1. Cơ quan điều tra
a. Cơ quan An ninh Điều tra gồm những cơ quan nào?
Căn cứ tại Điều 15 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự
2015 quy
định như sau:
“Điều 15. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra
1. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an
gồm có các phòng Điều tra, phòng nghiệp vụ và Văn phòng Cơ quan An ninh Điều
tra.
2. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp
tỉnh gồm có các đội Điều tra, đội nghiệp vụ và bộ máy giúp việc Cơ quan An ninh
Điều tra.”
Theo đó, tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an
gồm có các phòng Điều tra, phòng nghiệp vụ và Văn phòng Cơ quan An ninh Điều
tra. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh gồm có các
đội Điều tra, đội nghiệp vụ và bộ máy giúp việc Cơ quan An ninh Điều tra.
b. Cơ quan Cảnh sát Điều tra gồm những cơ quan nào?
Theo quy định tại Điều 18 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự
2015 về
tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra như sau:
(1) Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an gồm
có:
- Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra;
- Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là
Cục Cảnh sát hình sự);
- Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức
vụ;
- Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy;
- Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng
giả, hàng cấm, xâm phạm sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Cục Cảnh sát điều
tra tội phạm về buôn lậu).
(2) Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp
tỉnh gồm:
- Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra;
- Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là
Phòng Cảnh sát hình sự);
- Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và
chức vụ;
- Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy;
- Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng
giả, hàng cấm, xâm phạm sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Phòng Cảnh sát
điều tra tội phạm về buôn lậu).
(3) Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp
huyện gồm có:
- Đội Điều tra tổng hợp;
- Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là
Đội Cảnh sát hình sự);
- Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ;
- Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy.
Căn cứ tình hình tội phạm và yêu cầu thực tiễn, Bộ trưởng Bộ
Công an quyết định thành lập từ một đến bốn đội trong Cơ quan Cảnh sát Điều
tra Công an cấp huyện quy định tại Khoản này; quyết định giải thể, sáp nhập,
thu gọn đầu mối các đội trong Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện.
c.Thẩm quyền thủ trưởng, phó thủ trưởng, điều tra viên, cán bộ điều tra khi tiến hành tố tụng
Căn cứ quy định từ Điều 36 đến Điều
40 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì thẩm quyền của Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan
điều tra, điều tra viên, cán bộ điều tra và người được giao nhiệm vụ tiến hành
một sổ hoạt động điều tra được quy định như sau:
Thẩm
quyền của thủ trưởng cơ quan điều tra
+ Thủ trưởng cơ quan điều tra là người đứng
đầu lãnh đạo cơ quan điều tra. Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan điều
tra được quy định tại Điều 36 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: “Điều
36. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan
điều tra”.
Thẩm
quyền của phó thủ trưởng cơ quan điều tra
Phó thủ trưởng cơ quan
điều tra là người giúp việc cho thủ trưởng cơ quan điều tra. Khi vắng mặt, thủ
trưởng cơ quan điều tra uỷ quyền cho một phó thủ trưởng cơ quan điều tra thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan điều tra được quy định tại
khoản 1 Điều 36 tộ luật tố tụng hình sự năm 2015, trừ việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra. Phó thủ trưởng cơ quan điều
tra không được giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi, quyết định của minh.
Phó thủ trưởng chịu ưách nhiệm trước thủ trưởng về nhiệm vụ được uỷ quyền. Khi
được phân công tiến hành tố tụng, phó thủ trưởng cơ quan điều fra có những
nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều 36 ộ luật tố tụng hình sự năm
2015. Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều fra phải chịu ưách nhiệm trước
pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan
điều tra không được uỷ quyền cho điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của mình. Có quan điểm cho rằng cần phân biệt giữa những nhiệm vụ, quyền hạn
thuộc thẩm quyền tố tụng và những nhiệm vụ quyền hạn thuộc thẩm quyền hành
chính, thẩm quyền hành chính tố tụng của thủ trưởng cơ quan điều tra, viện
trưởng viện kiểm sát, chánh án toà án.
Thẩm
quyền của điều tra viên
Điều tra viên là người
được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự. Người được bổ nhiệm là
điều tra viên phải đáp ứng được những tiêu chuẩn chặt chẽ do pháp luật quy
định. Họ phải là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung
thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã
hội chủ nghĩa; có trình độ đại học an ninh, đại học cảnh sát hoặc cử nhân luật
trở lên; có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của pháp luật; đã
được đào tạo về nghiệp vụ điều tra; có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ
được giao (Xem: Điều 45,46 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015).
