1. Quy định tại Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)
Điều 234. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang
dã
1. Người nào thực hiện một trong các hành
vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 242 và Điều 244 của Bộ
luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải
tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ,
vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế
các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 150.000.000 đồng đến
dưới 500.000.000 đồng hoặc động vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng
đến dưới 700.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000
đồng;
b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái
phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng,
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán
quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 150.000.000
đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc của động vật hoang dã khác trị giá từ
300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000
đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ,
vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động
vật thu lợi bất chính hoặc trị giá dưới mức quy định tại điểm a, điểm b khoản
này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định
tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03
năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị
cấm;
đ) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian
bị cấm;
e) Vận chuyển, buôn bán qua biên giới;
g) Động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm
của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực
vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng
hoặc của động vật hoang dã khác trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới
1.500.000.000 đồng;
h) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng
đến dưới 500.000.000 đồng;
i)
Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12
năm:
a)
Động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về
buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá
1.000.000.000 đồng trở lên hoặc của động vật hoang dã khác trị giá
1.500.000.000 đồng trở lên;
b)
Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
4.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm.
5.
Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a)
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ
300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b)[200] Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại
các điểm a, d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ
1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
c)
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ
3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
từ 06 tháng đến 03 năm;
d)
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ
hoạt động vĩnh viễn;
đ)
Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000
đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm
huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Điều 244. Tội vi phạm quy
định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
1. Người
nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật,
thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05
năm:
a)
Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh
mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
b)
Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách
rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật quy định tại điểm a khoản này;
c)
Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam
đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 50 gam đến dưới 01 kilôgam;
d)
Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh
mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I
Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà
không thuộc loài quy định tại điểm a khoản này với số lượng từ 03 cá thể đến 07
cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể
đến 15 cá thể động vật lớp khác;
đ)
Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách
rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể
lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại
điểm d khoản này;
e)
Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc tàng
trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời
sự sống hoặc sản phẩm của động vật có số lượng dưới mức quy định tại các điểm
c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các
hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm.
2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10
năm:
a)
Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá
thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ
10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b)
Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 08 cá
thể đến 11 cá thể lớp thú, từ 11 cá thể đến 15 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ
16 cá thể đến 20 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
c)
Từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời
sự sống của từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác; từ 03 cá thể đến 05 cá thể
gấu, hổ hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 05
cá thể gấu, hổ;
d)
Ngà voi có khối lượng từ 20 kilôgam đến dưới 90 kilôgam; sừng tê giác có khối
lượng từ 01 kilôgam đến dưới 09 kilôgam;
đ)
Có tổ chức;
e)
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
g)
Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
h)
Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;
i)
Buôn bán, vận chuyển qua biên giới;
k)
Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15
năm:
a)
Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 08 cá thể
lớp thú trở lên, 11 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 16 cá thể động vật lớp
khác trở lên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b)
Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 12 cá thể
lớp thú trở lên, 16 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 21 cá thể động vật lớp
khác trở lên quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
c)
Từ 03 cá thể voi, tê giác trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự
sống của 03 cá thể voi, tê giác trở lên; 06 cá thể gấu, hổ trở lên hoặc bộ phận
cơ thể không thể tách rời sự sống của 06 cá thể gấu, hổ trở lên;
d)
Ngà voi có khối lượng 90 kilôgam trở lên; sừng tê giác có khối lượng 09 kilôgam
trở lên.
4.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm.
5.
Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a)
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ
1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
b) Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, i
và k khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến
10.000.000.000 đồng;
c)
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ
10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
từ 06 tháng đến 03 năm;
d)
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ
hoạt động vĩnh viễn;
đ)
Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến
600.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
2. Danh mục động vật thuộc danh mục loài nguy cấp,
quý, hiếm bao gồm
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định về danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm như sau:
Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
1. Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
được ban hành kèm theo Nghị định này, gồm:
a) Nhóm I: Các loài thực vật rừng, động vật rừng đang bị đe
dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các
loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Nhóm IA: các loài thực vật rừng.
