2025-03-18

Một số thuật ngữ hay dùng trong Crypto

Blockchain - Một số thuật ngữ hay dùng trong Crypto

1. Công nghệ Blockchain là gì?

https://coin98.net/blockchain-101

https://coin98.net/lich-su-blockchain

https://coin98.net/modular-blockchain

https://coin98.net/top-du-an-modular-blockchain

2. Nonce là gì? Tầm quan trọng của Nonce trong blockchain

https://coin98.net/nonce-la-gi

3. Proof of Work (PoW) là gì? Tầm quan trọng của PoW trong Blockchain

 https://coin98.net/proof-of-work-pow

4. Wallet trong Lập Trình Blockchain

https://coin98.net/vi-coin98

https://coin98.net/phan-tich-mo-hinh-coin98-wallet

https://coin98.net/huong-dan-coin98-telegram-wallet

5. Mnemonic là gì?

https://200lab.io/blog/mnemonic-la-gi

https://coin98.net/vi-dien-tu-la-gi

6. Ethereum và Smart Contract

https://coin98.net/su-khac-biet-trong-crypto

https://coin98.net/ethereum-la-gi

https://coin98.net/smart-contract-la-gi

7. Phân biệt Token và Coin

https://coin98.net/phan-biet-coin-token

https://coin98.net/cryptocurrency-la-gi

https://coin98.net/token-swap

8. Decentralized Application (DApp) và Web3

 

https://coin98.net/dapp-la-gi

https://coin98.net/web3

https://coin98.net/top-5-coin-web3

https://viblo.asia/p/su-phat-trien-cua-web3-va-ung-dung-phi-tap-trung-dapps-lam-the-nao-chung-thay-doi-cach-chung-ta-tuong-tac-truc-tuyen-EvbLbweWVnk

https://coin98.net/mot-so-van-de-cua-crypto-dao

9. DeFi: Giới thiệu và các ứng dụng của nó

https://coin98.net/defi-la-gi

https://coin98.net/defi-simplified

https://coin98.net/khoa-hoc-defi-101

https://coin98.net/coin98-terminal-la-gi

https://coin98.net/coin98-exchange-la-gi

https://coin98.net/han-che-cua-defi

https://coin98.net/farming-choi-defi-an-toan

https://coin98.net/defi-2-0-tuong-lai-defi

https://coin98.net/3-kich-ban-giup-defi-bung-no-tro-lai

https://coin98.net/doc-vi-defi

10. Cách tính tỉ giá của sàn DEX

https://coin98.net/dex-amm-2021-dinh-gia-dex

https://coin98.net/funding-rate

https://coin98.net/dex-la-gi

https://coin98.net/phuong-phap-dinh-gia-trong-crypto

https://coin98.net/top-5-san-dex

https://coin98.net/san-crypto

11. NFT 

https://coin98.net/nft-la-gi

https://coin98.net/cam-nang-giao-dich-nft

https://coin98.net/hanh-trinh-phat-trien-nft

https://coin98.net/nft-va-defi

https://coin98.net/game-nft-la-gi

https://coin98.net/vi-nft

https://coin98.net/nft-staking

https://coin98.net/boi-canh-hien-tai-cua-nft

12. GameFi

https://coin98.net/gamefi-la-gi

https://coin98.net/nghien-cuu-gamefi

https://coin98.net/gamefi-gafi

https://coin98.net/top-game-crypto

https://coin98.net/vong-doi-gamefi-chuan-bnb-chain

https://coin98.net/vuc-day-gamefi  

13. Tokenomic 

https://coin98.net/tokenomics

https://coin98.net/thiet-ke-tokenomics-theo-binance-labs

14. Token sale: Seed, Private và Public Sale

https://coin98.net/toan-canh-public-sale-crypto-q1-2024

https://coin98.net/coinlist-seed-la-gi

https://coin98.net/private-sale

https://coin98.net/xu-huong-token-sale-moi

15. Hình thức lừa đảo trong Crypto

https://coin98.net/hai-phuong-thuc-lua-dao-moi

https://coin98.net/pig-butchering

https://coin98.net/hack-scam-attack-exploit

https://coin98.net/scam

https://coin98.net/bait-and-switch-scam

https://coin98.net/exit-scam

https://coin98.net/thao-tung-thi-truong

16. Mainnet là gì? Testnet là gì?

https://coin98.net/mainet-testnet-la-gi


 17. Binance Future

https://coin98.net/margin-trading-la-gi

https://coin98.net/binance-futures


                                                          CHI TIẾT

1. Công nghệ Blockchain là gì?

Nguồn: Internet, link tham khảo:

https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/chuyen-doi-so/61448/blockchain-la-gi-blockchain-co-phai-tien-ao-khong

https://viettelidc.com.vn/tin-tuc/cong-nghe-blockchain-la-gi-loi-the-vuot-troi-khi-doanh-nghiep-ung-dung-blockchain

