề đầu đuôi.

Mọi người sẽ dự đoán số cuối cùng hoặc số hàng chục của giải đặc biệt. Theo cách thông thường chúng ta hay soi cầu với những bí kíp soi cầu là đánh theo chạm đầu hoặc chạm đuôi.

Tỷ lệ trả thưởng cho hình thức này là 1 ăn 98.

Ví dụ đánh đề đầu: Mình đánh đề đầu 6 với số tiền 10 ngàn đồng. Trong bảng kết quả xổ số kiến thiết anh em thấy giải đặc biệt là 74562. Như vậy mình trúng đề đầu và nhận được 980.000 VNĐ.

Ví dụ đánh đề đuôi: Mình đánh đề đuôi 2 với số tiền 10 ngàn đồng. Trong bảng kết quả xổ số giải đặc biệt là 74562. Như vậy mình trúng đề đuôi và nhận được 980.000 VNĐ.

2. Cách chơi đánh lô các loại

Đánh lô được hình thành sau nhưng lại có sức hút mãnh liệt hơn đánh đề. Đánh lô là hình thức dự đoán 2 số cuối cùng trong tất cả các giải của bảng kết quả xổ số kiến thiết.

Khi đánh đề chỉ có 1 giải đặc biệt duy nhất nên tỷ lệ trúng rất khó. Còn đánh lô có đến 27 giải nên tỷ lệ thắng là cao hơn.

Hướng dẫn chơi lô đề có rất nhiều hình thức đánh lô như: Đánh lô 2 số, lô 3 số, lô 4 số. Rồi lô xiên 2, xiên 3, xiên 4 các kiểu.

2.1. Hướng dẫn cách chơi lô bình thường

Đánh lô bình thường nghĩa là hình thức dự đoán 2 số cuối cùng của tất cả các giải trong bảng kết quả xổ số kiến thiết.

Đánh lô là đánh theo điểm. Thông thường bên ngoài 1 điểm giá 23 ngàn đồng thắng ăn được 80 ngàn đồng. Còn tại Tobet88 giá 1 điểm lô là 27 ngàn thắng ăn được 98.5 ngàn đồng.

Ví dụ hướng dẫn cách chơi lô đề:

Mình đánh 3 con lô là 37, 45, 51. Mỗi con đánh 10 điểm. Như vậy mình đánh tổng cộng 30 điểm mất 810 ngàn đồng.

Kết quả bảng xổ số bên trên lô 37 về 2 nháy, lô 45 về 1 nháy và lô 51 không về.

Như vậy mình thắng với lô 37 nhân 2 giải thưởng. Thắng ở lô 45 và thua ở lô 51. Kết quả được tính chi tiết như sau:

Lô 37 đánh 10 điểm về 2 nháy được nhân 2 = 1.970.000  VNĐ.

Lô 45 đánh 10 điểm về 1 nháy = 985.000 VND.

Lô 51 đánh 10 điểm và thua.

Tổng số tiền mình nhận được là 2.955.000  VNĐ, trừ đi số tiền đánh là 810.000  VNĐ. Cuối cùng lãi được 2.145.000  VNĐ.

Hướng dẫn đánh lô 3 số

Đánh lô 3 số là dự đoán 3 số cuối các giải trong bảng kết quả xổ số. Chúng ta chỉ có 23 giải có từ 3 số trở lên. Chính vì vậy giá 1 điểm lô 3 số là 23 ngàn đồng thắng nhận được 960 ngàn đồng.

Ví dụ Mình đánh 1 con lô 3 số là 118 và đánh 10 điểm. Mình mất 230 ngàn đồng.

Trong bảng kết quả xổ số bên trên anh em thấy có giải thứ 4 của giải 3 là 40118. Như vậy Mình trúng lô 3 số và nhận được 9.600.000 VNĐ.

Tổng kết lại mình mất 230.000 VNĐ và thắng được 9.600.000 VNĐ. Trừ đi tiền đánh có lãi 9.370.000 VNĐ

Hướng dẫn đánh lô 4 số

Hướng dẫn cách chơi lô đề cho hình thức lô 4 số cũng tương tự như vậy. Lô 4 số là dự đoán 4 số cuối cùng trong các giải của bảng kết quả xổ số kiến thiết.