Nhóm IB: các loài động vật rừng.
b) Nhóm II: Các loài thực vật rừng, động vật rừng chưa bị đe
dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn
chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II
CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Nhóm IIA: Các loài thực vật rừng.
Nhóm IIB: Các loài động vật rừng.
.....
Theo đó, danh mục loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được chia
thành nhóm IB và nhóm IIB.
Nhóm IB là nhóm động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng
nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục
I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Nhóm IIB là nhóm động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng
nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác,
sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự
nhiên tại Việt Nam.
Danh mục chi tiết
Nhóm IB
TT |
Tên Việt Nam |
Tên khoa học |
|
LỚP THÚ |
MAMMALIA |
|
BỘ LINH TRƯỞNG |
PRIMATES |
1 |
Cu li lớn |
Nycticebus bengalensis |
2 |
Cu li nhỏ |
Nycticebus pygmaeus |
3 |
Chà vá chân đen |
Pygathrix nigripes |
4 |
Chà vá chân nâu |
Pygathrix nemaeus |
5 |
Chà vá chân xám |
Pygathrix cinerea |
6 |
Voọc bạc đông dương |
Trachypithecus germaini |
7 |
Voọc bạc trường sơn |
Trachypithecus margarita |
8 |
Voọc cát bà |
Trachypithecus poliocephalus |
9 |
Voọc đen má trắng |
Trachypithecus francoisi |
10 |
Voọc hà tĩnh |
Trachypithecus hatinhensis |
11 |
Voọc mông trắng |
Trachypithecus delacouri |
12 |
Voọc mũi hếch |
Rhinopithecus avunculus |
13 |
Voọc xám |
Trachypithecus crepusculus |
14 |
Vượn cao vít |
Nomascus nasutus |
15 |
Vượn đen tuyền |
Nomascus concolor |
16 |
Vượn má hung |
Nomascus gabriellae |
17 |
Vượn má trắng |
Nomascus leucogenys |
18 |
Vượn má vàng trung bộ |
Nomascus annamensis |
19 |
Vượn siki |
Nomascus siki |
|
BỘ THÚ ĂN THỊT |
CARNIVORA |
20 |
Sói đỏ (Chó sói lửa) |
Cuon alpinus |
21 |
Gấu chó |
Helarctos malayanus |
22 |
Gấu ngựa |
Ursus thibetanus |
23 |
Rái cá lông mượt |
Lutrogale perspicillata |
24 |
Rái cá thường |
Lutra lutra |
25 |
Rái cá vuốt bé |
Aonyx cinereus |
26 |
Rái cá lông mũi |
Lutra sumatrana |
27 |
Cầy mực |
Arctictis binturong |
28 |
Cầy gấm |
Prionodon pardicolor |
29 |
Báo gấm |
Neofelis nebulosa |
30 |
Báo hoa mai |
Panthera pardus |
31 |
Beo lửa |
Catopuma temminckii |
32 |
Hổ đông dương |
Panthera tigris corbetti |
33 |
Mèo cá |
Prionailurus viverrinus |
34 |
Mèo gấm |
Pardofelis marmorata |
|
BỘ CÓ VÒI |
PROBOSCIDEA |
35 |
Voi châu á |
Elephas maximus |
|
BỘ MÓNG GUỐC LẺ |
PERISSODACTYLA |
36 |
Tê giác một sừng |
Rhinoceros sondaicus |
|
BỘ MÓNG GUỐC CHẴN |
ARTIODACTYLA |