          https://coin98.net/blockchain-101

Công nghệ Blockchain là một hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán có khả năng ghi lại và lưu trữ dữ liệu tài sản kỹ thuật số trên các khối một cách minh bạch và không thể thay đổi. Các khối này sẽ liên kết với nhau thông qua mật mã hàm băm (hash) và được sắp xếp theo trình tự thời gian để tạo thành một chuỗi (chain). Blockchain (công nghệ chuỗi khối) được hiểu đơn giản là công nghệ giúp mã hóa tất cả các dữ liệu thành các khối khác nhau, đồng thời kết nối chúng lại để tạo thành một chuỗi dài. Trong trường hợp có thêm thông tin mới, chúng sẽ được lưu vào khối mới và được nối vào khối cũ, để tạo thành một chuỗi mới. Do đó, thông tin trong Blockchain sẽ có sự nhất quán theo trình tự thời gian và không thể sửa đổi, không bị mất đi.

Công nghệ Blockchain còn được gọi là công nghệ sổ cái phân tán phi tập trung (Distributed Ledger Technology - DLT) vì nó không bị kiểm soát bởi cơ quan, bên trung gian nào. Các thông tin này không chỉ nằm trên một máy chủ duy nhất, mà chúng có thể được sao lưu và phân phối một cách hoàn toàn tự động thông qua nhiều máy chủ khác nhau đã kết nối với hệ thống Blockchain, giúp cho mọi người có thể xem và kiểm tra thông tin giao dịch của mình một cách dễ dàng và an toàn nhất. Điều này giúp doanh nghiệp có thể giảm thiểu các tình trạng như gian lận, giúp đảm bảo được tính minh bạch, rõ ràng và có mức độ an toàn thông tin cao.

Blockchain ra đời khi nào?

Ý tưởng về công nghệ blockchain đã được giới thiệu vào đầu những năm 1990 bởi hai nhà nghiên cứu khoa học Stuart Haber and W Scott Stornetta.

Tuy nhiên, cuối năm 2008, sau khi Satoshi Nakamoto ra mắt tài liệu white paper giới thiệu về hệ thống tiền điện tử (electronic cash) ngang hàng P2P mới có tên là Bitcoin, thì mô hình hoạt động của công nghệ blockchain mới được thiết lập và mô tả một cách rõ ràng hơn.

Ngày 03/01/2009, blockchain Bitcoin ra đời khi khối đầu tiên được khai thác (đào) bởi Satoshi Nakamoto, với phần thưởng khối là 50 Bitcoin. Giao dịch Bitcoin đầu tiên trên thế giới được thực hiện vào ngày 12/01/2009, khi Satoshi gửi 10 BTC cho Hal Finney (nhà phát triển phần mềm tại Hoa Kỳ).

Satoshi Nakamoto ra mắt white paper giới thiệu hệ thống tiền điện tử ngang hàng Bitcoin. Nguồn: metzdowd.com

Theo đó, công nghệ blockchain ra đời nhằm giải quyết các hạn chế trong giao dịch thời xưa, đồng thời loại bỏ vấn đề chi tiêu hai lần (double spending*) và các bên trung gian thứ ba như hệ thống ngân hàng, dịch vụ thanh toán…

*Double spending là hiện tượng khi người dùng sử dụng một đơn vị tiền tệ để cùng lúc thanh toán cho hai giao dịch khác nhau. Thông thường, giải pháp cho double spending là tồn tại một bên trung gian thứ ba giúp xác thực thông tin giao dịch. Tuy nhiên, công nghệ blockchain giúp giải quyết vấn đề này mà không cần sự tham gia của một bên trung gian nào.

Cấu trúc của blockchain

Blockchain bao gồm các “block” để tạo thành một “chain”. Cụ thể:

+ Block chứa các dữ liệu giao dịch trên blockchain.

+ Các block này mở rộng theo thời gian về mặt số lượng và liên kết với nhau tạo thành một chuỗi (chain).

Cấu trúc của blockchain bao gồm các khối được liên kết với nhau tạo thành một chuỗi. Mỗi block sẽ chứa các thành phần bao gồm:

Block Header (Tiêu đề khối): Là một mã hash* chứa các thông tin để xác định khối cụ thể trong blockchain, bao gồm hash của khối trước đó, thời gian khởi tạo khối (timestamp), nonce và merkle root.

Previous Hash: Mã hàm băm (hay block header) của khối trước đó.

Timestamp: Thời gian khởi tạo khối.

Nonce: Mỗi khối (block) trong một blockchain sẽ có một số nonce riêng biệt. Số nonce này được tính toán trong quá trình khai thác (đào) khối và giúp tạo ra giá trị hash duy nhất cho khối.

