1. HDD
1.1. Khái niệm
HDD hay còn gọi là ổ
cứng (Hard Disk Drive, viết tắt: HDD) là thiết bị dùng để lưu
trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ
tính. Ổ đĩa cứng là loại bộ nhớ “không thay đổi” (non-volatile), có nghĩa là
chúng không bị mất dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn
điện cho chúng.
Ổ HDD của laptop hiện nay có 2 tốc độ
phổ biến là 5400 RPM (vòng mỗi phút) hoặc 7200
RPM, trừ một vài đĩa cứng ngoại lệ có tốc độ quay lên đến 15.000
RPM.
1.2. Cấu
tạo của HDD
Cụm đĩa
Cụm đĩa gồm trục quay làm
nhiệm vụ truyền chuyển động của đĩa từ và động cơ được gắn đồng trục với trục
quay và các đĩa.
Cụm đầu
đọc
Cụm đầu đọc gồm:
- Đầu đọc (head): Đầu
đọc/ghi dữ liệu.
- Cần di chuyển đầu đọc
(head arm hoặc actuator arm).
Cụm
mạch điện
+ Mạch
điều khiển: Có
nhiệm vụ điều khiển động cơ đồng trục, điều khiển sự di chuyển của cần di
chuyển đầu đọc để đảm bảo đến đúng vị trí trên bề mặt đĩa.
+ Mạch
xử lý dữ liệu: Dùng
để xử lý những dữ liệu đọc/ghi của ổ đĩa cứng.
+ Bộ
nhớ đệm (cache hoặc buffer): Là nơi tạm lưu dữ liệu trong quá trình đọc/ghi dữ liệu. Dữ
liệu trên bộ nhớ đệm sẽ mất đi khi ổ đĩa cứng ngừng được cấp điện.
+ Đầu
cắm nguồn cung cấp điện cho ổ đĩa cứng.
+ Đầu
kết nối giao tiếp với máy tính.
+ Các cầu
đấu thiết đặt (jumper) thiết đặt chế độ làm việc của ổ đĩa cứng: Lựa chọn chế độ làm
việc của ổ đĩa cứng (SATA 150 hoặc SATA 300) hay thứ tự trên các kênh trên giao
tiếp IDE (master hay slave hoặc tự lựa chọn), lựa chọn các thông số làm việc
khác,…
Vỏ đĩa
cứng
Vỏ ổ đĩa cứng gồm các
phần: Phần đế chứa các linh kiện gắn trên nó, phần nắp đậy lại để bảo vệ các
linh kiện bên trong.
Vỏ ổ đĩa cứng có chức
năng chính nhằm định vị các linh kiện và đảm bảo độ kín khít để không cho phép
bụi được lọt vào bên trong của ổ đĩa cứng. Ngoài ra, vỏ đĩa cứng còn có tác
dụng chịu đựng sự va chạm (ở mức độ thấp).
Đĩa từ
Đĩa từ
là một đĩa kim loại hình tròn được gắn bên trong ổ đĩa cứng.
Một số đĩa được gắn trên một động cơ trục chính (spindle motor) để tạo nhiều bề
mặt lưu trữ dữ liệu trong một không gian nhỏ hơn.
Để duy trì việc lưu trữ
và truy xuất dữ liệu có tổ chức, các đĩa từ được sắp xếp thành các cấu trúc cụ
thể. Các cấu trúc cụ thể này bao gồm các track (rãnh), sector và cluster.
+ Track: Mỗi đĩa từ được chia
thành hàng ngàn vòng tròn đồng tâm được đóng gói chặt chẽ, được gọi là track.
Tất cả các thông tin được lưu trữ trên ổ cứng đều được ghi trên track.
+ Sector: Mỗi track được chia nhỏ
thành đơn vị nhỏ hơn được gọi là sector. Sector là đơn vị cơ bản lưu trữ dữ liệu
trên ổ cứng. Theo tiêu chuẩn thông
thường thì mỗi sector chứa 512 byte dữ liệu, mỗi ổ cứng được chia ra hơn 10
vùng, mỗi vùng có số sector bằng nhau.
+ Cluster: Các sector thường được nhóm lại với nhau để tạo thành các cluster.