37 |
Bò rừng |
Bos javanicus |
38 |
Bò tót |
Bos gaurus |
39 |
Hươu vàng |
Axis porcinus annamiticus |
40 |
Hươu xạ |
Moschus berezovskii |
41 |
Mang lớn |
Megamuntiacus vuquangensis |
42 |
Mang trường sơn |
Muntiacus truongsonensis |
43 |
Nai cà tong |
Rucervus eldii |
44 |
Sao la |
Pseudoryx nghetinhensis |
45 |
Sơn dương |
Naemorhedus milneedwardsii |
|
BỘ TÊ TÊ |
PHOLIDOTA |
46 |
Tê tê java |
Manis javanica |
47 |
Tê tê vàng |
Manis pentadactyla |
|
BỘ THỎ RỪNG |
LAGOMORPHA |
48 |
Thỏ vằn |
Nesolagus timminsi |
|
LỚP CHIM |
AVES |
|
BỘ BỒ NÔNG |
PELECANIFORMES |
49 |
Bồ nông chân xám |
Pelecanus philippensis |
50 |
Cò thìa |
Platalea minor |
51 |
Quắm cánh xanh |
Pseudibis davisoni |
52 |
Quắm lớn (Cò quắm lớn) |
Thaumatibis gigantea |
53 |
Vạc hoa |
Gorsachius magnificus |
|
BỘ CỔ RẮN |
SULIFORMES |
54 |
Cổ rắn |
Anhinga melanogaster |
|
BỘ BỒ NÔNG |
PELECANIFORMES |
55 |
Cò trắng trung quốc |
Egretta eulophotes |
|
BỘ HẠC |
CICONIFORMES |
56 |
Già đẫy nhỏ |
Leptoptilos javanicus |
57 |
Hạc cổ trắng |
Ciconia episcopus |
58 |
Hạc xám |
Mycteria cinerea |
|
BỘ ƯNG |
ACCIPITRIFORMES |
59 |
Đại bàng đầu nâu |
Aquila heliaca |
60 |
Kền kền ấn độ |
Gyps indicus |
61 |
Kền kền ben gan |
Gyps bengalensis |
|
BỘ CẮT |
FALCONIFORMES |
62 |
Cắt lớn |
Falco peregrinus |
|
BỘ CHOẮT |
CHARADRIIFORMES |
63 |
Choắt lớn mỏ vàng |
Tringa guttifer |
|
BỘ NGỖNG |
ANSERIFORMES |
64 |
Ngan cánh trắng |
Asarcornis scutulata |
|
BỘ GÀ |
GALLIFORMES |
65 |
Gà lôi lam mào trắng |
Lophura edwardsi |
66 |
Gà lôi tía |
Tragopan temminckii |
67 |
Gà lôi trắng |
Lophura nycthemera |
68 |
Gà so cổ hung |
Arborophila davidi |
69 |
Gà tiền mặt đỏ |
Polyplectron germaini |
70 |
Gà tiền mặt vàng |
Polyplectron bicalcaratum |
71 |
Trĩ sao |
Rheinardia ocellata |
|
BỘ SẾU |
GRUIFORMES |
72 |
Sếu đầu đỏ (Sếu cổ trụi) |
Grus antigone |
|
BỘ Ô TÁC |
OTIDIFORMES |
73 |
Ô tác |
Houbaropsis bengalensis |
|
BỘ BỒ CÂU |
COLUMBIFORMES |
74 |
Bồ câu ni cô ba |
Caloenas nicobarica |
|
BỘ HỒNG HOÀNG |
Bucerotiformes |
75 |
Hồng hoàng |
Buceros bicornis |
76 |
Niệc cổ hung |
Aceros nipalensis |
77 |
Niệc mỏ vằn |
Rhyticeros undulatus |
78 |
Niệc nâu |
Anorrhinus austeni |
|
BỘ SẺ |
PASSERRIFORMES |
79 |
Khướu ngọc linh |
Trochalopteron ngoclinhense |
|
LỚP BÒ SÁT |
REPTILIA |
|
BỘ CÓ VẢY |
SQUAMATA |
80 |
Tắc kè đuôi vàng |
Cnemaspis psychedelica |
81 |
Thằn lằn cá sấu |
Shinisaurus crocodilurus |
82 |
Kỳ đà vân |
Varanus nebulosus (Varanus
bengalensis) |
83 |
Rắn hổ chúa |
Ophiophagus hannah |
|
BỘ RÙA |
TESTUDINES |
84 |
Rùa ba-ta-gua miền nam |
Batagur affinis |
85 |
Rùa hộp bua-rê (Rùa hộp trán vàng miền bắc) |