Merkle Root: Giá trị hash cuối cùng của quá trình ghép cặp và hashing các giao dịch trong Merkle Tree. Để hiểu về quy trình tạo ra Merkle Root từ Merkle Tree, tìm hiểu thêm qua bài viết: Merkle Tree là gì?

*Hash (hàm băm) là một chuỗi ký tự được mã hoá bằng công nghệ hàm băm mật mã học (cryptographic hash function) từ các thông tin đầu vào đã được xác định sẵn.

Công nghệ Blockchain hoạt động như thế nào?

Quy trình hoạt động khi xử lý giao dịch trên blockchain sẽ diễn ra như sau:

Bước 1: Người dùng yêu cầu thực hiện giao dịch. Lúc này, thông tin giao dịch sẽ được ghi lại trên hệ thống, tạo thành bản ghi và gửi đến cho các node để chờ xác thực.

Bước 2: Các máy tính trong hệ thống (được gọi là node) sẽ xác thực các bản ghi chứa thông tin giao dịch theo thuật toán đồng thuận trên blockchain.

Ví dụ: Giả sử người dùng cần thực hiện giao dịch 3 bitcoin:

Các node sẽ xác thực xem có 3 Bitcoin trong ví của người đó hay không, nếu có thì giao dịch sẽ được thực hiện.

Nếu trong ví của người đó chỉ có 1 Bitcoin, node xác định rằng ví người dùng không đủ bitcoin để thực hiện giao dịch, giao dịch sẽ không được thực hiện.

Bước 3: Các bản ghi đã được xác thực của người dùng sẽ được lưu trữ trên một khối (block).

Bước 4: Khối (block) vừa mới được tạo sẽ được thêm vào chuỗi (chain) bằng cách kết nối Previous Hash của khối cần thêm vào với mã hash của khối trước đó và tạo thành một chuỗi khối (blockchain).

Khối đầu tiên không có khối nào trước đó nên sẽ có mã Hash là chuỗi số 0, được gọi là khối nguyên thuỷ hay Genesis Block.


6 tính chất, đặc điểm của công nghệ blockchain

Vì blockchain ra đời để giải quyết các hạn chế trong hệ thống giao dịch thông thường, do đó nó sẽ có các tính chất sau:

Tính phi tập trung: Blockchain hoàn toàn không bị cơ quan hay tổ chức nào nắm quyền kiểm soát mạng lưới, mà nó hoạt động độc lập dựa trên các thuật toán và node xác thực để đảm bảo tính phi tập trung.

Tính phân tán: Mạng lưới blockchain được duy trì bởi các node trong hệ thống trên toàn cầu. Điều này giúp phân tán sức mạnh tính toán trên nhiều máy tính khác nhau để đảm bảo kết quả tốt hơn.

Tính bất biến: Một khi dữ liệu đã được ghi vào trong khối của blockchain, nó sẽ không thể bị thay đổi hoặc sửa chữa bởi đặc tính của thuật toán đồng thuận và mã hash (trình bày chi tiết ở phần dưới).

Tính bảo mật: Blockchain bảo mật thông tin thông qua công nghệ mật mã học, để mã hoá dữ liệu lưu trữ thành các hash. Tất cả các khối trong blockchain đều có một hash của riêng chúng và hash của khối trước nó. Vì vậy, việc thay đổi hoặc cố gắng giả mạo dữ liệu sẽ đồng nghĩa với việc thay đổi tất cả các hash ID. Và điều đó là không thể.

Tính minh bạch: Các thông tin giao dịch trên blockchain đều được công khai, cho phép bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra, truy xuất lịch sử giao dịch nhanh chóng.

Tính không cần tin cậy: Mạng lưới blockchain hoạt động nhờ node xác thực giao dịch tự động, dựa trên các thuật toán bao gồm quy tắc và mật mã phức tạp. Các node không cần tin tưởng lần nhau, mà chỉ cần tuân theo thuật toán của blockchain để vận hành và duy trì mạng lưới.

Các thuật toán đồng thuận của blockchain

Thuật toán đồng thuận của blockchain - quy tắc hoặc cơ chế để các node tuân theo, nhằm đảm bảo các giao dịch được thực hiện trên blockchain là chính xác và giống nhau trên tất cả các node của mạng.

Nếu trong mạng lưới có một block bị thay đổi dữ liệu, chúng sẽ được so sánh với dữ liệu của khối khác để đảm bảo tính đúng đắn và phù hợp với khối trước đó. Nếu có sự khác biệt thì nó sẽ không cho phép dữ liệu ấy được ghi vào bên trong blockchain. Đó là cách blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu.

Ví dụ: Giả sử có hacker tấn công và thay đổi thông tin trên khối n. Tại thời điểm đó:

Hash của khối n bị thay đổi.

Hệ thống sẽ so sánh hash khối n với mã hash của khối trước đó để phát hiện sai lệch.

