1. GSM MODEM
GSM MODEM (hay
còn gọi là MODEM SMS) là một loại modem có một hoặc nhiều khe gắn thẻ SIM thuộcmạng
GSM như Mobi, Vina, Viettel, Vietnamobile, beeline... GSM modem có thể kết nối
với máy tính qua cổng COM (R232), USB (chủ yếu) hoặc Bluetooth. Một khi Modem
GSM kết nối với máy tính, sẽ cho phép máy tính giao tiếp với mạng viễn thông di
động để thực hiện việc gửi nhận tin nhắn SMS, MMS, truyền tải DATA, FAX, kết nối
GPRS và INTERNET….
Hay, nói cách
khác, GSM Modem là bộ thiết bị dùng
để gửi tin nhắn hàng loạt đến khách hàng (tin nhắn đầu số) nhằm mục đích chăm
sóc khách hàng và truyền gửi thông tin nhanh chóng, hiệu quả (ngoài ra, có thể
được sử dụng vào một số mục đích trái pháp luật: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản,
truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy...).
Đây có thể nói
là thiết bị gửi tin nhắn đầu số, tin nhắn hàng loạt tốt nhất hiện nay trên thị
trường phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như:
·
Gửi tin nhắn đầu số, gửi sms hàng loạt, spam sms
·
Gửi tin nhắn online
·
Kết hợp làm tổng đài
·
Kích hoạt sim, kích hoạt sim hàng loạt
·
Kiểm tra số dư sim
·
Làm hệ thống gửi tin nhắn, thiết bị gửi tin nhắn
sms chuyên nghiệp
Gsm modem 16 cổng
GSM Modem là thiết
bị nhập khẩu và có time-life sử dụng lâu dài, ít bị trục trặc lỗi kỹ thuật,
ngoài ra phần mềm chạy chương trình thường được tặng kèm miễn phí và phần cứng
được bảo hành ít nhất là 1 năm tùy vào mỗi đơn vị phân phối. Có nhiều thiết bị
gsm modem như:
·
GSM modem 16 cổng (16 port)
·
GSM modem 8 cổng (8 port)
·
GMS modem 32 và 64 cổng
Thiết bị GSM modem 16 cổng
Đặc điểm nổi bật của GSM Modem :
·
Gửi tin nhắn hàng loạt ở tốc độ cao, lên đến
1200 tin nhắn/giờ trên mỗi SIM trong điều kiện hoàn hảo.
·
Giao tiếp với máy tính chỉ qua 1 cổng USB duy nhất.
·
Có nguồn cấp điện riêng. Ăng-ten ngoài có thể
kéo dài.
·
16 ports SIM được cài đặt và nhận diện, hoạt động
đồng bộ qua phần mềm máy tính.
·
Thực thi tác vụ ổn định và đều đặn, không bị
treo do quá nóng như ở USB 3G.
·
Có khe để nhận SIM nguyên chiếc, không phải bẻ
ra để tái sử dụng SIM về sau.
Các tính năng chuyên nghiệp của phần mềm điều
khiển kèm theo
·
Gửi các loại tin nhắn gồm tin nhắn đầu số văn bản,
tin WapPush, tin Flash.
·
Gửi với số lượng lớn đến hàng chục ngàn tin nhắn
mỗi lần.
·
Kiểm tra số dư, tự động tính toán số lượng tin
nhắn còn lại để gửi.
·
Có thể cá nhân hóa nội dung tin gửi đến từng
khách hàng khác nhau.
·
Có thể lập trình thời gian gửi tự động ( version
2.0 )
·
Xuất thống kê để theo dõi sản lượng tin nhắn đã
gửi thành công.