Cuora bourreti |
86 |
Rùa hộp Việt Nam (Rùa hộp trán vàng miền nam) |
Cuora picturata |
87 |
Rùa trung bộ |
Mauremys annamensis |
88 |
Rùa đầu to |
Platysternon megacephalum |
89 |
Giải sin-hoe |
Rafetus swinhoei |
90 |
Giải |
Pelochelys cantorii |
|
BỘ CÁ SẤU |
CROCODILIA |
91 |
Cá sấu nước lợ (Cá sấu hoa cà) |
Crocodylus porosus |
92 |
Cá sấu nước ngọt (Cá sấu xiêm) |
Crocodylus siamensis |
Nhóm IIB
TT |
Tên Việt Nam |
Tên khoa học |
|
LỚP THÚ |
MAMMALIA |
|
BỘ GẶM NHẤM |
RODENTIA |
1 |
Chuột đá |
Laonastes aenigmamus |
2 |
Sóc đen |
Ratufa bicolor |
3 |
Sóc bay trâu |
Petaurista petaurista |
|
BỘ DƠI |
CHIROPTERA |
4 |
Dơi ngựa lớn |
Pteropus vampyrus |
5 |
Dơi ngựa nhỏ |
Pteropus lylei |
|
BỘ THỎ |
LAGORMORPHA |
6 |
Thỏ rừng |
Lepus sinensis |
|
BỘ KHỈ HẦU |
PRIMATES |
7 |
Khỉ mặt đỏ |
Macaca arctoides |
8 |
Khỉ mốc |
Macaca assamensis |
9 |
Khỉ vàng |
Macaca mulatta |
10 |
Khỉ đuôi dài |
Macaca fascicularis |
11 |
Khỉ đuôi lợn |
Macaca leonina |
|
BỘ THÚ ĂN THỊT |
CARNIVORA |
12 |
Chó rừng |
Canis aureus |
13 |
Cầy giông đốm lớn |
Viverra megaspila |
14 |
Cầy vằn bắc |
Chrotogale owstoni |
15 |
Cáo lửa |
Vulpes vulpes |
16 |
Cầy giông |
Viverra zibetha |
17 |
Cầy hương |
Viverricula indica |
18 |
Cầy tai trắng |
Arctogalidia trivirgata |
19 |
Cầy vòi hương |
Paradoxurus hermaphroditus |
20 |
Cầy vòi mốc |
Paguma larvata |
21 |
Mèo ri |
Felis chaus |
22 |
Mèo rừng |
Prionailurus bengalensis |
23 |
Triết chỉ lưng |
Mustela strigidorsa |
|
BỘ MÓNG GUỐC CHẴN |
ARTIODACTYLA |
24 |
Mang pù hoạt |
Muntiacus puhoatensis (Muntiacus
rooseveltorum) |
25 |
Nai |
Rusa unicolor |
26 |
Cheo cheo |
Tragulus javanicus |
|
LỚP CHIM |
AVES |
|
BỘ HẠC |
CICONIIFORMES |
27 |
Già đẫy lớn |
Leptoptilos dubius |
28 |
Hạc đen |
Ciconia nigra |
|
BỘ BỒ NÔNG |
PELECANIFORMES |
29 |
Cò quăm đầu đen |
Threskiornis melanocephalus |
|
BỘ CHOẮT |
CHARADRIIFORMES |
30 |
Rẽ mỏ thìa |
Calidris pygmeus |
|
BỘ NGỖNG |
ANSERIFORMES |
31 |
Vịt đầu đen |
Aythya baeri |
32 |
Vịt mỏ nhọn |
Mergus squamatus |
|
BỘ GÀ |
GALIFORMES |
33 |
Công |
Pavo muticus |
34 |
Các loài Gà so thuộc giống Arborophila |
Arborophila spp. (trừ
loài Arborophila davidi đã liệt kê ở nhóm IB) |
|
BỘ SẾU |
GRUIFORMES |
35 |
Chân bơi |
Heliopais personatus |
|
BỘ HỒNG HOÀNG |
BUCEROTIFORMES |
36 |
Các loài trong họ Hồng hoàng |
Bucerotidae spp. (trừ các
loài Buceros bicornis, Aceros nipalensis, Rhyticeros undulatus và Anorrhinus
austeni thuộc Nhóm IB) |
|
BỘ VẸT |
PSITTAFORMES |
37 |
Các loài Vẹt thuộc giống Psittacula |
Psittacula spp. |
38 |
Vẹt lùn |
Loriculus verlanis |
|
BỘ CÚ |
STRIGIFORMES |
39 |
Các loài trong bộ Cú Strigiformes |
