Năm 2023 đi qua, để lại nhiều dấu ấn.
Hãy cùng nhìn lại những sự kiện nổi bật trong năm qua và đón năm 2024
với nhiều niềm hi vọng.
Ngày
24/6/2023, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã bế mạc sau 23 ngày làm việc. Tại
kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua 8 luật và 17 nghị quyết, nhiều hơn so với
thông lệ các kỳ họp trước đó. Quốc hội cũng xem xét cho ý kiến và thông qua với
số lượng lớn các dự án, dự thảo có nội dung phức tạp, phạm vi tác động rộng,
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của đại đa số người dân và
doanh nghiệp.
Đánh
giá về kết quả kỳ họp, một số đại biểu cho rằng, kỳ họp đã giải quyết khối
lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng; đánh giá cao việc bố trí,
sắp xếp kỳ họp thành hai đợt giúp các cơ quan có thêm thời gian tiếp thu, chỉnh
lý trước khi trình Quốc hội thông qua các luật, nghị quyết, với tỷ lệ tán thành
cao.
Sau
22,5 ngày làm việc, ngày 29/11/2023, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã hoàn
thành toàn bộ 40 nội dung chương trình đề ra. Với tỷ lệ tán thành rất cao, Quốc
hội đã biểu quyết thông qua 7 luật, 9 nghị quyết; Thảo luận, cho ý kiến 8 dự án
luật và nhiều nội dung quan trọng khác.
Đặc
biệt, một nội dung giám sát quan trọng tại Kỳ họp thứ 6 là Quốc hội đã tiến
hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Theo Đại biểu Ma Thị Thúy, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang, Kỳ họp thứ 6 đã hoàn thành nội dung chương trình đề ra, đạt hiệu quả, chất lượng, ghi dấu ấn với nhiều điểm mới trên cả 3 lĩnh vực lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng.
Năm
2023, hàng loạt đại án được nhắc đến cùng những con số thiệt hại, số tiền thu
lợi bất chính, số tiền đưa và nhận hối lộ vô cùng lớn.
Điển
hình như như vụ án “chuyến bay giải cứu”. Sau 2 phiên tòa, Hội đồng xét xử đã
tuyên 3 bản án chung thân, 39 án tù có thời hạn và 12 án treo trong vụ án này.
Cũng
trong năm qua, đại gia Trương Mỹ Lan – Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được
cơ quan điều tra xác định chiếm đoạt hơn 304 nghìn tỷ đồng của Ngân hàng
SCB, gây thiệt hại tổng cộng hơn 415 nghìn tỷ đồng. Phó trưởng Ban Nội chính
Trung ương Nguyễn Văn Yên khẳng định số tiền nhận hối lộ trên 5 triệu USD trong
vụ Vạn Thịnh Phát là vụ nhận hối lộ lớn nhất từ trước đến nay.
Bà Trương Mỹ Lan – Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh
Phát
Trong
một diễn biến khác, tháng 11/2023, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng
và 14 người khác bị truy tố về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ông Dũng và đồng
phạm bị cáo buộc gian dối trong phát hành trái phiếu và chiếm đoạt của 6.630
nhà đầu tư số tiền hơn 8.600 tỷ đồng. Vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra
tại Tân Hoàng Minh là một trong những vụ án được Ban Chỉ đạo Trung ương đưa vào
diện theo dõi.
Cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập
đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng cùng các bị can trong vụ án
Ngoài
ra, vụ án xảy ra tại Công ty AIC cũng được Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng
TPHCM theo dõi. Hai vụ án liên quan đến Nguyễn Thị Thanh Nhàn (cựu Chủ tịch Hội
đồng quản trị Công ty AIC) được xét xử trong năm 2023. Bà Nhàn cùng đồng phạm
đã gây thiệt hại cho nhà nước 252 tỷ đồng. Mức án tổng cộng mà bà Nhàn phải nhận
là 30 năm tù giam. Cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn còn bị khởi tố trong
2 vụ án khác. Tuy nhiên, đến nay bị cáo Nhàn vẫn đang bỏ trốn và bị truy nã quốc
tế.
Sau 2 phiên tòa ở 2 vụ án khác nhau, Nguyễn
Thị Thanh Nhàn phải nhận mức án 30 năm tù. Cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần
Đình Thành, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái lần lượt nhận mức án
11 năm tù và 9 năm tù trong vụ án này.