Chúng ta chỉ có 20 giải có 4 số trở lên. Như vậy, 1 điểm lô 4 số giá chỉ có 20 ngàn đồng thắng nhận được 8 triệu 880 ngàn đồng. Một mức thưởng cực kỳ cao.

Ví dụ mình đánh lô 4 số là 9669 và đánh 10 điểm. Như vậy Mình mất 200 ngàn đồng tiền đánh.

Trong bảng kết quả xổ số bên trên anh em thấy chúng ta có giải thứ 2 của giải 3 là 79669. Như vậy Mình thắng lô 4 số và nhận được 88 triệu 800 ngàn đồng.

Tổng kết lại Mình mất 200.000 VNĐ tiền đánh và thắng được 88.800.000 VNĐ. Trừ đi số tiền đánh có lãi 88.600.000 VNĐ.

2.2. Hướng dẫn chơi lô xiên (số đá)

Lô xiên là hình thức dự đoán từ 2 số trở lên. Nếu kết quả có cả 2 số đó thì chiến thắng, nếu kết quả chỉ có 1 số hoặc không về số nào thì chúng ta thua.

Trong hướng dẫn cách chơi lô đề có nhiều hình thức đánh lô xiên như: Lô xiên 2, lô xiên 3, lô xiên 4. Ngay bên dưới là hướng dẫn chi tiết cho các hình thức này.

Đánh lô xiên tại Tobet88 là đánh bằng tiền chứ không tính bằng điểm. Như vậy anh em đánh bao nhiêu tuỳ thích mà không cần quy ra điểm.

Cách đánh lô xiên 2

Lô xiên 2 là hình thức dự đoán cho 2 số cuối cùng trong các giải của bảng kết quả xổ số kiến thiết. Tỷ lệ trả thưởng là 1 ăn 16.

Hướng dẫn cách chơi lô đề hình thức xiên 2: Mình đánh xiên 2 với các con số 08, 26 và đánh 10 ngàn đồng.

Trong bảng kết quả xổ số bên trên anh em thấy có cả 08 và 26. Như vậy Mình trúng lô xiên 2 nhận được 160 ngàn đồng.

Tổng kết lại Mình mất 10.000 VNĐ và thắng được 160.000 VNĐ. Trừ đi số tiền đánh có lãi 150.000 VNĐ.

Cách đánh lô xiên 3

Cũng tương tự như vậy, lô xiên 3 là dự đoán cho 3 số cuối cùng trong tất cả các giải của bảng kết quả xổ số kiến thiết. Tỷ lệ trả thưởng lô xiên 3 là 1 ăn 65.

Ví dụ mình đánh lô xiên 3 các con số 02, 26, 92 và đánh 10 ngàn đồng.

Trong bảng kết quả xổ số kiến thiết bên trên anh em thấy chúng ta có cả 3 cặp lô là 08, 26, 87. Như vậy Mình thắng lô xiên 3 và nhận được 650 ngàn đồng.

Tổng kết lại với xiên 3 này Mình mất 10.000 VNĐ tiền đánh và thắng được 650.000 VNĐ. Trừ đi số tiền đánh mình có lãi 640.000 VNĐ.

Cách đánh lô xiên 4

Lô xiên 4 là dự đoán 4 số cuối cùng trong các giải của bảng kết quả xổ số kiến thiết. Tỷ lệ trả thưởng lô xiên 4 là 1 ăn 180.

Ví dụ hướng dẫn cách chơi lô đề với lô xiên 4: Mình lựa chọn hình thức đánh lô xiên 4 và đánh các con số 02, 26, 87, 55 và đánh 10 ngàn đồng.

Trong bảng kết quả xổ số bên trên có đủ 4 con lô mình đã đánh. Như vậy mình đã thắng lô xiên 4 và nhận được 1 triệu 800 ngàn đồng.

Tổng kết lại Mình mất 10.000 VNĐ tiền đánh và thắng được 1.800.000 VNĐ. Trừ đi tiền đánh có lãi 1.790.000 VNĐ.

2.3. Hướng dẫn đánh lô xiên quay

Những ai chơi số miền Bắc chắc chắn đều biết đến lô xiên, tức là đánh 1 bộ lô từ 2 đến 4 số nếu trúng tất cả thì thắng, người Nam gọi là “lô xuyên”. Tuy nhiên không nhiều người biết đến xiên quay, hoặc biết đến nhưng không có nhiều thông tin.