Strigiformes spp. |
|
BỘ ƯNG |
ACCIPITRIFORMES |
40 |
Các loài trong bộ Ưng |
Accipitriformes spp. (trừ các loài Aquila heliaca, Gyps indicus, Gyps bengalensis và Sarcogyps
calvus đã liệt kê trong nhóm IB) |
41 |
Ó tai |
Sarcogyps calvus |
|
Bộ CẮT |
FALCONIFORMES |
42 |
Các loài trong bộ Cắt |
Falconiformes spp. (trừ
loài Falco peregrinus đã liệt kê trong nhóm IB) |
|
BỘ BỒ CÂU |
COLUMBIFORMES |
43 |
Bồ câu nâu |
Columba punicea |
|
BỘ SẺ |
PASSERRIFORMES |
44 |
Khướu đầu đen má xám |
Trochalopteron yersini |
45 |
Các loài thuộc giống Garrulax |
Garrulax spp. |
46 |
Mi núi bà |
Laniellus langbianis |
47 |
Sẻ đồng ngực vàng |
Emberiza aureola |
48 |
Các loài thuộc giống Pitta |
Pitta spp. |
49 |
Kim oanh mỏ đỏ |
Leiothrix lutea |
50 |
Kim oanh tai bạc |
Leiothrix argentauris |
51 |
Nhồng (Yểng) |
Gracula religiosa |
|
LỚP BÒ SÁT |
REPTILIA |
|
BỘ CÓ VẢY |
SQUAMATA |
52 |
Các loài Thạch sùng mí thuộc giống Goniurosaurus |
Goniurosaurus spp. |
53 |
Kỳ đà hoa |
Varanus salvator |
54 |
Rắn hổ mang một mắt kính |
Naja kaouthia |
55 |
Rắn hổ mang trung quốc |
Naja atra |
56 |
Rắn hổ mang xiêm |
Naja siamensis |
57 |
Rắn ráo trâu |
Ptyas mucosus |
58 |
Trăn cộc |
Python brongersmai (Python curtus) |
59 |
Trăn đất |
Python molurus (Python bivittatus) |
60 |
Trăn gấm |
Python reticulatus (Malayopython
reticulatus) |
|
BỘ RÙA |
TESTUDINES |
61 |
Rùa hộp ba vạch, rùa vàng |
Cuora cyclornata (Cuora trifasciata) |
62 |
Rùa hộp trán vàng (Rùa hộp trán vàng miền trung) |
Cuora galbinifrons |
63 |
Rùa hộp lưng đen |
Cuora amboinensis |
64 |
Rùa sa nhân |
Cuora mouhotii |
65 |
Rùa đất pul-kin |
Cyclemys pulchristriata |
66 |
Rùa đất châu Á |
Cyclemys dentata |
67 |
Rùa đất sê-pôn |
Cyclemys oldhami |
68 |
Rùa đất speng-le-ri |
Geomyda spengleri |
69 |
Rùa răng |
Heosemys annandalii |
70 |
Rùa đất lớn |
Heosemys grandis |
71 |
Rùa ba gờ |
Malayemys subtrijuga |
72 |
Rùa bốn mắt |
Sacalia quadriocellata |
73 |
Rùa câm |
Mauremys mutica |
74 |
Rùa cổ bự |
Siebenrockiella crassicollis |
75 |
Rùa đầm cổ đỏ |
Mauremys nigricans |
76 |
Rùa núi vàng |
Indotestudo elongata |
77 |
Rùa núi viền |
Manouria impressa |
78 |
Cua đinh |
Amyda cartilaginea |
79 |
Ba ba gai |
Palea steindachneri |
|
LỚP ẾCH NHÁI |
AMPHIBIA |
|
BỘ CÓ ĐUÔI |
CAUDATA |
80 |
Cá cóc bụng hoa (Cá cóc tam đảo) |
Paramesotriton deloustali |
81 |
Các loài Cá cóc thuộc giống Tylototriton |
Tylototriton spp. |
|
LỚP CÔN TRÙNG |
INSECTA |
|
BỘ CÁNH VẢY |
LEPIDOPTERA |
82 |
Bướm phượng đuôi kiếm răng nhọn |
Teinopalpus aureus aureus |
83 |
Bướm phượng đuôi kiếm răng tù |
Teinopalpus imperialis imperialis |
84 |