Hacker phải thay đổi hash của khối trước n. Hệ thống lại phát hiện ra sai lệch ở khối n-1. Hacker phải tiếp tục thay đổi hash của khối n-2.

Như vậy, để thay đổi được giao dịch thì hacker phải thay đổi tất cả các khối để đảm bảo theo cơ chế đồng thuận của blockchain.


Các thuật toán đồng thuận giúp đảm bảo tính đúng đắn và minh bạch của blockchain.

Thuật toán đồng thuận là một phần không thể thiếu của một blockchain, đóng vai trò cốt lõi giữ các blockchain hoạt động một cách phi tập trung và bảo mật. Một số thuật toán đồng thuận phổ biến bao gồm:

+ Proof of Work (PoW): Các thợ đào (miner) sẽ dùng sức mạnh máy tính để giải các bài toán tạo ra mã hash. Sau khi giải xong, họ sẽ giành được quyền xác thực giao dịch và tạo khối mới trong blockchain. Ví dụ: Bitcoin, Ethereum, Litecoin, Monero…

+ Proof of Stake (PoS): Người dùng phải đặt cược (stake) lượng coin/token lớn để giành quyền trở thành node xác thực giao dịch và tạo khối. Ví dụ: Ethereum 2.0, Polkadot, Algorand…

+ Delegated Proof of Stake (DPoS): Người sở hữu token có thể bỏ phiếu chọn và uỷ quyền cho node để thực hiện việc xác minh giao dịch. Ví dụ: EOS, Tron, BitShares…

+ Proof of Authority (PoA): Thuật toán đề cao giá trị của danh tính & danh tiếng của những người tham gia chứ không dựa trên giá trị token mà họ nắm giữ. Ví dụ: MakerDAO, VeChain…

Quá trình phát triển của công nghệ blockchain

Cho đến nay, công nghệ blockchain đã phát triển qua các giai đoạn với sự ra đời của nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm: Tiền tệ, Hợp đồng thông minh, Ứng dụng phi tập trung và Công nghiệp.


Công nghệ Blockchain 1.0 - Tiền tệ 

Đây là phiên bản đầu tiên của công nghệ blockchain. Nhờ áp dụng công nghệ sổ cái phân tán phi tập trung, các giao dịch được diễn ra trên blockchain được xử lí nhanh chóng và minh bạch.

Ví dụ tiêu biểu cho phiên bản Blockchain 1.0 là Bitcoin, đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới và đặt nền móng cho sự phát triển của thị trường crypto.

Công nghệ Blockchain 2.0 - Hợp đồng thông minh

Đây là phiên bản thứ 2 của công nghệ blockchain. Với hợp đồng thông minh (smart contract), giao dịch trên Blockchain sẽ được giảm mạnh các chi phí xác thực, chống gian lận, vận hành, đồng thời tăng tính minh bạch.

Phiên bản này loại bỏ hoàn toàn các yếu tố cảm tính hay đạo đức thường gặp khi làm việc với con người, ví dụ điển hình là Ethereum.

Công nghệ Blockchain 3.0 - Ứng dụng phi tập trung

Ứng dụng phi tập trung (dApp - Decentralized Application) là các phần mềm được triển khai độc lập, không nằm trên một máy chủ duy nhất mà lưu trữ một cách phân tán trên các kho lưu trữ phi tập trung và có thể được viết bằng bất kỳ ngôn ngữ nào.

Hầu hết mã nguồn của dApp đều chạy trên các mạng lưới ngang hàng, điều này ngược lại so với các ứng dụng truyền thống và chỉ chạy trên một hệ thống tập trung duy nhất.

Công nghệ Blockchain 4.0 - Công nghiệp

Công nghệ Blockchain 4.0 là phiên bản Blockchain mới nhất hiện nay. Phiên bản này sẽ áp dụng tất cả những ứng dụng từ phiên 1 đến 3 vào quá trình kinh doanh sản xuất trong thực tiễn.

Ứng dụng của công nghệ blockchain

Một số ứng dụng tiêu biểu của công nghệ blockchain như:

Tiền điện tử (cryptocurrency): Là ứng dụng đầu tiên và phổ biến nhất của công nghệ blockchain. Các giao dịch tiền điện tử được thực hiện trên blockchain để đảm bảo tính minh bạch, bảo mật và nhanh chóng.

Hợp đồng thông minh: Được tạo ra dựa trên công nghệ blockchain để đảm bảo tự động thực thi các điều khoản, quy tắc đã ghi trong hợp đồng thông minh khi các điều kiện trước đó được thỏa mãn. Không ai có thể ngăn cản hoặc hủy bỏ các hợp đồng thông minh.

Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng: Blockchain giúp tăng cường tính minh bạch và dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Danh tính kỹ thuật số (Digital Identity): Công nghệ blockchain giúp tạo ra hệ thống chứng thực an toàn và không thể bị giả mạo, đồng thời đảm bảo bảo mật thông tin cá nhân của người dùng.