Điều tra viên được tiến
hành các hoạt động kiểm tra, xác minh
và các hoạt động điều tra thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra theo sự phân
công và chịu sự chỉ đạo trực tiếpcủa Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều
tra. Nhiệm vụ, quyền hạn của Điều tra viên được quy định tại điều 37 của Luật
Tố tụng hình sự: “Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách
nhiệm của Điều tra viên”.
Điều tra viên phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật và trước thủ trưởng cơ quan điều tra về những hành
vi và quyết định của mình (Xem: Điều 54 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm
2015).
Thẩm quyền của cán bộ điều tra
Cán bộ điều tra là
người được bổ nhiệm để giúp điều tra viên thực hiện một số hoạt động điều tra
hình sự. Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm làm cán bộ điều tra cơ bản giống tiêu
chuẩn bổ nhiệm điều tra viên, trừ tiêu chuẩn đã được đào tạo nghiệp vụ điều
tra. Cán bộ điều tra thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn điều tra theo sự phân
công của điều tra viên hoặc thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra. Cán bộ điều tra chịu ưách nhiệm trước điều tra viên, thủ
trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra hoặc trước thủ trưởng cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và trước pháp luật về việc thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (Xem: Điều 59 Luật tổ chức cơ quan điều tra
hình sự năm 2015).
Cán bộ điều tra của cơ quan điều tra thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo điều 38 luật Tố tụng hình sự: Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Cán bộ điều tra của Cơ quan điều tra
2. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động Điều tra
a. Căn cứ “Điều 35. Cơ quan và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra” trong bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và tại Điều 9 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về nội dung này như sau:
“Điều 9. Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động Điều tra
1. Các cơ quan của Bộ đội biên phòng được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động Điều tra gồm có Cục trinh sát biên phòng; Cục phòng,
chống ma túy và tội phạm; Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm;
Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu
cảng; Đồn biên phòng.
2. Các cơ quan của Hải quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động Điều tra gồm có Cục Điều tra chống buôn lậu; Cục Kiểm tra sau
thông quan; Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi
cục Hải quan cửa khẩu.
3. Các cơ quan của Kiểm lâm được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động Điều tra gồm có Cục Kiểm lâm; Chi cục Kiểm lâm vùng; Chi cục Kiểm
lâm cấp tỉnh; Hạt Kiểm lâm.
4. Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển; Bộ Tư
lệnh vùng Cảnh sát biển; Cục Nghiệp vụ và pháp luật; Đoàn đặc nhiệm phòng,
chống tội phạm ma túy; Hải đoàn; Hải đội; Đội nghiệp vụ.
5. Các cơ quan của Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra gồm
có Cục Kiểm ngư, Chi cục Kiểm ngư vùng.
6. Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động Điều tra gồm có Cục Quản lý xuất nhập cảnh; các cục
nghiệp vụ an ninh ở Bộ Công an; Phòng Quản lý xuất nhập cảnh; các phòng nghiệp
vụ an ninh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi
chung là Công an cấp tỉnh) và Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau
đây gọi chung là Công an cấp huyện); Cục Cảnh sát giao thông; Cục Cảnh sát
phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về
môi trường; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Phòng
Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Phòng Cảnh sát phòng, chống
tội phạm sử dụng công nghệ cao; Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương; Trại giam.
7. Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Trại giam, đơn vị độc lập cấp
trung đoàn và tương đương.”.
b. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra có quyền hạn
Căn cứ tại Điều 10, Điều 37, Điều 38 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự
2015 quy
định như sau:
“Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động Điều tra
Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều
tra khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà tiếp nhận tố
giác, tin báo về tội phạm hoặc phát hiện hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu
trách nhiệm hình sự thì tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và Điều
tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này.”.
Theo đó, khi thực hiện
nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý mà tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm hoặc phát
hiện hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra tiến hành các hoạt động
kiểm tra, xác minh và Điều tra theo quy định pháp luật.
1. Trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc
có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra của
Công an nhân dân thì Cục trưởng, Trưởng phòng của các cơ quan an ninh quy định
tại khoản 6 Điều 9
của Luật này quyết định khởi tố vụ án hình sự, lấy lời khai,
khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài
liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan An ninh điều
tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ
án.
Đội An ninh ở Công an cấp huyện trong khi làm nhiệm vụ
của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra
của Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh thì tiến hành ngay việc truy bắt
người có hành vi phạm tội chạy trốn, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản
vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án và báo ngay cho Cơ quan An
ninh điều tra Công an cấp tỉnh.