Bướm phượng cánh chim chấm liền |
Troides helena cerberus |
85 |
Bướm phượng cánh chim chấm rời |
Troides aeacus aeacus |
|
BỘ CÁNH CỨNG |
COLEOPTERA |
86 |
Cua bay việt nam |
Cheirotonus battareli |
87 |
Cua bay đen |
Cheirotonus jansoni |
3. Hướng dẫn áp dụng về tội vi phạm quy định về bảo
vệ động vật hoang dã của Bộ luật Hình sự
Để áp dụng đúng và thống nhất Điều 234 về tội vi phạm quy
định về bảo vệ động vật hoang dã, Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ
động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự và Điều 106
về xử lý vật chứng trong giai đoạn xét xử của Bộ luật Tố tụng hình sự; ngày 05/11/2018, Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP hướng
dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và
Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ
luật Hình sự.
Một
số tình tiết định tội
Động vật hoang dã quy định tại Điều
234 của Bộ luật Hình sự là các loài động vật thuộc Danh mục thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB; theo quy định của Chính phủ hoặc
Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã
nguy cấp.
Động vật hoang dã khác quy định tại Điều 234 của Bộ luật Hình sự là các loài động vật rừng
thông thường, theo
quy định của pháp luật và động vật hoang dã nguy cấp, thuộc
Phụ lục III Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã
nguy cấp.
Động vật nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Điều 244 của Bộ luật Hình sự là các loài động vật thuộc
Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB; theo quy định của Chính phủ hoặc
Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã
nguy cấp.
Cá thể là một cơ thể động vật còn sống hoặc đã chết.
Cũng được coi là cá thể đối với cơ thể động vật đã chết mà thiếu một hoặc một
số bộ phận cơ thể (ví
dụ: cá thể tắc kè đã chết thiếu nội tạng hoặc cá thể hổ đã chết thiếu chân).
Bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống là những bộ
phận thực hiện các chức năng chuyên biệt của cơ thể động
vật, ngay khi tách rời những bộ phận này khỏi cơ thể sống của động vật thì động
vật đó chết (ví dụ: Đầu, tim, bộ da, bộ xương, buồng gan...).
Sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý,
hiếm là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật (ví dụ: Thịt,
trứng, sữa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng,
ngà, chân, móng,...);
động vật thủy sản đã qua sơ chế, chế biến ở dạng nguyên con; vật phẩm có thành
phần từ các bộ phận của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm đã qua
chế biến (ví dụ: Cao
nấu từ xương động vật hoang dã; túi xách, ví, dây thắt lưng làm từ da động vật
hoang dã).