Lô xiên quay là cách chơi lô đề khá hiếm chỉ dành cho những lô thủ đẳng cấp. Việc chơi lô đề thông thường quá đơn giản đối với họ. Do đó, để tăng độ khó những cao thủ luôn tìm cách chơi mới có tính thử thách hơn. Một trong những cách chơi đầy thử thách đó là lô xiên quay. Vậy! lô xiên quay là gì? cách đánh ra sao?

Lô xiên quay là cách đánh tối ưu hơn của lô xiên, một bộ số lớn hơn có thể trúng nhiều bộ số nhỏ hơn trong đó. Ví dụ đánh bộ xiên quay 3 thì có thể trúng xiên 2. Xiên quay chỉ bắt đầu từ xiên quay 3 số trở lên vì cặp 2 số không thể quay thấp hơn.

Trúng 1 cặp 2 số trong bộ 3 số thì bạn vẫn được nhận thưởng, nhưng với lô xiên thì bạn không thể được thưởng, phần này sẽ nói chi tiết tại mục sau.

Hiện nay thì hình thức thầu xiên quay có ở cả bên ngoài và trên các trang chơi online qua mạng.  

Khác biệt trong cách chơi:

- Có lô xiên 2 nhưng không có xiên quay 2, vì xiên quay chỉ bắt đầu ở 3 số trở lên.

- Nếu chơi lô xiên 3 chỉ thắng khi bạn trúng cả 3 số thì xiên quay 3 có thể thắng khi bạn trúng 2 số. Vì xiên quay 3 được chia thành 4 cặp số là 1 bộ xiên 3 và 3 bộ xiên 2.

Ví dụ: bạn đánh XSMB xiên quay 3 số 52 - 68- 32, thì chủ lô sẽ mặc định biết bạn đánh 1 bộ xiên 3 con 52, 68, 32 và 3 bộ xiên 2 là 52- 68, 52 - 32, 32 - 68. Nếu trật bộ 3 ta vẫn còn trúng bộ 2.

- Nếu thắng lô xiên 4 là khi bạn có 4 cặp lô cùng về trong bản kết quả, thì xiên quay 4 trúng có thể trúng cả bộ xiên 3, xiên 2. Một bộ xiên quay 4 gồm có 1 bộ xiên 4, 4 bộ xiên 3 và 6 bộ xiên 2.

Ví dụ: Bạn đánh xiên quay 4 có các số: 90 - 12 - 08- 16 thì có các bộ như sau:

+ 1 bộ xiên 4: 90 - 12 - 08 - 16.

+ 4 bộ xiên 3: 90, 12, 08 | 12, 08, 16 | 08, 16, 09 | 16, 09, 12.

+ 6 bộ xiên 2: 90, 12 | 12, 08 | 08, 16| 16, 90 | 90, 08 | 12, 16.

- Tương tự thắng lô xiên 5 là trúng cả 5 cặp lô, thì với xiên quay 5 bạn có 30 số như sau: 1 bộ xiên 5, 5 bộ xiên 4, 10 bộ xiên 3 và 10 bộ xiên 2.

Ví dụ: Bạn đánh xsmb, 5 số  01, 02, 03, 04, 05 thì được các bộ số như sau:

+ 1 bộ xiên 5: 01, 02, 03, 04, 05

+ 5 bộ xiên 4: 01 - 02 - 03 - 04, 01- 02 - 03 - 05, 02 - 03 - 04 - 05,  01 - 02 - 04 - 05, 01 - 03 - 04 - 05.

+ 10 bộ xiên 3: 01- 02- 03, 01- 02 - 05, 01- 02 - 04,  01 - 03 - 04, 01 - 04 - 05, 01 - 03 - 05, 02 - 03 - 04, 02 - 04 - 05, 02 - 03 - 05, 03 - 04 - 05.

+ 10 bộ xiên 2: 01- 02, 01- 03, 01- 04, 01- 05, 02 - 03, 02 - 04, 02 - 05, 03 - 04, 03 - 05, 04 - 05.     

Khác biệt trong cách tính tiền

- Về tiền vốn: Thông thường với lô xiên bạn chỉ cần trả tiền cho một bộ số, nhưng với xiên quay bạn phải trả cho tất cả các bộ số như đã trình bày bên trên. Ví dụ xiên quay 4 thì phải trả tiền cho 11 bộ số hay xiên qua 5 thì 26 bộ số.