Bất động sản: Blockchain giúp đơn giản hóa quy trình mua bán bất động sản, giảm phí giao dịch và thời gian.

Quyền tác giả: Sử dụng blockchain để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo các thông tin được ghi trên blockchain không thể bị thay đổi.

Giao dịch ngân hàng và tài chính: Blockchain giúp giảm phí, thời gian và tăng tính hiệu quả trong giao dịch tài chính.

 

Phân loại công nghệ Blockchain

- Public Blockchain (Blockchain công khai): Là chuỗi khối cho phép tất cả mọi người tham gia và thực hiện giao dịch nhưng không thể kiểm soát, thay đổi dữ liệu, ví dụ như Bitcoin và Ethereum.

- Private Blockchain (Blockchain riêng tư): Một tổ chức duy nhất kiểm soát chặt chẽ quyền truy cập và thực hiện giao dịch của một số người dùng cụ thể được tham gia chuỗi. Do đó, mức độ bảo mật của Private Blockchain sẽ cao hơn Public Blockchain.

- Permissioned Blockchain (Blockchain có quyền hạn): Đây là dạng chuỗi khối kết hợp của Private Blockchain và Public Blockchain. Doanh nghiệp có thể kiểm soát quyền truy cập của dữ liệu được lưu trữ trong chuỗi và vẫn công khai những thông tin khác.

Lợi thế khi doanh nghiệp ứng dụng công nghệ Blockchain

Theo nhiều chuyên gia hàng đầu Việt Nam hiện nay, công nghệ Blockchain là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt, khi chúng mang lại khả năng lưu trữ hồ sơ giao dịch nhanh chóng hơn và rẻ hơn nhiều.

Dưới đây là một số lợi ích lớn khi doanh nghiệp ứng dụng Blockchain:

+ Tạo niềm tin cho người dùng:

Khi sử dụng công nghệ Blockchain, doanh nghiệp sẽ dễ dàng dành được lòng tin của khách hàng hơn, bằng cách cho phép khách hàng kiểm tra thông tin giao dịch kinh doanh liên quan cho mình.

Các thông tin này đều được trình bày một cách minh bạch. Các khối Blockchain có liên kết chặt chẽ với nhau, đồng thời, chúng đều được xác nhận kỹ lưỡng bởi các thành viên trong hệ thống mạng, đảm bảo tính an toàn cao nhất cho thông tin và giảm được tối đa các rủi ro về gian lận, lừa đảo khi giao dịch giữa các khách hàng.

+ Tăng tính bảo mật và quyền riêng tư:

Các hệ thống sử dụng công nghệ Blockchain sẽ mang lại lợi ích vượt trội về tính bảo mật cho người dùng. Cụ thể, Blockchain sẽ tạo ra một bản ghi cố định cho các giao dịch (không thể thay đổi) bằng cách mã hóa end-to-end, giúp tăng tính bảo mật và loại bỏ tình trạng gian lận.

+ Công nghệ Blockchain có tính bảo mật cao:

Bên cạnh đó, dữ liệu của công nghệ Blockchain được lưu trữ trên 1 mạng máy tính. Điều này khiến cho các hacker hoặc virus, những nguồn nguy hiểm tiềm tàng khó tấn công vào hệ thống này hơn, giúp đảm bảo tính bảo mật. Ngược lại, với các hệ thống máy tính thông thường có hệ thống cơ sở dữ liệu lưu trữ trên máy chủ sẽ dễ bị tấn công hơn.

Hơn nữa, công nghệ Blockchain có chức năng hỗ trợ ẩn danh dữ liệu cũng như hạn chế quyền truy cập, giúp đảm bảo tốt tính năng riêng tư cho người dùng. Đây là một trong những lợi ích đặc biệt không thể không kể đến khi phải trả lời cho câu hỏi: “Lợi thế khi doanh nghiệp ứng dụng công nghệ Blockchain là gì?”.

+ Tiết kiệm chi phí:

Cuối cùng, hệ thống công nghệ Blockchain cũng sẽ giúp cắt giảm chi phí tối đa cho các tổ chức doanh nghiệp ứng dụng công nghệ này. Có thể nói, Blockchain là công cụ giúp doanh nghiệp triển khai các giao dịch hiệu quả hơn, giảm bớt các chi phí thủ công như là tổng hợp dữ liệu, xử lý thông tin.

Bên cạnh đó, Blockchain cũng giúp đơn giản hóa các quy trình báo cáo cũng như kiểm toán trong doanh nghiệp, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho nhân sự. Nhìn xa hơn, việc ứng dụng Blockchain giúp doanh nghiệp có thể cắt giảm một lượng lớn chi phí bằng cách loại bỏ những nhà cung cấp trung gian và bên thứ ba, thay vào đó chỉ cần sử dụng công nghệ Blockchain.