·
Hỗ trợ nhiều thế hệ điều hành Windows : XP,
Vista, 7, Server 2003, 2000
Triển khai hệ thống nhắn tin sms dùng GSM
Modem 16 ports
Để triển khai việc
gửi tin nhắn hàng loạt với GSM Modem thì cơ bản bạn sẽ cần các thiết bị và phần
mềm bên dưới. Thông thường các đơn vị kinh doanh sẽ hỗ trợ luôn phần này.
·
01 PC có cổng USB.
·
01 GSM Modem 16 ports kèm theo các phụ kiện (nguồn,
cáp nối cổng USB, ăng ten)
·
16 SIM ( hoặc ít hơn ) cho mạng GSM: VinaPhone,
MobiFone, hoặc Viettel.
·
Phần mềm gửi/nhận tin nhắn Bulk SMS/SMS Caster
Thông tin bên lề:
Đây là thiết bị
có giá thành khá cao (từ 8 triệu trở lên)
được chia làm 4 loại (8 cổng, 16 cổng, 32 cổng và 64 cổng), được nhiều
đơn vị cung cấp, phù hợp cho các doanh nghiệp hơn là cá nhân, thiết bị này có
thể sử dụng lâu dài có thể năm này qua năm khác.
Không chỉ có chức
năng gửi tin nhắn hàng loạt, spam tin nhắn gsm modem có thể kết hợp để làm một
giải pháp mobile marketing hiệu quả như: tổng đài để gửi tin, kết hợp với hệ thống
CRM để gửi tin nhắn chăm sóc khách hàng như gửi số bill, mã đăng ký, số dư tài
khoản…
2. TRẠM BTS GIẢ LẬP
Trạm BTS giả phát tán tin nhắn rác thế nào
Trạm BTS giả có
kích thước ngang chiếc vali, có thể áp chế mọi điện thoại trong tầm phủ sóng, hạ
cấp mạng xuống 2G và gửi tin nhắn theo ý đồ.
Thời gian qua,
người dùng ở nhiều khu vực tại Việt Nam nhận được tin nhắn chứa brandname mạo
danh ngân hàng, hoặc có nội dung khiêu dâm từ người gửi được đặt tên như
"lam tinh", "len dinh", "tinh mot dem".
Theo Cục An toàn
thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông, đây là tin nhắn lừa đảo, dụ người
dùng truy cập đường link để cài phần mềm độc hại hoặc đánh cắp thông tin tài
khoản. Để gửi tin nhắn brandname đến người dùng, thủ đoạn chung của kẻ gian là
tạo ra một trạm phát sóng BTS giả.
Trạm BTS giả hoạt động thế nào?
Theo điều tra từ
các nhà mạng, trong hầu hết vụ phát tán tin nhắn bằng BTS giả ở Việt Nam, kẻ tấn
công lợi dụng cơ chế bảo mật yếu của mạng
2G (GSM), vốn không yêu cầu xác thực trạm BTS với thiết bị đầu cuối, cùng cơ chế
hoạt động của điện thoại là luôn kết nối đến trạm có sóng mạnh nhất.
Từ hai yếu tố
này, kẻ xấu có thể thực hiện cuộc tấn công trung gian (Machine in the Middle -
MitM) bằng cách đặt BTS giả xen vào giữa kết nối của điện thoại và trạm BTS thật.
Hệ thống được sử
dụng bao gồm một modem hỗ trợ cả băng tần 2G và 4G trùng với băng tần của nhà mạng
Việt Nam, ăng-ten và nguồn. Việc điều khiển và phát tán tin nhắn được thực hiện
qua phần mềm chuyên dụng trên máy tính.
Các bước chính của
quá trình này là: giả trạm BTS của nhà mạng, lấy thông tin thiết bị và thuê
bao, sau đó gửi tin nhắn SMS. Trong bối cảnh kết nối 4G đã trở nên phổ biến, việc
tấn công có thêm một bước là hạ cấp giao thức từ 4G xuống 2G.
Cách thức trạm BTS giả phát tán tin nhắn rác.