Động vật lớp khác quy định tại Điều
244 của Bộ luật Hình sự là động vật nguy cấp, quý, hiếm ngoài lớp thú,
lớp chim, lớp bò sát, nhưng
thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực
vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB; theo
quy định của Chính phủ hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài
động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Một
số tình tiết định khung hình phạt
Săn bắt trong khu vực bị cấm là săn bắt động vật
hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm trong Khu
bảo tồn, Vườn
quốc gia, Khu
dự trữ thiên nhiên, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh, Khu
bảo vệ cảnh quan hoặc săn bắt trong các khu vực khác có quy định cấm theo quy
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Săn bắt vào thời gian bị cấm là săn bắt động vật
hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm vào mùa sinh sản hoặc mùa di cư của
chúng. Việc xác định mùa sinh sản, mùa di cư của từng loài theo quy định của cơ
quan có thẩm quyền.
Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm là sử dụng
các loại vũ khí, tên tẩm
thuốc độc, chất nổ, chất độc, đào hầm, hố, cắm chông, bẫy kiềng lớn, bẫy cắm
chông, bẫy gài lao, bẫy điện, bẫy sập, khúc gỗ lớn, răng sắt lớn hoặc các công
cụ, phương tiện nguy hiểm khác mà cơ quan có thẩm quyền quy định
không được phép sử dụng để săn bắt.
Vận
chuyển,
buôn bán
qua biên giới là trường hợp người phạm tội đã hoặc đang đưa động vật hoang
dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của chúng ra khỏi biên
giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc ngược lại. Cũng được coi là buôn bán,
vận chuyển qua biên giới nếu đã hoàn thành các thủ tục thông quan đối với động
vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm, bộ phận cơ thể hoặc
sản phẩm của chúng.
Truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với hành
vi tàng trữ
Đối với hành vi tàng trữ trái phép cá thể, bộ phận cơ thể
không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy
cấp, quý, hiếm kể từ 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 (ngày Bộ luật Hình
sự có hiệu lực thi hành) nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì tùy từng trường
hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 234hoặc Điều 244 của Bộ luật Hình sự.
Đối với hành vi tàng trữ cá thể, bộ phận cơ thể không thể
tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm
có từ trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 thì không bị truy cứu trách nhiệm hình
sự, trừ trường hợp tàng trữ cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống
hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm nhằm mục đích
buôn bán, thu lợi bất chính.
Trường hợp trong cùng một vụ việc, nếu thu giữ được nhiều
loài động vật có cả lớp thú, lớp chim, lớp bò sát và lớp khác thuộc Danh mục
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công
ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, nếu chưa
đủ số lượng theo từng lớp quy định tại Điều 244 của Bộ
luật Hình sự, thì người có hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy
cấp, quý, hiếm không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về
bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.
Xử
lý vật chứng
Việc xử lý vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy
cấp, quý, hiếm hoặc sản phẩm của chúng được thực hiện như sau:
a) Vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp,
quý, hiếm còn sống thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan
quản lý chuyên ngành để trả
về tự nhiên, giao cho Trung tâm Cứu
hộ, Khu
bảo tồn thiên nhiên, Vườn quốc gia hoặc giao cho cơ quan, tổ
chức khác theo quy định của pháp luật.
b) Vật chứng là cá thể động vật chết hoặc sản phẩm động
vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc loại mau hỏng, khó bảo quản
thì tiêu hủy hoặc giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý
theo quy định của pháp luật.
c) Vật chứng khác không thuộc trường hợp hướng dẫn tại
điểm a và điểm b trên thì
tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
Đối với vật chứng đã được xử lý theo hướng dẫn tại điểm a
và điểm b trên,
khi xét xử, Tòa án căn cứ vào biên bản thu giữ, bản ảnh, dữ liệu điện tử, biên
bản giám định, biên bản giao nhận, quyết định xử lý vật chứng và các tài liệu,
chứng cứ khác có liên quan trong hồ sơ vụ án để giải quyết.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm hoặc sản phẩm của chúng được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và văn bản hướng dẫn thi hành.
0 comments:
Đăng nhận xét