- Về tiền thưởng: Điều tất nhiên khi bạn bạn phải bỏ nhiều tiền vốn hơn thì tiền lời của bạn sẽ bị giảm hơn so với chơi lô xiên. Đổi lại xiên quay sẽ dễ trúng ,an toàn hơn. Tính tiền theo tỷ lệ của các trang cá cược trên mạng sẽ như sau:

+ Lô xiên 3 tỉ lệ ăn là 1: 40. Nhưng với xiên quay 3 sẽ là 40 (1 bộ xiên 3) + 30 (3 bộ xiên 2). Khi trúng tất cả thì bạn có tỉ lệ 1: 70. Với tỉ lệ xiên 2 là 1:10.

+ Lô xiên 4 tỉ lệ ăn là 1: 100. Tính trên xiên quay 4 là 100 (1 bộ xiên 4) + 160 (4 bộ xiên 3) + 60 (6 bộ xiên 2) = 320 lần nếu trúng cả 4.

2.4. Hướng dẫn đánh lô trượt

Lô trượt là hình thức sự đoán những con lô sẽ không về trong bảng kết quả xổ số kiến thiết. Hình thức này chúng ta cần dự đoán lô trượt xiên.

Có các hình thức như: Lô trượt xiên 4, lô trượt xiên 8 và lô trượt xiên 10. Mỗi hình thức sẽ có tỷ lệ trả thưởng khác nhau.

·        Lô trượt xiên 4: Tỷ lệ trả thưởng là 1 ăn 2.3

·        Lô trượt xiên 8: Tỷ lệ trả thưởng là 1 ăn 8

·        Lô trượt xiên 10: Tỷ lệ trả thưởng là 1 ăn 12

Hướng dẫn chơi lô đề theo hình thức trượt xiên 4: Chúng ta sẽ dự đoán 4 con lô sẽ không về trong bảng kết quả xổ số kiến thiết.

Mình sẽ đánh lô trượt xiên 4 với các cặp lô 09, 15, 68, 79 và đánh 10 ngàn đồng.

Trong bảng kết quả xổ số bên trên đều không có 4 con lô Mình đánh. Như vậy mình đã trúng lô trượt xiên 4 và nhận được 23 ngàn đồng.

Các hình thức cược lô trượt xiên 8 và xiên 10 cũng tương tự như vậy. Đánh lô trượt mặc dù tỷ lệ trả thưởng thấp nhưng cũng đúng thôi vì tỷ lệ thắng rất cao.

KẾT: Lô đề là hình thức cá cược phổ biến nhất hiện nay. Có rất nhiều hình thức chơi khác nhau để anh em lựa chọn cho phù hợp với cách đánh của mình. Chúc anh em tham gia luôn may mắn và thành công. Tuy nhiên, cờ bạc chưa bao giờ là tốt, mình sẽ trình bày những vấn đề pháp lý liên quan đến việc chơi, ghi số lô, số đề ở phần sau!.

          IV. Những vấn đề pháp lý liên quan khi đánh lô, đánh đề

Người chơi đề, chủ đề có thể bị xử phạt hành chính (Nghị định số 167/2013/NĐ-CP) hoặc hình sự về tội đánh bạc trái phép (điều 321 BLHS 2015) hoặc tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc (điều 322 BLHS 2015) hoặc có thể bị xử lý với cả hai tội trên.

Giả sử có ba người: A, B, C

·        A ghi số lô, số đề với B: Thì A có thể bị xử lý về tội đánh bạc, B có thể bị xử lý về tội tổ chức đánh bạc.

·        B nhận số lô, số đề từ A và chuyển cho C: Thì B có thể bị xử lý về cả 2 tội: Tội tổ chức đánh bạc đối với A và tội đánh bạc đối với C.

(Điều 55. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:

1. Đối với hình phạt chính:

a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;

b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;

d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;

đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

e) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.

2. Đối với hình phạt bổ sung:

a) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

b) Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.)

·        C nhận số lô, số đề từ A và không chuyển cho ai nữa thì C có thể bị xử lý về tội tổ chức đánh bạc.