2. Cục trưởng, Trưởng phòng quy định tại khoản 1 Điều này
trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra, quyết định phân công hoặc
thay đổi cấp phó trong việc điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động điều
tra, quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái
pháp luật của cấp phó, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật
Tố tụng hình sự.
Khi Cục
trưởng, Trưởng phòng vắng mặt thì một cấp phó được ủy nhiệm thực hiện các quyền
hạn của cấp trưởng quy định tại khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp
trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.
3. Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Phó Cục
trưởng, Phó Trưởng phòng có quyền áp dụng các biện pháp điều tra quy định tại
khoản 1 Điều này.
4. Cục trưởng, Phó Cục trưởng; Trưởng phòng, Phó Trưởng
phòng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.
1. Trong khi thi hành nhiệm vụ mà phát hiện sự việc có
dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra thì
Cục trưởng, Giám đốc, Trưởng phòng, Giám thị của các cơ quan Cảnh sát quy
định tại khoản 6 Điều 9
của Luật này quyết định khởi tố vụ án hình sự, lấy lời khai,
khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài
liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát
điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố
vụ án.
Trường hợp người phạm tội trốn khỏi nơi giam, Giám thị
Trại giam ra quyết định truy nã và tổ chức lực lượng truy bắt người bỏ trốn.
2. Cục trưởng, Giám đốc, Trưởng phòng, Giám thị quy
định tại khoản 1 Điều này trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra,
quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc điều tra vụ án hình sự,
kiểm tra các hoạt động điều tra, quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định
không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết khiếu nại, tố cáo
theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Khi Cục trưởng, Giám đốc, Trưởng phòng, Giám thị vắng
mặt thì một cấp phó được ủy nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy
định tại khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật
về nhiệm vụ được giao.
3. Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng,
Phó Giám đốc, Phó Trưởng phòng, Phó Giám thị có quyền áp dụng các biện pháp
điều tra quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Giám đốc, Phó Giám
đốc, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Giám thị, Phó Giám thị Trại giam phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.”
Điều 40 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:
1. Cấp trưởng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra quy định tại điểm e và điểm g khoản 2 Điều 35 của Bộ
luật này có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Trực tiếp chỉ đạo hoạt động khởi tố, điều tra vụ án
hình sự theo thẩm quyền;
b) Quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó, cán bộ
điều tra trong việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự;
c) Kiểm tra hoạt động thụ lý, giải quyết nguồn tin về
tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự của cấp phó và cán bộ điều tra;
d) Quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định không có
căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, cán bộ điều tra.
Khi cấp trưởng vắng mặt, một cấp phó được ủy quyền
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cấp trưởng và chịu trách nhiệm trước cấp
trưởng về nhiệm vụ được ủy quyền.
2. Khi tiến hành tố tụng hình sự, những người được quy
định tại điểm e
và điểm g khoản 2 Điều 35 của Bộ luật này có
những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật từ những người
có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm;
b) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin
về tội phạm; quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết
định khởi tố vụ án;
c) Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc khám nghiệm hiện
trường;
d) Quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản
vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án;
đ) Triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về
tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người làm chứng, bị
hại, đương sự.
3. Cán bộ điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm; lấy lời
khai của những người có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm;
c) Lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm,
người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người làm chứng, bị hại, đương
sự;
d) Tiến hành khám nghiệm hiện trường; thi hành lệnh
khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp
đến vụ án;
đ) Giao, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố
tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
4. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cấp trưởng, cấp
phó, cán bộ điều tra của các cơ quan của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Cấp trưởng, cấp phó không được
ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.”.
3. Thẩm
quyền áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Khoản 2 Điều 110 Bộ
luật tố tụng hình sự quy định về thẩm quyền ra quyết định giữ người trong
trường hợp khẩn cấp, cụ thể như sau:
-
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
- Thủ trưởng đơn vị độc
lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng
Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố
trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng,
Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng
Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng
lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh
sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng
Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
- Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
4. Tạm giữ, tạm giam
Quy định cụ thể từ điều 110 đến điều 119 LUẬT Tố tụng hình sự
2015
4.1. Về tạm giữ:
Tạm giữ có thể được áp
dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang,
người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy
nã. Những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp đồng thời có quyền ra quyết định
tạm giữ.