Hiệp hội Blockchain Việt Nam

Ngày 27/4/2022 Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định 343/QĐ-BNV về việc thành lập Hiệp hội Blockchain Việt Nam. Theo đó, Hiệp hội Blockchain Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp có mục đích hoạt động không trái với pháp luật, có điều lệ, có trụ sở, có con dấu và tài sản riêng.

Đây là Hiệp hội được thành lập trên tinh thần tự nguyện của các cá nhân và tổ chức có chung sở thích, ngành nghề và mục đích hoạt động. Hiệp hội sẽ hoạt động thường xuyên, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hiệp hội, hội viên và của cộng đồng blockchain Việt Nam; góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…

Câu hỏi liên quan đến công nghệ Blockchain

Blockchain có phải tiền ảo không?

Thực tế Blockchain không phải là tiền ảo, tiền điện tử,… Blockchain chỉ là một công nghệ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực này. Do công nghệ này cung cấp một hệ thống thanh toán kỹ thuật số an toàn và không cần trung gian cho người dùng trên toàn thế giới.

Cơ sở dữ liệu khác gì chuỗi khối?

Cơ sở dữ liệu và chuỗi khối đều là công cụ để lưu trữ và quản lý dữ liệu, nhưng hoạt động theo những cơ chế hoàn toàn khác nhau:

- Cơ sở dữ liệu: Tất cả dữ liệu lưu trữ tại một hoặc một vài máy chủ trung tâm và được quản lý bởi một cá nhân/tổ chức. Dữ liệu có thể được sửa đổi một cách dễ dàng.

- Chuỗi khối: Dữ liệu phân tán trên nhiều máy tính trong mạng lưới và không bị chi phối hoàn toàn bởi một cá nhân hay tổ chức nào. Dữ liệu trong chuỗi khối không thể thay đổi, xóa bỏ.

Công nghệ Blockchain là sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ nào?

Công nghệ Blockchain là sự kết hợp của 3 loại công nghệ: Mật mã học, mạng ngang hàng và lý thuyết trò chơi:

- Mật mã học (Cryptography): Mật mã học sử dụng các thuật toán phức tạp để mã hóa dữ liệu, tạo ra các địa chỉ ví và chữ ký số, đảm bảo tính bảo mật của mỗi giao dịch.

Mạng ngang hàng (Peer-to-Peer Network): Blockchain hoạt động trên một mạng lưới các máy tính (node) kết nối trực tiếp với nhau. Mỗi node đều lưu trữ một bản sao của chuỗi khối giúp phân tán dữ liệu và tăng cường độ bảo mật.

- Lý thuyết trò chơi (Game Theory): Lý thuyết trò chơi đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế các cơ chế đồng thuận. Các cơ chế này giúp các node trong mạng đạt được sự đồng thuận về trạng thái hiện tại của chuỗi khối, đảm bảo tính nhất quán.

Công nghệ Blockchain có thể sẽ biến mất khi nào?

Công nghệ Blockchain chỉ thực sự biến mất khi không còn kết nối internet trên toàn cầu.

 

 

         

 

 

2. Mainnet là gì? Testnet là gì?

Link tham khảo: https://coin98.net/mainet-testnet-la-gi

 

2.1. Mainnet

Định nghĩa mainnet là gì?

Trả lời cho câu hỏi mainnet là gì thì nó đề cập đến dữ liệu của giao thức blockchain đã được ghi lại chính thức trên blockchain tương ứng. Khi một dự án thực hiện mainnet, nó tự mình có đồng coin và blockchain riêng, không phụ thuộc vào blockchain khác nữa.

Các giao thức xây dựng trên nền tảng blockchain thứ ba thường sao lưu dữ liệu chính thức trên mainnet của nền tảng đó, được coi như một phiên bản chính thức của họ.

Một ví dụ điển hình là Chainlink (LINK): ChainLink thực hiện Mainnet trên nền tảng Ethereum, có nghĩa là sau khi mainnet, dữ liệu của giao thức ChainLink sẽ được ghi lại trên chuỗi khối của Ethereum.

Về tính chất bất biến của dữ liệu trên blockchain, để tránh lỗi và bug, các giao thức blockchain thường tiến hành thử nghiệm trên mạng testnet trước khi triển khai chính thức.      

Tại sao người dùng cần một mainnet?

Tạo nên sự uy tín

Một dự án có mainnet thường đáng tin cậy hơn so với những dự án không có. Mainnet tạo ra một cộng đồng người tham gia, tạo điều kiện cho tương tác và giao dịch trong thời gian thực với sự minh bạch.

Trong trường hợp thiếu mainnet, dự án chỉ là một khái niệm trong hệ sinh thái blockchain và không có sản phẩm hoạt động để người tham gia có thể thử nghiệm.