Khuya
11/6/2023, một nhóm người bịt mặt, mang theo súng, lựu đạn, bom xăng… tấn công
Trụ sở UBND xã Ea Tiêu và xã Ea Ktur (trong đó có khu vực làm việc của Công an
xã) thuộc huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.
Tại hai
trụ sở xã, nhóm này đã sát hại 4 cán bộ chiến sĩ, làm bị thương 2 cán bộ công
an khác. Trên đường di chuyển, nhóm này đã sát hại thêm 5 người khác, trong đó
có 2 lãnh đạo xã Ea Ktur, Ea Tiêu và 3 người dân. Không những thế, nhóm này còn
đốt phá phòng làm việc, hủy hoại tài sản, giấy tờ tại trụ sở UBND hai xã nêu
trên.
Với
tinh thần quyết liệt tấn công truy bắt bằng được các đối tượng, sau 6 ngày xảy
ra sự việc, lực lượng công an đã bắt giữ, xử lý trên 50 đối tượng trực tiếp
tham gia vào vụ việc, các đối tượng cầm đầu đều bị bắt giữ, thu giữ nhiều vũ
khí, giải cứu tuyệt đối an toàn cho các con tin.
Bộ Công
an đánh giá đây là vụ khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân gây hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng, hành vi của các đối tượng rất man rợ, mất nhân tính, thể
hiện quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng.
Đến
nay, Công an tỉnh Đắk Lắk đã bắt, khởi tố 96 người với nhiều tội danh và vẫn
đang mở rộng điều tra, xử lý những người liên quan.
Sau khi tình hình ổn định, Thiếu tướng Lê Vinh Quy, Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk có Thư cảm ơn toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh đã đồng lòng, giúp đỡ hết mình cho lực lượng công an trong việc đấu tranh, truy bắt nhóm đối tượng khủng bố.
Từ cuối
tháng 5 đến trung tuần tháng 6 năm nay, tình hình thiếu điện trở nên
"nóng" hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp phải dừng sản xuất vì bị cắt
điện, điện sinh hoạt bị cắt khiến cuộc sống đảo lộn.
Tiêu
thụ điện tăng vọt vì nắng nóng là lý do đầu tiên được EVN đưa ra để giải thích
cho tình trạng này. Dù vậy, nguồn điện cung ứng lại không đáp ứng (các hồ thủy
điện lớn cạn nước, một số tổ máy nhiệt điện bị giảm công suất hoặc gặp sự cố).
Bên cạnh đó, suốt nhiều năm qua, miền Bắc không có thêm các nguồn điện mới dù
tình trạng thiếu điện đã được dự báo.
Tình trạng thiếu điện từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6/2023 đã gây thiệt hại rất lớn cho kinh tế Việt Nam nói chung. Ngân hàng Thế giới ước tính kinh tế Việt Nam bị thiệt hại khoảng 0,3% GDP, tương đương 1,4 tỷ USD do thiếu điện.
Tổng
giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đình chỉ chức vụ với ông Nguyễn
Đức Ninh, Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) để phục vụ
thanh tra việc cung ứng điện.
Mở rộng
điều tra vụ án xảy ra tại Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt
Nam (EVN), Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt bị can để
tạm giam đối với ông Nguyễn Danh Sơn (Giám đốc Công ty Mua bán điện, Tập đoàn
Điện lực Việt Nam – EVN) cùng 5 người khác về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ”.
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, những vi phạm của Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương, Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục; nguy cơ thiệt hại rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước, lãng phí nguồn lực xã hội; dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và cơ quan quản lý nhà nước, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Từ cuối
năm 2022, hàng loạt sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm xe và Cục Đăng kiểm
Việt Nam bị phơi bày. Hàng trăm người, bao gồm lãnh đạo, cán bộ, nhân viên
ngành đăng kiểm bị điều tra. Trong đó, ông Đặng Việt Hà - Cục trưởng
Cục Đăng kiểm Việt Nam bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Nhận hối lộ.
Ngày 12/1/2023, Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã đưa vụ án xảy ra tại Cục Đăng
kiểm Việt Nam và một số trung tâm đăng kiểm vào diện theo dõi, chỉ đạo.