Trong thời hạn 12 giờ,
kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm
sát cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết
thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết
định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Quyết định tạm giữ phải
ghi rõ lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạm giữ
một bản.
Về thời hạn tạm giữ:
Điều 118 BL TTHS quy định:
“1. Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ
quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ
sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm
tội tự thú, đầu thú.
2. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ
có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra
quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03
ngày.Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc
Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ
sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc
quyết định không phê chuẩn.
3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị
can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm
giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
4. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam.
Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam."
4.2. Về tạm giam:
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 thì
tạm giam được áp dụng trong các giai đoạn: Điều tra; truy tố; xét xử.
Về thời hạn tạm giam để
điều tra được quy định tại Điều 173 BLTTHS và phụ thuộc vào từng loại tội. Cụ
thể:
“Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra
1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02
tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm
nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng.
2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét
cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi
hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn
tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm
giam.Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn
tạm giam một lần không quá 01 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn
tạm giam một lần không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia
hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được
gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.”.
4.3. Những việc cần làm ngay sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt
Sau khi giữ người trong trường hợp
khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra, cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay
và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị
bắt.
Đối với trường hợp bắt người bị truy nã,
sau khi lấy lời khai người bị bắt theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra
nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho Cơ quan đã ra quyết định truy nã đến
nhận người bị bắt. Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã
phải ra ngay quyết định đình nã.
Thông báo về việc giữ người trong trường
hợp khẩn cấp, bắt người
Sau khi giữ người, bắt người, người
ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người phải thông báo ngay cho:
– Gia đình người bị giữ, bị bắt,
– Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi
người đó cư trú
– Hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm
việc, học tập.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận
người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, bị bắt phải thông báo
cho:
– Gia đình người bị giữ, bị bắt,
– Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi
người đó cư trú
– Hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm
việc, học tập.
Trường hợp người bị giữ, người bị bắt là
công dân nước ngoài thì phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để
thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có công dân bị giữ, bị bắt.
Nếu việc thông báo cản trở truy bắt đối
tượng khác hoặc cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn, người ra
lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người, Cơ quan điều tra nhận người bị
giữ, người bị bắt phải thông báo ngay. (Lệnh
giữ người (bắt) trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ thuộc thẩm quyền của cơ quan
điều tra)
5. Thu
giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử
Theo quy định tại điều
196 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì:
Dữ liệu điện tử được
tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử như máy tính,
điện thoại, máy Fax, vô tuyến truyền hình... Các thông tin trong đó có thể liên
quan đến vụ án hình sự. Vì vậy, Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy
định dữ liệu điện tử là nguồn chứng cứ. Dữ liệu điện tử có thể được thu giữ từ
phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các
nguồn điện tử khác.
Phương tiện điện tử
phải được thu giữ kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng và niêm phong ngay
sau khi thu giữ. Việc niêm phong, mở niêm phong được tiến hành theo quy định
của pháp luật.
Trường hợp không thể
thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử thì cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng sao lưu dữ liệu điện tử đó vào phương tiện lưu trữ và thu giữ, bảo
quản như đối với vật chứng, đồng thời yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên
quan lưu trữ, bảo toàn nguyên vẹn dữ liệu điện tử mà cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng đã sao lưu và cơ quan, tổ chức, cá nhân này phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật. Khi thu thập, chặn thu, sao lưu dữ liệu điện tử từ phương tiện
điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên đường truyền, cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.
6. Thu
giữ thư tin, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn
thông
Theo quy định tại điều
197 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, thì:
Thư tín, điện tín, bưu
kiện, bưu phẩm cần thu giữ là những thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm đang
ở tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông. Nếu đã gửi đi hoặc ttả cho người
nhận thì việc thu giữ chúng được áp dụng theo thủ tục tạm giữ đồ vật, tài liệu
khi khám xét quy định tại Điều 198 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Trong
quá trình điều tra, khi có căn cứ cho rằng thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu
phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông có liên quan đến vụ án cần phải
thu giữ thì cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ. Lệnh này phải được viện kiểm sát
cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng
phải ghi rõ lí do vào biên bản và sau khi thu giữ phải thông báo ngay cho viện
kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn.
Trước khi tiến hành thu
giữ, người thi hành lệnh phải thông báo cho người phụ trách cơ quan cơ quan, tổ
chức bưu chính, viễn thông biết. Người này có trách nhiệm giúp đỡ người thi
hành lệnh thu giữ hoàn thành nhiệm vụ. Khi tiến hành thu giữ phải có đại diện
của cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông chứng kiến và kí xác nhận vào biên
bản.