Minh chứng cho sự tiến triển của dự án

Blockchain là một sổ cái công khai ghi lại mọi giao dịch mà ai cũng có thể truy cập. Chúng ta có khả năng kiểm tra và xác minh từng giao dịch của mình để đảm bảo rằng thông tin giao dịch được cập nhật chính xác.

Sự hiện diện của mainnet là dấu hiệu cho thấy một dự án đang tích cực hoạt động và tiến triển về mặt kỹ thuật. Điều quan trọng hơn, vì công chúng có thể tham gia vào mạng và bất kỳ lỗi nào có thể ảnh hưởng đến hoạt động của blockchain, việc triển khai mainnet giúp kiểm tra tính năng và độ tin cậy của nền tảng.

Điều này đồng nghĩa việc khởi chạy mainnet yêu cầu một lượng thời gian và công sức đáng kể để chắc chắn rằng mọi phần tử đều hoạt động bình thường.

2.2. Testnet

Định nghĩa testnet là gì?

Mạng thử nghiệm hay còn gọi là testnet cung cấp một môi trường cho các nhà phát triển thử nghiệm tính năng và đảm bảo an ninh của giao thức blockchain trước khi tiến vào mainnet.

Tại testnet, với tính chất thử nghiệm, dữ liệu chưa được ghi chính thức trên blockchain. Nó cho phép linh hoạt trong việc điều chỉnh và sửa lỗi nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra như lỗi bảo mật hoặc giao dịch không thành công.

Nó thường được sử dụng cho mục đích phát triển. Ví dụ, khi bạn cần thử nghiệm chức năng mới liên quan đến việc chuyển và nhận đồng tiền bản địa, blockchain testnet cung cấp môi trường sao lưu hoàn hảo của giao thức gốc, sử dụng cùng công nghệ và công cụ để thực hiện các nhiệm vụ tương tự.

Với testnet, nhà phát triển và người thử nghiệm có thể đánh giá tính khả thi của hệ thống bằng cách thực hiện giao dịch mà không lo lắng về việc mất tiền trên mainnet thực. Đây là một môi trường linh hoạt và thích hợp để thử nghiệm các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh.

Vì sao testnet lại quan trọng?

Testnet cung cấp một môi trường ổn định và sẵn sàng sử dụng, bao gồm cả các phần cứng và phần mềm cần thiết để triển khai các kịch bản thử nghiệm và phát hiện lỗi.

Về chi phí

Mỗi hoạt động trong một dự án triển khai yêu cầu thanh toán phí blockchain. Đây là chi phí không thể tránh khỏi và thường lặp lại trong quá trình thử nghiệm. Việc kiểm tra hiệu quả của sản phẩm đòi hỏi kinh phí cao và xem xét nhiều lựa chọn khác nhau.

Ví dụ: Sự cố trên mainnet trong quá trình thử nghiệm có thể gây gián đoạn cho toàn bộ mạng và giao dịch của người dùng dẫn đến mất mát tài sản.

Bảo đảm chất lượng

Bảo đảm chất lượng là một phần quan trọng trong việc triển khai các ứng dụng hiệu suất cao, đặc biệt là không có lỗi trên mạng.

Các ràng buộc và yếu tố khác định rõ sự hợp lệ của kết quả thử nghiệm khi các tổ chức chuyển từ phương pháp này sang phương pháp khác để cải thiện chất lượng ứng dụng.

Vì vậy, các nhà phát triển cần một môi trường thử nghiệm giống như mainnet để kiểm tra mọi khía cạnh của blockchain.

Khả năng tương thích

Các đồng tiền trên testnet và mainnet không tương thích với nhau, thế nên đòi hỏi tạo ra các đồng tiền hoặc công nghệ mới, đây là quá trình tốn kém và phức tạp.

Tuy nhiên, tất cả dự án mới đều cần được thử nghiệm trên testnet, một blockchain riêng biệt với khối gốc của nó. Nhà phát triển có thể kiểm tra mọi khía cạnh của blockchain trước khi ra mắt mà không ảnh hưởng đến thị trường hoặc tạo ra lỗi không mong muốn.

3. KYC - Know your customer

Đây là thuật ngữ thường gặp trong quá trình đăng ký tài khoản và thực hiện giao dịch trên các sàn. Quy trình xác thực thông tin cá nhân KYC là bắt buộc để các chính phủ ngăn chặn việc chống rửa tiền, bảo vệ hệ thống và người tiêu dùng trên thị trường crypto.

4. Altcoin

Altcoin là từ viết tắt của Alternative Coin, Altcoin ám chỉ tất cả những đồng coin khác trên thị trường ngoài Bitcoin. Remitano đã có bài viết về altcoin, mời bạn đọc tìm hiểu thêm.

5. Stablecoin

Stablecoin là những đồng tiền điện tử được thiết kế để miễn dịch với các dao động của thị trường. Hiểu đơn giản là giá trị của chúng cố định. Remitano cũng có bài viết riêng về Stablecoin, mời bạn đọc tìm hiểu ở phần sau.