Tương tự đối với cá độ bóng đá (ví dụ: B cá độ bóng đá với A) thì:  A - chủ cá độ bóng đá, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đánh bạc tại Điều 322 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017. B - người cá độ, sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc tại Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 .

1. Quy định về tội danh, khung xử lý hình phạt

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về các tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc như sau:

Điều 321. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền Sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;

d) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương, tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trường hợp hành vi chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Nghị định 167/ 2013 NĐ-CP. Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình quy định về xử lý hành vi đánh bạc trái phép như sau:

Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:

a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;

d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

b) Che giấu việc đánh bạc trái phép.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:

a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;

b) Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;

c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;

d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:

a) Làm chủ lô, đề;

b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;

c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;

d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.

7. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam."

2. Xác định số tiền dùng để đánh bạc

Theo quy định tại Nghị quyết số 01/2010 (NQ 01/2010/NQ-HĐTP, ngày 22/10/2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao) thì việc xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ và của chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa ... như sau:

2.1. Đối với con bạc (theo khoản 5.1 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010):

a) Trường hợp người chơi số đề, cá độ có trúng số đề, thắng cược cá độ thì số tiền mà họ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ cộng với số tiền thực tế mà họ được nhận từ chủ đề, chủ cá độ.

Ví dụ: B mua 5 số đề với tổng số tiền là 100.000 đồng, tỷ lệ được thua 1/70 lần, trong đó có 4 số đề mua mỗi số 10.000 đồng, 1 số đề mua với số tiền 60.000 đồng, hành vi của B bị phát hiện sau khi có kết quả mở thưởng, kết quả bóng đá, kết quả đua ngựa... và B đã trúng số đề mua với số tiền 60.000 đồng thì số tiền B dùng đánh bạc trong trường hợp này là 100.000 đồng + (60.000 đồng × 70 lần) = 4.300.000 đồng.

b) Trường hợp người chơi số đề, cá độ không trúng số đề, không thắng cược cá độ hoặc bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì số tiền mà họ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ.

Ví dụ 1: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.1 khoản 5 Điều này, nếu B không trúng số nào thì số tiền B dùng đánh bạc trong trường hợp này là 100.000 đồng.

Ví dụ 2: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.1 khoản 5 Điều này, nếu hành vi của B bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì số tiền B dùng đánh bạc trong trường hợp này là 100.000 đồng (không phụ thuộc vào việc khi có kết quả mở thưởng B có trúng số đề hay không trúng số đề).

2. Đối với chủ lô, đề, cá độ (theo khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010):

a) Trường hợp có người chơi số đề, cá độ trúng số đề, thắng cược cá độ thì số tiền chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc là toàn bộ số tiền thực tế mà chủ đề, chủ cá độ đã nhận của những người chơi số đề, cá độ và số tiền mà chủ đề, chủ cá độ phải bỏ ra để trả cho người trúng (có thể là một hoặc nhiều người).

Ví dụ: D là chủ đề của 5 người chơi số đề khác nhau, mỗi người chơi một số đề với số tiền là 50.000 đồng (tổng cộng là 250.000 đồng); tỷ lệ được thua là 1/70 lần và có 2 người đã trúng số đề thì số tiền D dùng để đánh bạc trong trường hợp này là 250.000 đồng + (50.000 đồng × 70 lần × 2 người)  = 7.250.000 đồng.

b) Trường hợp không có người chơi số đề, cá độ trúng số đề, thắng cược cá độ hoặc bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng, kết quả bóng đá, kết quả đua ngựa... thì số tiền chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà chủ đề, chủ cá độ đã nhận của những người chơi số đề, cá độ.

Ví dụ 1: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.2 khoản 5 Điều này, nếu cả 5 người chơi không trúng số đề thì số tiền mà chủ đề dùng đánh bạc là 50.000 đồng × 5 người = 250.000 đồng.

Ví dụ 2: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.2 khoản 5 Điều này, nếu hành vi của D bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì số tiền D dùng đánh bạc trong trường hợp này là 50.000 đồng × 5 người = 250.000 đồng (không phụ thuộc vào việc khi có kết quả mở thưởng có hay không có người trúng số đề).

Ví dụ 3: A bị bắt quả tang khi đang đánh lô, tiền tang vật là 3 triệu đồng. A đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng đến chiều khi có kết quả đánh lô thì A lại trúng 3 triệu nữa. Vậy A có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với giá trị tang vật trên 5 triệu đồng không?

