2022-12-26

Quy định của pháp luật về trồng, buôn bán, tàng trữ, sử dụng cây có chứa chất ma túy?

I. Cây có chứa chất ma túy

Nghị định số 57/2022/NĐ-CP, ngày 25/8/2022 Quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 8 năm 2022. gồm 04 danh mục:

Danh mục I: Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền.

Danh mục II: Các chất ma túy được sử dụng hạn chế trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Danh mục III: Các chất ma túy được sử dụng trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Danh mục IV: Các tiền chất (IVA: Các tiền chất thiết yếu, tham gia vào cấu trúc chất ma túy; IVB: Các tiền chất là hóa chất, dung môi, chất xúc tác dùng trong quá trình sản xuất chất ma túy).

Nghị định cũng quy định về trách nhiệm thi hành như sau:

- Bộ trưởng Bộ Công an, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm quản lý các thuốc thú y có chứa chất ma túy và tiền chất, chất ma túy và tiền chất dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc thú y theo quy định tại Nghị định số 105/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống ma túy.

- Khi phát hiện chất mới chưa có trong các danh mục chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định này liên quan đến mục đích bất hợp pháp hoặc theo quy định tại 03 Công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống ma túy thì Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan xem xét, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung và công bố các danh mục đó.

Các loại cây có chứa chất ma túy theo Danh mục của Chính phủ

Theo quy định tại Nghị định số 57/2022/NĐ-CP, những loại cây sau được liệt kê vào danh mục cây có chứa chất ma túy:

·        Cây cần sa

·        Lá Khat (Lá cây Catha edulis)

·        Cây thuốc phiện (Cây anh túc)

(Danh mục I)

·        Cây cô ca

(Danh mục II)

II. Quy định của pháp luật về trồng, buôn bán, tàng trữ, sử dụng cây có chứa chất ma túy

1. Một số khái niệm:

1.1. “Chất ma túy” là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành. Trong đó, cần phân biệt các trường hợp sau:

a) Đối với các chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch hoặc chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng thì không coi toàn bộ dung dịch hoặc dung dịch pha loãng này là chất ma túy ở thể lỏng mà cần xác định hàm lượng chất ma túy trong dung dịch để tính, trọng lượng chất ma túy đó.

Ví dụ: Thuốc phiện, hêrôin được hòa thành dung dịch thì không coi toàn bộ dung dịch này là chất ma túy ở thể lỏng mà cần xác định hàm lượng moócphin cùng với các thành phần khác của thuốc phiện trong dung dịch để tính trọng lượng của thuốc phiện hoặc xác định hàm lượng moócphin cùng với các thành phần khác của hêrôin để tính trọng lượng hêrôin”.

b) Đối với xái thuốc phiện thì không coi là nhựa thuốc phiện mà phải xác định hàm lượng moocphin trong xái thuốc phiện để tính trọng lượng của thuốc phiện.

1.2. “Tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy” là các hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy được quy định trong các danh mục tiền chất do Chính phủ ban hành.

1.3. “Phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy” là những vật được sản xuất ra với chức năng chuyên dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy hay tuy được sản xuất ra với mục đích khác, nhưng đã được sử dụng chuyên vào mục đích sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.

1.4. Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại và trọng lượng chất ma túy, tiền chất thu giữ được. Bắt buộc phải trưng cầu giám định hàm lượng để xác định trọng lượng chất ma túy trong các trường hợp sau:

a, Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch;

b, Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng;

c, Xái thuốc phiện;

d, Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;

Ngoài các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d tiết 1.4 Mục này, nếu có căn cứ và xét thấy cần thiết, Tòa án trực tiếp trưng cầu giám định để bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật.

Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy hoặc không phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi phạm tội ý thức rằng chất đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy.

Trường hợp một người biết là chất ma túy giả nhưng làm cho người khác tưởng là chất ma túy thật nên mua bán, trao đổi… thì người đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm về ma túy mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự, nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác nữa trong cấu thành tội phạm của tội này.

Trường hợp không thu giữ được vật chứng là chất ma túy, tiền chất nhưng có căn cứ xác định được trọng lượng chất ma túy, tiền chất mà người phạm tội đã mua bán, vận chuyển, tàng trữ hoặc chiếm đoạt thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh và điều khoản tương ứng.

2. Quy định của pháp luật về trồng, buôn bán, tàng trữ, sử dụng cây có chứa chất ma túy (Điều 247 đến 259 BLHS2015, sửa đổi bổ sung 2017)

Điều 247. Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy

1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Với số lượng 3.000 cây trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

4. Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

Chủ thể của tội phạm:

Cũng như chủ thể của các tội phạm khác, chủ thể của tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý có thể là bất kỳ ai đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các Điều 12.

Chủ yếu là đồng bào sinh sống ở các vùng cao, nơi có điều kiện trồng được cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Do lỗi cố ý trực tiếp, tức là nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm, thấy trước được tác hại của hành vi trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý mặc dù đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn cố tình vi phạm. Không có trường hợp nào do cố ý gián tiếp.

Khách thể của tội phạm:

Là chế độ quản lý của Nhà nước về việc trồng cây thuốc phiện hoặc các cây có chứa chất ma tuý, tức là việc Nhà nước có chính sách để loại bỏ việc trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý.