Cơ quan ra lệnh thu giữ
phải thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ
biết. Trường hợp việc thông báo cản trở điều tra thì sau khi cản ưở đó không
còn nữa, người ra lệnh thu giữ phải thông báo ngay.
7. Tạm
giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét
Theo quy định tại điều
198 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì:
Khi khám xét, điều tra
viên có quyền tạm giữ những đồ vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội,
vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm; tiền bạc và những vật
khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội cũng như tài liệu có liên
quan trực tiếp đến vụ án. Đối với những đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu
hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lí có thẩm quyền. Trong
trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành niêm phong trước mặt chủ sở
hữu đồ vật, người quản lí đồ vật, đại diện gia đình, đại diện chính quyền, cơ
quan, tể chức nơi khám xét và người chứng kiến.
Khi tạm giữ tài liệu,
đồ vật, điều tra viên phải lập biên bản theo quy định chung. Biên bản tạm giữ
được lập thành bốn bản, một bản giao cho người chủ đồ vật, tài liệu hoặc người
quản lí đồ vật, tài liệu; một bản đưa vào hồ sơ vụ án; một bản gửi cho viện
kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lí đồ vật, tài liệu bị tạm
giữ.
8. Khám
xét theo thủ tục hành chính
(1) Việc khám xét nơi
cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nhà ở được tiến hành khi
có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính.
(2) Việc khám xét được
tiến hành theo trình tự, thủ tục như sau:
**Trước khi tiến hành
khám xét:
- Chủ tịch UBND cấp
huyện xem xét, quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính là nhà ở.
- Mọi trường hợp khám
nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng
văn bản và phải lập biên bản. Quyết định và biên bản khám nơi cất giấu tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được giao cho người chủ nơi bị khám 01
bản.
**Trong quá trình khám
xét:
- Khi khám nơi cất giấu
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có mặt người chủ nhà, nơi bị khám
hoặc người thành niên trong gia đình họ và người chứng kiến. Trong trường hợp
người chủ nơi bị khám, người thành niên trong gia đình họ vắng mặt mà việc khám
không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và 02 người chứng kiến.
Lưu ý: KHÔNG ĐƯỢC khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc việc khám đang được
thực hiện mà chưa kết thúc nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
9. Khám
xét theo thủ tục tố tụng hình sự
Việc khám nhà theo thủ
tục tố tụng hình sự chỉ được thực hiện khi:
(1) Có căn cứ để tiến hành
Việc khám xét chỉ được
tiến hành nếu có một trong các căn cứ sau:
- Khi có căn cứ để nhận
định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm có công cụ, phương tiện phạm
tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện
tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
- Khi cần phát hiện
người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.
(2) Khám xét theo đúng thủ tục
Việc khám xét chỗ ở,
nơi làm việc cần được tiến hành theo trình tự, thủ tục như sau:
**Trước khi tiến hành khám xét:
+ Trước khi tiến hành
khám xét, những người có thẩm quyền theo Khoản 2 Điều 35, Khoản 1 Điều 113
BLTTHS 2015 cần ra lệnh khám xét. Lệnh khám xét của những người được quy định
tại khoản 2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của BLTTHS 2015 phải được VKS có
thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành. (cơ quan được giao một số
nhiệm vụ điều tra được quyền ra lệnh khám xét)
+ Trong trường hợp khẩn
cấp, những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người khẩn cấp theo Khoản 2 Điều 110
BLTTHS 2015 có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét
xong, người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho VKS cùng cấp hoặc
VKS có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án.
+ Trước khi tiến hành
khám xét, Điều tra viên phải thông báo cho VKS cùng cấp về thời gian và địa
điểm tiến hành khám xét để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám xét, trừ
trường hợp khám xét khẩn cấp. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám
xét. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản khám xét. Mọi
trường hợp khám xét đều được lập biên bản theo quy định và đưa vào hồ sơ vụ án.
**Trong quá trình khám xét:
+ Đối với chỗ ở của cá
nhân thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở,
có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến. Trường hợp cá
nhân đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn
hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc
khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường,
thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.
+ Đối với nơi làm việc
của cá nhân thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng
phải ghi rõ lý do vào biên bản. Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của
cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại
diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại
diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.
Nguồn, tham khảo:
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017);
Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021).
0 comments:
Đăng nhận xét