6.  ATH

ATH viết tắt của All Time High - để chỉ mức giá cao nhất của một đồng coin hoặc tài sản nào đó từ quá khứ đến hiện tại.

7.  HODL

HODL là một lỗi đánh máy của từ HOLD trong tiếng anh. Nó thường được sử dụng nhiều nhất khi thị trường xuống giá, thị trường gấu xuất hiện. HODL đôi khi còn được hiểu như một chiến lược giao dịch.

Chỉ cần mua và nắm giữ, nghe có vẻ như đơn giản như HODL là cả một nghệ thuật. Có nhiều trader hay ví von người HODL giỏi nhất trên thị trường chính là nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett.

8.  Short

Đây là từ chỉ hoạt động bán khống trên thị trường tài chính. Bán khống là việc mà trader mượn tài sản tài chính họ không có và bán nó tại giá trị hiện tại. Sau đó, họ kỳ vọng giá sẽ giảm trong thời gian xác định, khi đáo hạn họ sẽ mua lại tài sản đã bán để trả cho người cho vay.

Hay nói cách khác, Lệnh Short (Bán khống) là vay và bán crypto ở giá hiện tại, kỳ vọng giá crypto sẽ giảm trong tương lai, sau đó mua lại lượng crypto này ở mức giá thấp hơn giá mua để trả lại cho sàn giao dịch và hưởng phần chênh lệch. Short crypto có thể được thực hiện thông qua việc mở các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn trên các sàn giao dịch crypto.

9. Long

Lệnh Long là mua crypto ở giá hiện tại, kỳ vọng giá crypto đó sẽ tăng trong tương lai, sau đó bán ra ở mức giá cao hơn và kiếm lời.

10. Shitcoin

Đây là một từ ngữ khá dung tục và được cộng đồng ưa chuộng sử dụng. Nó chỉ những đồng coin tệ hại và không đem lại giá trị cho cộng đồng.

11. Bagholder

Bagholder chỉ những người đã nắm giữ quá lâu. Nó có nguồn gốc từ cụm từ "left hold the bag" chỉ những người mắc kẹt với những shitcoin và không thoát ra khi sóng kết thúc

12. Shill

Shill là từ chỉ những người chuyên đi giới thiệu, quảng bá những đồng coin. Thông thường thì các đồng coin này thường scam và khó có cơ hội tăng giá.

Các thuật ngữ, tiếng lóng được các trader Việt Nam ưa chuộng

1. Đu đỉnh

Đây là từ ngữ mà trader Việt hay dùng khi miêu tả việc mua giá cao nhất của coin. Thông thường, ở những vùng giá tốt hơn họ đã bỏ lỡ. Đến khi gần đỉnh thì FOMO và đặt lệnh mua bằng mọi giá. Sau khi mua xong thì giá coin rớt thê thảm.

Đối với những trader nào mua tiệm cận đỉnh 20.000 của BTC cuối năm 2017 thì họ chính là những người đu đỉnh trong suốt gần 3 năm khi BTC đến tận cuối năm 2020 mới chạm về đỉnh cũ. Đối với những trader có thể HODL BTC lâu đến 3 năm trời thì việc "về bờ" là hoàn toàn xứng đáng.

2. Gồng lỗ

Gồng lỗ là từ diễn tả việc trader nắm giữ coin đã lỗ và ngày càng lỗ, họ không stop loss. Niềm hy vọng của họ là một ngày nào đó có thể về bờ. Thông thường việc gồng lỗ quá sâu chủ yếu được các Noob, F0 nhỏ lẻ thực hiện.

3. Về bờ

Đây là từ chỉ những trader đã trải qua #1, và #2 một thời gian sau đó có thể hòa vốn. Họ về bờ khi giá của tài sản mua đạt điểm hòa vốn.

4. Bắt đáy (bắt dao rơi)

Đây là từ ngữ có nét tương đồng với BTFD, bắt đáy diễn tả việc mở vị thể mua mới khi coin đang giảm giá. Đối với những nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật thì việc này được dùng khá thường xuyên đối với những ai chịu được rủi ro cao.

5. Lướt sóng

Tương tự như Riding the crypto wave. Đối với các nhà đầu tư Việt Nam thì họ ưa chuộng phong cách này. Nó đem lại lợi nhuận nhanh chóng và kịch tính.

 


Share:

Related Posts:

0 comments:

Đăng nhận xét

Bài Đăng Nổi Bật

Cá độ bóng đá - buôn com bào cỏ

  Tổng hợp và phân tích các hành vi gian lận trên thị trường iGaming (cờ bạc trực tuyến, cờ bạc trên internet). Các hành vi này ngày càng tr...

Tổng Số Lượt Xem Trang

18

Bài Đăng Phổ Biến