Đối tượng tác động của tội phạm này là cây có chứa chất ma tuý như cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa…

Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi khách quan:

Người phạm tội trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý chỉ có hành vi khách quan duy nhất là “trồng”. Hành vi này nhất thiết phải là hành động và được biểu hiện nhiều dạng khác nhau như: làm đất, gieo hạt, ươm cây, chăm bón. Một người có thể thực hiện hết các việc trong quá trình trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý, nhưng cũng có thể chỉ thực hiện một hoặc một số việc, nhưng đều với mục đích là nhằm trồng được cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý. Nếu vì lý do khách quan mà người trồng cây thuốc phiện hoặc cây khác có chứa chất ma tuý không thu hoạch được nhựa thuốc phiện như ý muốn thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trồng cây thuốc phiện hoặc cây khác có chứa chất ma tuý.

+ Hậu quả:

Hậu quả của hành vi trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý gây ra là những thiệt hại vật chất và phi vật chất cho xã hội, nhưng chủ yếu là những thiệt hại phi vật chất như: làm cho chính sách xoá bỏ việc trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý của Nhà nước không thực hiện được hoặc làm cho tình trạng tái trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý đã được

Những thiệt hại về vật chất cũng có thể xảy ra nhưng là những thiệt hại gián tiếp như gây thiệt hại đến ngân sách dành cho việc xoá bỏ việc trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý.

Lưu ý: Hậu quả của hành vi trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Hậu quả có xảy ra hay không, không có ý nghĩa định tội mà nó chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.

Điều 248. Tội sản xuất trái phép chất ma túy

1. Người nào sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

e) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;

h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 200 mililít;

i) Tái phạm nguy hiểm;

k) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm đ đến điểm h khoản này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;

c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

d) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;

đ) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 200 mililít đến dưới 750 mililít;

e) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm đ khoản này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

c) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

d) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

đ) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm d khoản này.”

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội sản xuất trái phép chất ma túy là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội thực hiện hành vi sản xuất trái phép chất ma túy là do cố ý, chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp. Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm, thấy trước được tác hại của hành vi sản xuất trái phép chất ma túy nhưng vẫn cố tình vi phạm.

Mục đích của tội sản xuất trái phép chất ma túy có thể là để người phạm tội sử dụng ma túy hoặc để kiếm lợi nhuận từ việc sản xuất trái phép chất ma túy.

Khách thể của tội phạm:

Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến các quy định về quản lý chất ma túy của Nhà nước.

Khách thể của tội sản xuất trái phép chất ma tuý là chế độ quản lý của Nhà nước về việc chế xuất, điều chế, pha chế chất ma tuý. Việc sản xuất chất ma tuý dùng vào việc chữa bệnh hoặc mục đích xã hội phải được Nhà nước cho phép. Hiện nay, việc sản xuất một số chất ma tuý chủ yếu trong lĩnh vực y tế nhằm mục đích chữa bệnh dưới dạng thuốc tân dược và được quy định rất chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu quản lý, bán và sử dụng.

Mặt khách quan của tội phạm:

Mặt khách quan của tội phạm này có dấu hiệu sau:

+ Hành vi khách quan:

Có hành vi sản xuất chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào. Người phạm tội sản xuất trái phép chất ma tuý có thể thực hiện một hoặc một số hành vi để tạo ra chất ma tuý. Các hành vi đó là chiết xuất, điều chế…

Việc sản xuất các chất dùng cho công tác nghiên cứu y học hoặc để bào chế thuốc chữa bệnh được Nhà nước quy định rất chặt chẽ, vì vậy phải tuân thủ đầy đủ các quy định của Nhà nước về sảr xuất các chất ma túy. Bị coi là sản xuất trái phép chất ma túy khi sản xuất không được phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc không đúng với nội dung của giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Hậu quả của hành vi sản xuất trái phép chất ma tuý không phải là dấu hiệu bắt buộc để định tội mà chỉ có ý nghĩa xem xét khi quyết định hình phạt. Tội phạm được coi là hoàn thành từ khi người phạm tội có hành vi sản xuất trái phép ra chất ma tuý, không phân biệt só lượng nhiều hay ít. Nếu người phạm tội đã thực hiện hành vi chiết xuất, điều chế nhằm sản xuất ra chất ma tuý nhưng chưa tạo ra được chất ma tuý mà mình mong muốn thì coi là phạm tội chưa đạt.

Lưu ý:

Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đểu phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma túy, tiền chất. Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy hoặc không phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi ý thức rằng chất đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy.

+ Các dấu hiệu khách quan khác:

Trường hợp một người biết là chất ma túy giả nhưng làm cho người khác tưởng là chất ma túy thật nên mua bán, trao đổi… thì người đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm về ma túy mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự, nếu có đủ các dấu hiệu khác trong cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Điều 249. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy

1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 250, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;

c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;

d) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;

h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;

i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;

e) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

g) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

h) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

i) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;

k) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

l) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;

m) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;

n) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm e đến điểm m khoản này;

o) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của các tội phạm nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên ngươi tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy (nêu ở mục c của khái niệm của tội này) đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội thực hiện hành vi tàng trữ  trái phép chất ma túy là do cố ý, chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp. Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm, thấy trước được tác hại của hành tàng trữ trái phép chất ma túy nhưng vẫn cố tình vi phạm.

Mục đích của tội tàng trữ trái phép chất ma túy có thể là để người phạm tội sử dụng ma túy hoặc mục đích khác và không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy.

Khách thể của tội phạm:

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy.