Trả lời: Như thông tin A cung cấp, số tiền đánh lô của A là 3 triệu và tiền trúng lô là 3 triệu, cộng vào là 6 triệu đồng. Thông thường, nếu việc A trúng lô sau đó bị cơ quan công an phát hiện thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc. Tuy nhiên, A đã bị bắt quả tang tại thời điểm vừa ghi lô xong, chưa biết kết quả. Vậy theo hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định tại điều 248 và 249 của Bộ luật hình sự do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành, số tiền A dùng đánh bạc trong trường hợp của bạn là 3 triệu đồng. Do hành vi của A đã bị ngăn chặn trước khi mở thưởng do vậy, số tiền thưởng 3 triệu sẽ không được cộng vào tiền tang vật dùng để đánh bạc. A chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc trái phép theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

LƯU Ý:

1. Xác định số tiền, hiện vật dùng để đánh bạc:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010 thì khi xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc cần phân biệt:

a) Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc được hướng dẫn tại khoản 3 Điều này;

b) Trường hợp đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa... thì một lần chơi số đề, một lần cá độ bóng đá, một lần cá độ đua ngựa... (để tính là một lần đánh bạc) được hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong một trận bóng đá, tham gia cá độ trong một kỳ đua ngựa... trong đó người chơi có thể chơi làm nhiều đợt. Trách nhiệm hình sự được xác định đối với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong các đợt đó.

Ví dụ 1: Tại kỳ đua ngựa thứ 39, tổ chức vào ngày 15-7-2010, trong khoảng thời gian từ 9 giờ đến 11 giờ A đã cá độ ba đợt cụ thể là đợt một 500.000 đồng, đợt hai 1.000.000 đồng, đợt ba 2.000.000 đồng, trong trường hợp này chỉ coi A đã đánh bạc một lần trong kỳ đua ngựa đó với tổng số tiền là 3.500.000 đồng.

Ví dụ 2: Ngày 20-7-2010, trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ, B mua ba số đề trong một lô đề cụ thể là: mua số 17 với số tiền là 500.000 đồng, mua số 20 với số tiền là 2.100.000 đồng, mua số 25 với số tiền 3.000.000 đồng; trong trường hợp này, chỉ coi B đánh bạc một lần.

Trong các trường hợp nêu tại ví dụ 1 và ví dụ 2 trên đây, nếu số tiền cá độ đua ngựa, số tiền mua số đề của mỗi đợt từ 5.000.000 đồng trở lên thì cũng không được áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật hình sự.

2. Xác định trách nhiệm hình sự người đánh bạc

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010 thì khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người đánh bạc không được tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của tất cả các lần đánh bạc, mà phải căn cứ vào từng lần đánh bạc để xem xét; cụ thể như sau:

a) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc đều dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (dưới 5 triệu đồng theo BLHS năm 2015) và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 (nay là Điều 321) của Bộ luật hình sự, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm) thì người đánh bạc không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc;

b) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của lần đánh bạc nào bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 5 triệu đồng trở lên theo BLHS 2015) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với lần đánh bạc đó;

c) Trường hợp đánh bạc từ hai lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 5 triệu đồng trở lên theo BLHS 2015) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật hình sự 2015. (Không phải cộng hai lần vào làm căn cứ định khung).

d) Trường hợp đánh bạc từ năm lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 5.000.000 đồng trở lên) và lấy tiền, hiện vật do đánh bạc mà có làm nguồn sống chính thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết định khung “có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 của Bộ luật hình sự 2015.

          Kết: Chơi lô, đề hay Ghi số số lô, đề là hành vi đánh bạc trái phép, có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu tránh nhiệm hình sự. Do đó, các bạn hãy cân nhắc trước khi chơi theo phương châm “Sự giàu có từ cờ  bạc chính là cái chết từ từ”. Cảm ơn các bạn!

Share:

Bài Đăng Nổi Bật

Những công nghệ thang máy phổ biến hiện nay

Thang máy được phân chia thành rất nhiều loại tuỳ theo mục đích sử dụng, tải trọng, xuất xứ, kích thước,… Hiện nay, cùng với sự phát triển c...

Tổng Số Lượt Xem Trang

Bài Đăng Phổ Biến