Hàng
loạt trung tâm đăng kiểm trên cả nước phải đóng cửa để điều tra. Có thời điểm,
Hà Nội chỉ có 6/31 còn TP.HCM có 8/19 trung tâm đăng kiểm hoạt động, dẫn đến sự
khủng hoảng trong ngành đăng kiểm.
Bộ trưởng Bộ GTVT sau đó bổ
nhiệm ông Nguyễn Chiến Thắng (Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp) giữ chức Cục
trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, đồng thời giao nhiều nhiệm vụ quan trọng cho
ngành đăng kiểm. Phải mất rất nhiều thời gian, công sức, với sự vào cuộc của cả
hệ thống chính trị, ngành đăng kiểm mới dần đi vào ổn định.
Tuy nhiên, mới đây, Cục Đăng kiểm Việt Nam lên tiếng cảnh báo về nguy cơ ùn tắc trong hoạt động đăng kiểm vào thời điểm cuối năm.
Phát
biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai kế hoạch năm 2024 của
ngành Giao thông vận tải (GTVT), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá:
Năm 2023, ngành GTVT đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ quan trọng, nặng nề
được giao, trong đó việc thực hiện 3 đột phá chiến lược (thể chế, hạ tầng, nhân
lực) đạt nhiều kết quả nổi bật. Đặc biệt, việc triển khai đầu tư hạ tầng giao
thông, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành giao thông là điểm
sáng năm 2023.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn
Thắng gọi năm 2023 là năm “đột phá về hạ tầng” với việc khởi công 26 dự án,
khánh thành 20 dự án giao thông. Trong đó, 9 dự án cao tốc mới hoàn thành gồm:
Mai Sơn - Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Vĩnh Hảo -
Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây, Nha Trang - Cam Lâm, Mỹ Thuận - Cần Thơ, Cầu
Mỹ Thuận 2 và Tuyên Quang - Phú Thọ.
Với số dự án cao tốc “kỷ lục”
được khánh thành trong năm 2023, cả nước đã có thêm 475km đường cao tốc, nâng
tổng chiều dài cao tốc đưa vào khai thác lên 1.892km.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cũng cho biết, năm 2023 Bộ GTVT được giao 94.000 tỷ đồng vốn đầu tư công, cao nhất từ trước tới nay.
Về tình hình an toàn giao thông (ATGT), theo đại tá Nguyễn Quang
Nhật (Trưởng phòng Tuyên truyền, Cục CSGT, Bộ Công an), việc kiểm soát, xử lý
nghiêm tình trạng vi phạm nồng độ cồn trở thành điểm sáng trong việc thực hiện
các giải pháp đảm bảo ATGT chung trong năm qua. Cụ thể, 11 tháng đầu năm, TNGT
do nồng độ cồn đã giảm 25% về số vụ, giảm 50% số người chết.
Tuy vậy, theo Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, trong 11 tháng
đầu năm 2023, cả nước xảy ra 11.779 vụ tai nạn giao thông (làm chết 6.381 người),
cao hơn cả năm 2022 (11.457 vụ). Một số vụ TNGT nghiêm trọng có thể kể đến như
vụ xe khách va chạm với xe đầu kéo khiến 10 người tử vong ở Quảng Nam; Vụ
rơi trực thăng chở khách du lịch ngắm vịnh Hạ Long khiến phi công và 4 du khách
thiệt mạng; Vụ tai nạn khiến 3 thành viên CLB Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai tử nạn…
Đặc biệt, nhà xe Thành Bưởi (ở TP.HCM) đã bị tước giấy phép sau vụ tai nạn
nghiêm trọng khiến 5 người chết.
Khoảng
23h ngày 12/9, ngọn lửa phát ra trong khu vực để xe của chung cư mini 9 tầng
tại số 37 ngõ 29/70, Khương Hạ, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội. Phút chốc,
khói lửa bao trùm tòa nhà nằm sâu trong con ngõ nhỏ.
Những người có mặt trong tòa
nhà tìm mọi cách để thoát thân… Công tác cứu nạn kéo dài đến rạng sáng ngày hôm
sau.
Ngay trong ngày 13/9, Thủ
tướng, Phó Thủ tướng, Bí thư TP.Hà Nội đã đến thị sát hiện trường, chỉ đạo khắc
phục hậu quả vụ cháy.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát hiện trường
vụ cháy chung cư mini
Công an
TP.Hà Nội thông tin, vụ cháy khủng khiếp này đã khiến 56 người tử vong, 37
người bị thương. Tòa nhà được cấp phép xây 6 tầng, được xây lên đến 9 tầng và
trở thành chung cư mini với 45 căn hộ cùng khoảng 150 người sinh sống. Chủ tòa
nhà là ông Nghiêm Quang Minh (SN 1979) bị bắt ngay sau khi xảy ra vụ việc.