Khách thể của tội tàng trữ trái phép chất ma tuý là chế độ quản lý của Nhà nước về việc bảo quản chất ma tuý. Việc bảo quản chất ma tuý dùng vào việc chữa bệnh hoặc mục đích xã hội phải được Nhà nước cho phép. Hiện nay, việc bảo quản một số chất ma tuý để sản xuất sản phẩm chủ yếu trong lĩnh vực y tế nhằm mục đích chữa bệnh dưới dạng thuốc tân dược và được quy định rất chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu quản lý, bán và sử dụng.

Mặt khách quan của tội phạm:

          Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy bao gồm hành vi cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy.

          Cần lưu ý, trường hợp tàng trữ trái phép chất ma túy cho người khác mà biết rõ người này mua bán trái phép chất ma túy thì hành vi cất giữ ma túy không phải là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Trường hợp hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy nhằm mục đích bán trái phép chất ma túy thì định tội mua bán trái phép chất ma túy.

Điều 250. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy

1. Người nào vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 249, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;

c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;

d) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;

h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;

i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;

e) Qua biên giới;

g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

h) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

i) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

k) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;

l) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

m) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;

n) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;

o) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản này;

p) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.”.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của các tội phạm nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên ngươi tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy (nêu ở mục c của khái niệm của tội này) đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội thực hiện tội phạm nêu trên với lỗi cố ý; Người phạm tội thực hiện tội phạm trên với lỗi cố ý (là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra; hoặc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra).

Khách thể của tội phạm:

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy.

Mặt khách quan của tội phạm:

“Vận chuyển trái phép chất ma túy” là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách v.v…) mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác. Người giữ hộ, hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác, mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm.

Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy

1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi;

g) Qua biên giới;

h) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

i) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

k) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

l) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;

m) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

n) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;

o) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;

p) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm h đến điểm o khoản này;

q) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.”.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của các tội phạm nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên ngươi tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy (nêu ở mục c của khái niệm của tội này) đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội thực hiện tội phạm nêu trên với lỗi cố ý;

Người phạm tội thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy là do cố ý, chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp. Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm, thấy trước được tác hại của hành vi mua bán trái phép chất ma túy nhưng vẫn cố tình vi phạm.

Khách thể của tội phạm:

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy.

Khách thể của tội mua bán trái phép chất ma tuý là chế độ quản lý của Nhà nước về việc mua bán chất ma tuý. Việc mua bán chất ma tuý dùng vào việc chữa bệnh hoặc mục đích xã hội phải được Nhà nước cho phép. Hiện nay, việc mua bán một số chất ma tuý để sản xuất sản phẩm chủ yếu trong lĩnh vực y tế nhằm mục đích chữa bệnh dưới dạng thuốc tân dược và được quy định rất chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu quản lý, mua bán và sử dụng.

Mặt khách quan của tội phạm:

Đối với tội mua bán trái phép chất ma túy. Mặt khách quan thể hiện qua một trong các hành vi sau:

+  Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không kể có thu lợi hay không).

+  Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.

+  Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.

+  Tàng chữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác (nếu không có mục đích bán lại cho người khác thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy).

+  Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác (nếu không có mục đích bán lại cho người khác thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy).

+  Dùng chất ma túy (thay cho tiền) nhằm trao đổi thanh toán trái phép (chẳng hạn mua hàng hóa rồi dùng chất ma túy để trả thay vì trả tiền).

+  Dùng tài sản không phải là tiền (như vàng, xe gắn máy…) nhằm đem trao đổi, thanh toán…lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác.

Hậu quả của tội phạm là những thiệt hại phi vật chất, chính sách quản lý của Nhà nước đối với các chất ma tuý. Hậu quả không phải dấu hiệu định tội bắt buộc của tội phạm. Tội phạm hoàn thành khi có hành vi mua trái phép ma túy xảy ra.

Điều 252. Tội chiếm đoạt chất ma túy

1. Người nào chiếm đoạt chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 249, 250 và 251 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;

c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;

d) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;

h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;

i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;

e) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

g) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

h) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

i) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;

k) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

l) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;

m) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;

n) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm e đến điểm m khoản này;

o) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của các tội phạm nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy (nêu ở mục c của khái niệm của tội này) đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội thực hiện tội phạm nêu trên với lỗi cố ý;

Người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt chất ma túy là do cố ý, chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp. Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm, thấy trước được tác hại của hành chiếm đoạt chất ma túy nhưng vẫn cố tình vi phạm.

Khách thể của tội phạm:

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy.

Khách thể của tội chiếm đoạt chất ma tuý là chế độ quản lý của Nhà nước đối với chất ma tuý. Cả chất ma túy và hành vi chiếm đoạt tài sản đều là đối tượng bị pháp luật Việt Nam nghiêm cấm. Hiện nay, việc sản xuất, bảo quản, mua bán,… một số chất ma tuý để sản xuất sản phẩm chủ yếu trong lĩnh vực y tế nhằm mục đích chữa bệnh dưới dạng thuốc tân dược và được quy định rất chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu quản lý, bán và sử dụng.

Mặt khách quan của tội phạm:

+ Đối với tội chiếm đoạt chất ma túy. Mặt khách quan thể hiện qua các hành vi chiếm đoạt chất ma túy như: cướp, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp, lừa đảo. lạm dụng tín nhiệm…để chiếm đoạt chất ma túy. Đặc điểm của mặt khách quan của tội này là hành vi thực hiện giống như ở các tội xâm phạm sở hữu, nhưng khác về đối tượng chiếm đoạt (ở đây là chất ma túy).