Đầu tiên, kẻ
gian mang bộ thiết bị đến khu vực mục tiêu, chọn tần số giống với của các mạng
di động trong nước, ví dụ 1.800 Mhz cho 4G, hay 900 Mhz cho 2G. Thiết bị được
điều chỉnh cường độ phát sóng mạnh để "lừa" các điện thoại kết nối
vào. Theo cơ chế, toàn bộ điện thoại trong khu vực phủ sóng sẽ gửi các gói
thông tin gồm IMSI (mã nhận dạng thuê bao) và IMEI (mã nhận dạng thiết bị),
cùng một số yêu cầu cập nhật thông tin từ trạm.
BTS giả khi này
sẽ thu thập các thông tin trên, đồng thời phản hồi bằng tín hiệu báo không cho
kết nối 4G, hoặc làm nhiễu tín hiệu 3G, 4G xung quanh. Điều này khiến điện thoại
tự chuyển xuống kết nối 2G vào trạm BTS giả. 2G là mạng thế hệ cũ, bảo mật kém,
nên kẻ gian có thể thực hiện tác vụ trái phép, như gửi tin nhắn brandname đến
các thuê bao, hoặc chặn kết nối, theo dõi vị trí.
"Thiết bị
có thể được đưa lên ôtô hoặc xe máy để di chuyển và phát tán tin nhắn tới thuê
bao lọt vào vùng phủ sóng. Mỗi thiết bị BTS giả có thể phát tán 70.000 tin nhắn
mỗi ngày", đại diện Cục An toàn thông tin cho biết.
Vì sao khó phát hiện?
Sau khi lấy được
thông tin IMSI, IMEI của điện thoại, trạm BTS giả sẽ chuyển tiếp đến trạm BTS của
nhà mạng để kết nối và xác thực. Người dùng không hề nhận ra thiết bị của mình
bị gián đoạn trong thời gian ngắn.
Theo tổ chức
Electronic Frontier, trạm giả thực tế vẫn để lại dấu vết có thể phát hiện, ví dụ
công suất phát cao bất thường, tín hiệu không đầy đủ thông số như trạm gốc, hoặc
xuất hiện thời gian ngắn tại vị trí nào đó. Một số vụ liên quan đến dùng trạm
phát sóng giả cũng đã được phát hiện thời gian qua.
Tuy nhiên, BTS
giả cũng có thể bị nhầm lẫn với trạm BTS lưu động, trạm thử nghiệm của nhà mạng.
Ngoài ra, với kích thước nhỏ, công nghệ ngày càng tinh vi, trạm này có thể được
đặt trên xe và di chuyển liên tục, khiến việc tìm ra khó khăn nếu cơ quan quản
lý không có các hệ thống theo dõi liên tục.
Máy tính và thiết bị giả trạm BTS hoạt động trên xe ôtô.
Các thành phần của
trạm BTS giả cũng không lưu hành tại Việt Nam nếu không có giấy phép. Tuy nhiên
theo một số chuyên gia an ninh mạng, chúng có vẫn có thể được mua lậu trên các
trang thương mại điện tử nước ngoài dưới dạng linh kiện rời rồi lắp ráp, với tổng
chi phí vài trăm triệu đồng. Sau đó, những đối tượng xấu có thể đến những nơi
có đông dân cư, sử dụng trạm BTS giả quét các di động đang hoạt động trong khu
vực phủ sóng của nó, kết hợp với modem GSM để phát tán các tin nhắn rác đến các
thuê bao trong khu vực đó.
Cục An toàn
thông tin khuyến cáo người dùng tuyệt đối không mở đường link, liên kết trong
tin nhắn lạ, không rõ nguồn gốc, không đăng nhập tài khoản cá nhân vào những địa
chỉ này./.
Nguồn: Tham khảo Internet. https://vnexpress.net/tram-bts-gia-phat-tan-tin-nhan-rac-the-nao-4585260.html
0 comments:
Đăng nhận xét