Nguyên nhân gây cháy được xác định do chập mạch điện trên đường dây dẫn diện tại khu vực bình ắc quy thuộc phần đầu xe mô tô sử dụng động cơ xăng. Từ đó, lửa lan vào khu vực cáp điện, các hộp công tơ điện và cháy lan ra xung quanh.
Thời
gian dần trôi, cuộc sống mới trở lại, sau gần 2 tháng điều trị tích cực, nạn
nhân bị thương nặng nhất trong vụ cháy cũng được xuất viện, trở về với cuộc sống
thường nhật. Đến tháng 11/2023, 130,12 tỷ đồng tiền hỗ trợ đến từ các tổ chức,
cá nhân cũng đã đến với nạn nhân vụ cháy và người nhà của họ.
Gần 2 tháng sau khi xảy ra vụ cháy, nam
sinh Trần Đại Phong (lớp 12) đã trở lại trường trên chiếc xe lăn sau những ngày
dài nằm viện.
Ngoài
vụ cháy kinh hoàng ở Khương Hạ, nhiều vụ hỏa hoạn thương tâm khác đã xảy ra
trong năm qua. Như: vụ cháy nhà khiến 4 bà cháu tử vong ở phường Quang Trung
(Hà Đông, Hà Nội); vụ cháy ở ngõ Thổ Quan, quận Đống Đa (Hà Nội) khiến 2 cháu
nhỏ cùng người chị họ tử vong; vụ cháy cửa hàng kinh doanh xe điện ở huyện Hoài
Đức (Hà Nội) khiến 3 người trong gia đình thiệt mạng. Hay vụ cháy nổ tại cơ sở
thu mua phế liệu ở Văn Điển (Thanh Trì, Hà Nội) khiến 3 mẹ con tử vong. Và gần
đây nhất là vụ cháy ở Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phú) lúc rạng sáng khiến người mẹ
trẻ và 2 đứa con nhỏ mãi mãi ra đi.
Ngày
22/12 vừa qua, ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Ứng phó và Khắc phục hậu quả
thiên tai (Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai) cho biết, năm 2023, ở
nước ta, thiên tai xảy ra cực đoan trên các vùng miền với hơn 1.100 trận trong
21/22 loại hình thiên tai, trừ sóng thần. Thiên tai đã làm 166 người chết, mất
tích. Thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 8.236 tỷ đồng. Những thiệt hại này
đều nhỏ hơn năm 2022.
Theo ông Nguyễn Văn Hải, thiệt
hại do thiên tai năm nay giảm, ngoài nguyên nhân khách quan là bão, mưa diện
rộng ít, còn do nỗ lực trong công tác dự báo, cảnh báo để người dân và các địa
phương chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa.
Ông Hải cho biết, năm 2023,
thiên tai tuy giảm nhưng vẫn xảy ra một số vụ nghiêm trọng như: sạt lở đèo
Bảo Lộc làm 4 người tử vong (trong đó có 3 CSGT), sạt lở ở TP Đà Lạt, mưa lớn ở
Lào Cai (làm 9 người chết và mất tích).
Về
thời tiết, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn
quốc gia cho hay, năm 2023 do ảnh hưởng của El Nino nên bão ít hơn, nhưng xuất
hiện nắng nóng đỉnh điểm và mưa lớn cục bộ.
Tháng
5/2023 được xem là nóng nhất mùa hè 2023 với 5 đợt gay gắt và đặc biệt gay gắt
trên diện rộng. Đặc biệt, ngày 7/5, tại Tương Dương (Nghệ An) nền nhiệt lên đến
44,2 độ C, cao nhất lịch sử quan trắc ở Việt Nam, vượt qua kỷ lục cũ bốn năm
trước tại Hương Khê (Hà Tĩnh) với 43,4 độ C.
Từ giữa tháng 10 đến giữa
tháng 11, miền Trung xảy ra 3 đợt mưa lớn làm 14 người chết và mất
tích.
Nguồn: Internet (24h).
0 comments:
Đăng nhận xét