+ Trường hợp người có hành vi chiếm đoạt chất ma túy nhằm mục đích bán lại cho người khác thì họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh đầy đủ đối với hành vi đã thực hiện theo Điều 194 và họ chỉ phải chịu một hình phạt.

Lưu ý: Chất gây nghiện, chất hướng thần là chất ma túy; còn thuốc gây nghiện, chất hướng thần là chất để chữa bệnh (chỉ chứa một hàm lượng nhất định chất ma túy) và được quản lý theo quy chế quản lý dược phẩm của Bộ y tế. Người nào không thuộc đối tượng quy định tại Bộ luật Hình sự (xem phụ lục) mà vi phạm trong việc sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần nhằm mục đích kinh doanh thuốc chữa bệnh hoặc để chữa bệnh thì bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội phạm tương ứng khác không phải là tội phạm về ma túy (ví dụ: Tội kinh doanh trái phép, tội buôn lậu…).

Trường hợp sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần trái phép nhằm thỏa mãn nhu cầu về sử dụng trái phép chất ma túy cho mình hoặc cho người khác thì bị xử lý về tội phạm ma túy tương ứng (nếu thỏa mãn điều kiện về trọng lượng chất ma túy theo quy định của pháp luật).

Điều 253. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy

1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 50 gam đến dưới 200 gam;

c) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích từ 75 mililít đến dưới 300 mililít

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 200 gam đến dưới 500 gam;

e) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích từ 300 mililít đến dưới 750 mililít;

g) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;

h) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm:

a) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 500 gam đến dưới 1.200 gam;

b) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích từ 750 mililít đến dưới 1.800 mililít.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng 1.200 gam trở lên;

b) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích 1.800 mililít trở lên.

5. Trường hợp phạm tội có cả tiền chất ở thể rắn và tiền chất ở thể lỏng thì được quy đổi để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự, với tỷ lệ 01 gam tiền chất ở thể rắn tương đương với 1,5 mililít tiền chất ở thể lỏng. Sau khi quy đổi, số lượng tiền chất thuộc khoản nào, thì người thực hiện hành vi phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản đó.”.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể các tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội thực hiện các tội phạm nêu trên với lỗi cố ý.

Người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý thực hiện hành vi phạm tội của mình do lỗi cố ý trực tiếp, tức là nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm, thấy trước được tác hại của hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý nhưng vẫn thực hiện.

Mục đích của người phạm tội là dấu hiệu bắt buộc, nếu không chứng minh được người phạm tội biết dùng tiền chất vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý thì không truy cứu trách nhiệm hình sự họ về tội “tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý” được mà tuỳ trường hợp cụ thể họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm sở hữu nếu hành vi của họ cấu thành các tội phạm đó.

Khách thể của tội phạm:

Hành vi phạm các tội nêu trên đã xâm phạm các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy.

Khách thể của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy là chế độ quản lý của Nhà nước đối với tiền chất ma tuý. Hiện nay, việc sản xuất, bảo quản, mua bán,… một số tiền chất ma tuý để sản xuất sản phẩm chủ yếu trong lĩnh vực y tế nhằm mục đích chữa bệnh dưới dạng thuốc tân dược và được quy định rất chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu quản lý, bán và sử dụng.

Mặt khách quan của tội phạm:

Mặt khách quan của các tội nêu trên có một trong các hành vi sau:

+  Tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.

+  Vận chuyển tiền chất vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.

+  Mua bán tiền chất vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.

+  Chiếm đoạt tiền chất vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.

Hậu quả của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy không phải là yếu tố bắt buộc để định tội.

Những thiệt hại do hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy gây ra cho xã hội chính là những thiệt hại phi vật chất (chính sách quản lý của Nhà nước đối với phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy ). Riêng đối với hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy là tham gia vào quá trình làm tăng số lượng chất ma tuý trong xã hội hoặc tăng người sử dụng trái phép chất ma tuý trong xã hội.

Số lượng phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy mà người phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép cũng được coi là hậu quả của tội phạm nhưng hậu quả này chỉ là những thiệt hại gián tiếp cho xã hội và đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt, số lượng càng lớn thì thiệt hại cho xã hội càng nhiều và người phạm tội bị phạt càng nặng.

Lưu ý: Cần lưu ý người tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự khi các hành vi đó được thực hiện nhằm mục đích sản xuất trái phép chất ma túy hoặc nhằm bán lại người khác để họ sản xuất trái phép chất ma túy.

Trường hợp không chứng minh được mục đích nhằm sản xuất trái phép chất ma túy hoặc mục đích nhằm bán lại cho người khác để họ sản xuất trái phép chất ma túy thì không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự mà tùy từng trường hợp cụ thể có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác theo quy định của Bộ luật Hình sự.

+ Trong trường hợp tiền chất có trọng lượng dưới 50 gram (đối với tiền chất ở thể rắn) hoặc dưới 75 mililit (đối với tiền chất ở thể lỏng) thì áp dụng khoản 2 Điểu 8 Bộ luật Hình sự 2015 để không truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phải bị xử lý hành chính.

+ Người nào biết người khác đi mua chất ma túy để sử dụng trái phép mà gửi tiền nhờ mua hộ chất ma túy để sử dụng và sau khi mua được chất ma túy người đi mua bị bắt giữ, thì việc xác định trọng lượng chất ma túy để xem xét trách nhiệm đối với từng người sau:

·        Người mua hộ chỉ phải chịu trách nhiệm về trọng lượng chất ma túy mà họ nhờ mua hộ;

·        Người đi mua phải chiu trách nhiệm về trọng lượng chất ma túy đã mua được (cho bản thân và mua hộ);

·        Người nào biết người khác mua chất ma túy để sử dụng trái phép mà dùng phương tiện để chở họ cùng chất ma túy và bị bắt giữ nếu xét thấy trọng lượng chất ma túy đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy, thì người đó là đồng phạm với người mua về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy.

·        Trong trường hợp nhiều người nghiện ma túy cùng góp tiền mua chất ma túy để sử dụng trái phép và bị bắt giữ nếu tổng trọng lượng chất ma túy mua được đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy, thì họ cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy; nếu trọng lượng chất ma túy chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này, thì đối với người nào có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội sử dụng trái phép chất ma túy, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép chất ma túy.

Người nào nghiện ma túy có chất ma túy hoặc bỏ tiền mua chất ma túy cho những người nghiện ma túy khác cùng sử dụng và bị bắt giữ nếu trọng lượng chất ma túy đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy; nếu trọng lượng ma túy chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này, thì đôi với người nào có đủ các yếu tố cấu thành tội sử dụng trái phép chất ma túy, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép chất ma túy.

Điều 254. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy

1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Có số lượng từ 06 đơn vị đến 19 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Có số lượng  20 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại trở lên;

e) Vận chuyển, mua bán qua biên giới ;

g) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được phương tiện, dụng cụ mà người phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán sẽ được dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý và thấy rõ hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện.

Khách thể của tội phạm:

Hành vi phạm tội nêu trên đã xâm phạm các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng các chất ma túy.

Đối tượng tác động của tội phạm này là phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy. Cho đến nay, chưa có tài liệu nào công bố danh mục các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý.

Khách thể của sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy là chế độ quản lý của Nhà nước đối với chất ma tuý. Hiện nay, việc sản xuất, bảo quản, mua bán,… một số chất ma tuý để sản xuất sản phẩm chủ yếu trong lĩnh vực y tế nhằm mục đích chữa bệnh dưới dạng thuốc tân dược và được quy định rất chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu quản lý, bán và sử dụng.

Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi khách quan của tội phạm này là việc thực hiện một trong những hành vi sau đây:

+ Hành vi sản xuất các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng chất ma tuý. Đó là hành vi chế tạo, gia công, cải tiến một hoặc hàng loạt các phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng chất ma tuý.

+ Hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý: Là hành vi cất giữ bất hợp pháp chất ma tuý ở bất kỳ nơi nào mà không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma tuý khác. Hành vi tàng trữ bị coi là trái phép khi hành vi đó được thực hiện hoàn toàn không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.

+ Hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý: Là hành vi chuyển dịch trái phép chất ma tuý từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào như mang theo người, chuyển qua đường bưu điện, đường hàng không… mà không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma tuý khác.

+ Hành vi mua bán trái phép chất ma tuý: Là hành vi trao đổi trái phép chất ma tuý, thông qua hành vi mua và bán, hoặc hành vi mua nhằm mục đích để bán hoặc hành vi bán trái phép chất ma tuý nhằm kiếm lời.

Tội phạm được hoàn thành từ thời điểm thực hiện hành vi khách quan kể trên.

Hậu quả của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy không phải là yếu tố bắt buộc để định tội.

Những thiệt hại do hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy gây ra cho xã hội chính là những thiệt hại phi vật chất (chính sách quản lý của Nhà nước đối với phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy ). Riêng đối với hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy là tham gia vào quá trình làm tăng số lượng chất ma tuý trong xã hội hoặc tăng người sử dụng trái phép chất ma tuý trong xã hội.

Số lượng phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy mà người phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép cũng được coi là hậu quả của tội phạm nhưng hậu quả này chỉ là những thiệt hại gián tiếp cho xã hội và đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt, số lượng càng lớn thì thiệt hại cho xã hội càng nhiều và người phạm tội bị phạt càng nặng.

Lưu ý:

Khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy cần phân biệt:

+ Chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp việc sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán các phương tiện, dụng cụ để dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy;

+ Người lần đầu sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán các phương tiện, dụng cụ để dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy và chỉ dùng các phương tiện, dụng cụ này để bản thân họ sử dụng trái phép chất ma túy, thì chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phải bị xử lý hành chính. Trường hợp đã bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 255. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

1. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;

d) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

đ) Đối với người đang cai nghiện;

e) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

g) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;

d) Đối với người dưới 13 tuổi.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

b) Làm chết 02 người trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

Chủ thể của tội phạm:

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

Mặt chủ quan của tội phạm:

+ Lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý. Tức là người phạm tội biết rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy được trước các tác hại của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy nhưng vẫn thực hiện. Như vậy, hành vi chỉ có thể được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp, không tồn tại trường hợp nào do lỗi cố ý gián tiếp.

+ Mục đích, động cơ phạm tội: mong muốn đưa chất ma túy vào cơ thể người khác với nhiều cách và mục đích khác nhau nhưng chủ yếu là vì mục đích vụ lợi. Đây là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm. Tức là các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh mục đích của người phạm tội. Nếu không chứng minh được mục đích của người phạm tội là mong muốn đưa chất ma tuý vào cơ thể của người khác thì không phải là phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, mà tuỳ trường hợp cụ thể người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý, tội mua bán trái phép chất ma tuý…hoặc sử phạt hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý.

Khách thể của tội phạm:

Là chế độ quản lí của nhà nước về việc sử dụng chất ma túy với mục đích chữa bệnh. Bởi vậy, quan hệ xã hội bị xâm phạm còn bao gồm cả tính mạng, sức khỏe, trật tự an toàn xã hội.

Đối tượng tác động của tội phạm này chính là người sử dụng chất ma túy. Tuy nhiên, người sử dụng trái phép chất ma túy không phải là nạn nhân mà ngược lại họ là người chủ động sử dụng ma tuý.

Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi khách quan:

Người phạm tội thực hiện nhiều hành vi khách quan khác nhau, còn tổ chức chỉ là quy mô của tội phạm cũng như phạm tội có tổ chức là tình tiết là yếu tố định khung hình phạt trong nhiều tội phạm. Vì vậy, khi nghiên cứu hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý cầ phân biệt với tình tiết phạm tội có tổ chức và người tổ chức trong vụ án có đồng phạm.

Phạm tội tổ chức nhất thiết phải có từ 2 người trở lên. Là một hình thức đồng phạm có sự kết cấu chặt chẽ, có sự phân công trách nhiệm cụ thể. Người tổ chức: là người chủ mưu, cầm đầu chỉ huy việc thực hiện tội phạm, nói lên vai trò nhiệm vụ của một người trong một vụ án có đồng phạm, còn hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý không nhất thiết phải là người cầm đầu trong một vụ án tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý.

Như vậy tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý chỉ có một hành vi khách quan là hành vi tổ chức. Hành vi này được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:

- Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa ma tuý vào cơ thể người khác

Trường hợp phạm tội này, người phạm tội thực hiện hành vi của mình như người tổ chức trong vụ án có tổ chức, nhưng việc chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động để đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể người khác. Người khác ở đây là người có nhu cầu sử dụng chất ma tuý.

- Thuê, mượn địa điểm, sử dụng địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc do mình quản lý…để sử dụng ma tuý và đưa ma tuý vào cơ thể người khác.

Muốn sử dụng trái phép chất ma tuý thì phải có địa điểm. Tuy nhiên địa điểm để sử dụng trái phép chất ma tuý cũng đa dạng như địa điểm đối với hành vi tổ chức đánh bạc. Có thể là những điểm tĩnh như: nhà ở, trụ sở cơ quan, trường học, khách sạn, nhà hàng, quán nước, vườn cây, chòi cá… nhưng cũng có thể trên các phương tiện giao thông như: máy bay, tầu thuỷ, tầu hoả, ô tô, thuyền, bè… Trong các địa điểm trên, có loại thuộc quyền quản lý của Nhà nước, của tập thể, của tổ chức… nhưng có loại thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của cá nhân.

- Cung cấp trái phép chất ma tuý (trừ hành vi bán trái phép chất ma tuý) cho người khác để họ sử dụng trái phép chất ma tuý.

Đây là trường hợp người phạm tội có chất ma tuý dưới bất kỳ nguồn nào như: mua được, xin được, được cho, được gửi giữ, nhặt được… rồi đem chất ma tuý đó cung cấp cho người khác để họ sử dụng trái phép. Nếu bán chất ma tuý đó cho người khác để họ sử dụng trái phép thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma tuý.

- Chuẩn bị chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ, sản xuất…) nhằm đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể người khác.

- Tìm người sử dụng chất ma tuý cho người tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý nhằm đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể của người họ.

- Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào ( mua, xin, tàng trữ, sản xuất…), nhằm dùng chúng để đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể người khác

Trường hợp phạm tội này người phạm tội không chuẩn bị chất ma tuý mà chuẩn bị phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma tuý và dùng các phương tiện, dụng cụ này để đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể người khác.

- Các hành vi khác giúp người khác sử dụng trái phép chất ma tuý như: cho người khác tiền, cho người khác vay tiền để người đó mua chất ma tuý sử dụng trái phép, cho người khác tài sản, cho người khác vay tài sản không phải là tiền để người đó đổi lấy chất ma tuý sử dụng trái phép; giúp người khác hút, hít trái phép chất ma tuý; giúp người khác tiêm, chích trái phép chất ma tuý…

+ Hậu quả

Hậu quả của hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý là những thiệt hại cho xã hội, trong đó trực tiếp gây ra những thiệt hại về trật tự an toàn xã hội, tính mạng, sức khoẻ của chính người sử dụng trái phép chất ma tuý. Tuy nhiên, hậu quả của tội phạm này không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ có xẩy ra đối với người sử dụng trái phép chất ma tuý thì những thiệt hại đó là yếu tố định khung hình phạt.

Điều 256. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy

1. Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 255 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với người dưới 16 tuổi;

d) Đối với 02 người trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

Chủ thể của tội phạm:

Cũng như chủ thể của các tội phạm khác, chủ thể của tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy cũng phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các Điều 12 Bộ luật hình sự.

Mặt chủ quan của tội phạm: lỗi có ý

Khách thể của tội phạm:

Khách thể của tội “chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy” cũng tương tự như khách thể của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, đó là chế độ quản lý của Nhà nước về việc sử dụng chất ma tuý vào các mục đích chữa bệnh và vì vậy, quan hệ xã hội bị xâm phạm còn bao gồm cả tính mạng, sức khoẻ, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là chế độ quản lý về việc sử dụng chất ma tuý.

Đối tượng tác động của tội phạm này chính là người sử dụng ma tuý, nếu không có người sử dụng chất ma tuý thì không thể có người chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý. Người sử dụng chất ma tuý lại không phải là người bị hại mà ngược lại trong một số trường hợp nếu thoả mãn các dấu hiệu của tội sử dụng trái phép chất ma tuý thì họ còn là người phạm tội.

Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi khách quan.

Hai hành vi chính đó là: cho thuê hoặc cho mượn địa điểm để người khác đưa chất ma tuý vào cơ thể của họ. Ngoài hai hành vi chính thì nhà làm luật còn quy định bất kỳ hành vi khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý đêu là hành vi phạm tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý.

Như vậy, bất kỳ hành vi nào chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý đều là hành vi phạm tội.

- Cho thuê địa điểm để chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý là dùng địa điểm thuộc quyền sở hữu của mình hoặc do mình quản lý hoặc chiếm hữu (hợp pháp hoặc bất hợp pháp) cho người khác sử dụng trái phép chất ma tuý và được người sử dụng trái phép chất ma tuý trả tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.

Hành vi cho thuê địa điểm cũng tương tự như hành vi cho thuê địa điểm ở tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, chỉ khác ở chỗ: Người cho thuê địa điểm trong tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý là để đưa chất ma tuý vào cơ thể người khác, còn trong tội chứa chấp sử dụng trái phép chất ma tuý người cho thuê địa điểm không có hành vi đưa chất ma tuý vào cơ thể người khác mà việc đưa chất ma tuý vào cơ thể người khác là do người sử dụng trái phép chất ma tuý tự đưa chất ma tuý vào cơ thể của họ hoặc nếu có nhiều người thì có thể họ đưa chất ma tuý vào cơ thể của nhau. Trong trường hợp này, những người sử dụng trái phép chất ma tuý có thể có người có hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, còn người cho thuê địa điểm chỉ pham tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý.

- Cho mượn địa điểm để chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý là dùng địa điểm thuộc quyền sở hữu của mình hoặc do mình quản lý hoặc chiếm hữu (hợp pháp hoặc bất hợp pháp) cho người khác sử dụng trái phép chất ma tuý nhưng không buộc người sử dụng trái phép chất ma tuý phải trả tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.

Nếu người có địa điểm để người khác sử dụng trái phép chất ma tuý nhưng không biết có việc sử dụng trái phép chất ma tuý thì không phải là hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý.

- Hành vi khác chứa chấp sử dụng trái phép chất ma tuý là ngoài hành vi cho thuê hoặc cho mượn địa điểm nhưng vẫn chứa chấp được việc sử dụng trái phép chất ma tuý.

Hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý vừa là hành vi giúp người khác sử dụng trái phép chất ma tuý vừa là hành vi che giấu việc sử dụng trái phép chất ma tuý của người khác. Tuy nhiên, không phải hành vi che giấu hoặc không tố giác nào cũng là hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý, mà chỉ có một số trường hợp hành vi che giấu hoặc không tố giác đã trực tiếp giúp người khác sử dụng trái phép chất ma tuý mới là hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý.

+ Hậu quả:

Hậu quả của các tội phạm về ma tuý nói chung và hậu quả của tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy nói riêng không phải là yếu tố bắt buộc để định tội. Những thiệt hại do hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy gây ra cho xã hội chính là những thiệt hại phi vật chất ( chính sách quản lý của Nhà nước đối với sử dụng trái phép chất ma túy). Riêng đối với hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy là tham gia vào quá trình làm tăng số lượng người sử dụng trái phép chất ma tuý trong xã hội.

Điều 257. Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;

d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;

đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

e) Đối với 02 người trở lên;

g) Đối với người đang cai nghiện;

h) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

k) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;

b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;

c) Đối với người dưới 13 tuổi.

4. Phạm tội trong trường hợp làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý cũng phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự

Mặt chủ quan của tội phạm:

+ Lỗi: Người phạm tội thực hiện các tội phạm nêu trên với lỗi cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm, thấy trước được tác hại của hành vi cưỡng bức hoặc lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy nhưng vẫn thực hiện.

+ Mục đích của người phạm tội là dấu hiệu bắt buộc, tức là người phạm tội mong muốn người khác sử dụng trái phép chất ma tuý với nhièu động cơ khác nhau. Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh mục đích của người phạm tội. Nếu không chứng minh được mục đích của người phạm tội là mong muốn người mà mình cưỡng bức sử dụng trái phép chất ma tuý thì không phải là phạm tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.

Khách thể của tội phạm:

Các hành vi phạm tội nêu ở trên xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng các chất ma túy và gián tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác.

Đối tượng tác động của tội phạm này chính là người sử dụng ma tuý, nếu không có người sử dụng chất ma tuý thì không thể có người phạm tội tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý. Tuy nhiên, người sử dụng chất ma tuý lại không phải là người bị hại mà ngược lại trong một số trường hợp nếu thoả mãn các dấu hiệu của tội sử dụng trái phép chất ma tuý thì họ còn là người phạm tội.

Khách thể của tội “cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy” là chế độ quản lý của Nhà nước về việc sử dụng chất ma tuý vào các mục đích chữa bệnh và vì vậy, quan hệ xã hội bị xâm phạm còn bao gồm cả tính mạng, sức khoẻ, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là chế độ quản lý về việc sử dụng chất ma tuý.

Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi:

Đối với tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy, có các dấu hiệu sau đây:

- Có hành vi dùng vũ lực (dùng sức mạnh vật chất để tấn công người khác), đe dọa sử dụng vũ lực (tức đe dọa sử dụng sức mạnh vật chất) gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe đối với người khác để uy hiếp tinh thần họ nhằm buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ.

- Có hành vi dùng thủ đoạn khác như đe dọa đốt nhà, làm mất danh dự, nhân phẩm của người bị hại…làm cho họ lo sợ thực sự và chấp nhận sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ.

+ Hậu quả:

Hậu quả của hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là những thiệt hại cho xã hội, trong đó trực tiếp gây ra những thiệt hại về trật tự an toàn xã hội, tính mạng, sức khoẻ của chính người sử dụng trái phép chất ma tuý. Tuy nhiên, hậu quả của tội phạm này không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ có xẩy ra đối với người sử dụng trái phép chất ma tuý thì những thiệt hại đó là yếu tố định khung hình phạt.

Điều 258. Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

1. Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;

d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;

đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

e) Đối với 02 người trở lên;

g) Đối với người đang cai nghiện;

h) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

k) Tái phạm nguy hiểm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây chết người;

b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;

c) Đối với người dưới 13 tuổi.

3. Phạm tội trong trường hợp gây chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý cũng phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự

Mặt chủ quan của tội phạm:

+ Lỗi: Người phạm tội thực hiện các tội phạm nêu trên với lỗi cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm, thấy trước được tác hại của hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy nhưng vẫn thực hiện.

+ Mục đích của người phạm tội là dấu hiệu bắt buộc, tức là người phạm tội mong muốn người khác sử dụng trái phép chất ma tuý với nhièu động cơ khác nhau. Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh mục đích của người phạm tội. Nếu không chứng minh được mục đích của người phạm tội là mong muốn người mà mình lôi kéo sử dụng trái phép chất ma tuý thì không phải là phạm tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.

Khách thể của tội phạm:

Các hành vi phạm tội nêu ở trên xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng các chất ma túy và gián tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác.

Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi:

– Có hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục người khác sử dụng trái phép chất ma túy (thường là đối tượng tuổi còn trẻ hoặc là người chưa thành niên) để họ tự nguyện sử dụng trái phép chất ma túy

– Có hành vi dùng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy (như sử dụng thử cho họ thấy, cung cấp thông tin để họ biết…).

Lưu ý:

Người nào nghiện ma túy rủ người nghiện ma túy khác cùng sử dụng trái phép chất ma túy hoặc cùng đi mua chất ma túy để cùng sử dụng thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Tùy từng trường hợp mà họ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy hoặc tội sử dụng trái phép chất ma túy.

+ Hậu quả:

Hậu quả của hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là những thiệt hại cho xã hội, trong đó trực tiếp gây ra những thiệt hại về trật tự an toàn xã hội, tính mạng, sức khoẻ của chính người sử dụng trái phép chất ma tuý. Tuy nhiên, hậu quả của tội phạm này không phải là xảy ra đối với người sử dụng trái phép chất ma tuý thì những thiệt hại đó là yếu tố định khung hình phạt.

Điều 259. Tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần

1. Người nào có trách nhiệm trong quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XX của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần;

b) Vi phạm quy định về nghiên cứu, giám định, sản xuất, bảo quản chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần;

c) Vi phạm quy định về giao nhận, vận chuyển chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần;

d) Vi phạm quy định về phân phối, mua bán, trao đổi chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần;

đ) Vi phạm quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần tại khu vực cửa khẩu, khu vực biên giới, trên biển;

e) Vi phạm quy định về cấp phát, cho phép sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội “vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần” là chế độ quản lý của Nhà nước về việc quản lý, sử dụng chất gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác. Chế độ quản lý này được cụ thể hoá bằng Luật phòng, chống ma túy số 73/2021/QH14 ngày 30/03/2021 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Đối tượng tác động của tội này là chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và được Điều 259 Bộ luật Hình sự liệt kệ gồm 06 hành vi sau đây:

a) Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần;

b) Vi phạm quy định về nghiên cứu, giám định, sản xuất, bảo quản chất ma túy, tiền chất,

c) Vi phạm quy định về giao nhận, vận chuyển chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần;

d) Vi phạm quy định về phân phối, mua bán, trao đổi chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần;

đ) Vi phạm quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần tại khu vực cửa khẩu, khu vực biên giới, trên biển;

e) Vi phạm quy định về cấp phát, cho phép sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần.

Hậu quả của hành vi vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là những thiệt hại cho xã hội mà chủ yếu là làm cho chế độ quản lý của Nhà nước về lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, vận chuyển, bảo quản, phân phối, cấp phát, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ dẫn đến những thiệt hại khác về tính mạng, sức khoẻ, tài sản.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần thực hiện hành vi phạm tội của mình là do vô ý, có thể là vô ý vì cẩu thả hoặc vô ý vì quá tự tin, tức là: Người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, hoặc không thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Kết: Trồng, buôn bán, tàng trữ, sử dụng cây có chứa chất ma túy được quy định rõ trong Chương XX: Các tội phạm về ma túy của Bộ luật hình sự 2015. Tuy nhiên, khi áp dụng, cần căn cứ theo khoản 2, Điều 8 của Bộ luật này.

Share:

Related Posts:

0 comments:

Đăng nhận xét

Bài Đăng Nổi Bật

hội đồng quản trị, hội đồng thành viên

  I. Tìm hiểu về hội đồng quản trị và hội đồng thành viên Link tham khảo: https://luatvietnam.vn/doanh-nghiep/chu-tich-hoi-dong-quan-tri-v...

Tổng Số Lượt Xem Trang

46

Bài Đăng Phổ Biến