Cylinder
Nếu nhìn vào hình minh
họa sau, bạn có thể hình dung cylinder là những track đồng trục có chung một
tâm trên mặt đĩa. Nói cách khác, khi đầu đọc đầu tiên làm việc trên một track
nào đó thì tập hợp tất cả các track ở bề mặt đĩa đó gọi là cylinder. Một ổ cứng
HDD có thể chứa nhiều cylinder vì có nhiều track ở mỗi mặt đĩa. Sau một thời
gian hoạt động, ổ cứng rất dễ bị lỗi bad sector – nghĩa là các
sector trên bề mặt đĩa bị không còn nguyên vẹn như lúc đầu, khiến cho đầu từ
không thể đọc/ghi dữ liệu bình thường tại vị trí sector đó. Chính vì thế, các
bạn nên theo dõi ổ cứng thường xuyên để kịp thời phát hiện ra lỗi, có biện pháp sao lưu dữ liệu thích hợp và thay
thế ổ cứng trong thời gian tới. Tuy nhiên nếu chưa có điều kiện để thay ổ cứng, các bạn
cần thực hiện cắt bad ổ cứng. Trong trường hợp bị mất dữ liệu ổ cứng HDD, tuyệt đối không ghi
thêm dữ liệu vào ổ, các dữ liệu mới này sẽ ghi đè lên dữ liệu cũ dẫn đến không
thể phục hồi dữ liệu.
1.3. Nguyên lý hoạt động của
HDD
Nguyên lý hoạt động cơ bản là có một đĩa
tròn làm bằng nhôm (hoặc thủy tinh, hoặc gốm) được phủ vật liệu
từ tính. Giữa ổ đĩa có một động cơ quay để để
đọc/ghi dữ liệu, kết hợp với những thiết bị này là những bo mạch điện tử nhằm
điều khiển đầu đọc/ghi đúng vào vị trí của cái đĩa từ lúc nãy khi
đang quay để giải mã thông tin.
Vì vậy mà các thao tác của bạn như chép nhạc, phim hay dữ liệu
từ máy tính ra thiết bị khác (USB, Ổ cứng) nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào
phần này, hơn nữa chất liệu của các linh kiện trong ổ cứng này càng tốt thì dữ
liệu bạn lưu trên này sẽ an toàn hơn.
1.4. Các
loại ổ cứng HDD
Ổ cứng HDD bao gồm HDD
Internal và HDD External, trong đó:
+ HDD
Internal: Có
kích thước 3,5 inch và hầu hết có dung lượng tối đa là 4 TB. HDD Internal có
tốc độ đọc ghi dữ liệu khoảng 530 MB/s. Thông thường, ổ cứng này có giá gần 2 -
7 triệu. Nhưng nhìn chung thì HDD Internal vẫn có giá “dễ chịu” hơn so với HDD
External .
+ HDD
External: Có
kích thước 2,5 inch, hầu hết có dung lượng tối đa là 2 TB được cung cấp năng
lượng qua cổng kết nối USB hoặc Thunderbolt. Tuy nhiên, thị trường ổ cứng di động ngày càng phong phú
đa dạng, với nhiều loại được thiết kế đặc biệt có khả năng lưu trữ rất lớn như
Backup Plus Desktop với dung lượng lên tới 5 TB.
1.5. Các
thông số kỹ thuật trên HDD
+ Disk
Capacity HDD- Dung lượng ổ cứng HDD: Dung lượng ổ đĩa cứng được tính theo đơn vị: byte, Kb, MB, GB,
TB.
+ Average
Seek Time HDD – Thời gian tìm kiếm trung bình ổ cứng HDD: Là khoảng thời gian tìm
kiếm trung bình mà đầu đọc di chuyển từ một Cylinder này đến một Cylinder ngẫu
nhiên khác.
+ Random
Access Time HDD – Thời gian truy cập ngẫu nhiên ổ cứng HDD: Là khoảng thời gian
trung bình để ổ cứng tìm kiếm một dữ liệu ngẫu nhiên. Đâylà thông số quan trọng
ảnh hưởng đến hiệu năng của ổ cứng và hệ thống.
+ Data
access time HDD – Thời gian truy cập dữ liệu ổ cứng HDD: Là tổng thời gian tìm
kiếm = Average Seek time (thời gian di chuyển đầu đọc từ cylinder này đến
cylinder khác) + Random Access Time (thời gian tìm kiếm 1 sector trên 1 track
xác định).
+ MTBF
HDD – Mean Time Between Failures HDD: Thời gian làm việc tin cậy ổ cứng HDD là tuổi thọ của ổ cứng
(đơn vị tính bằng giờ). Với ổ cứng hoạt động ở tốc độ 15.000 rpm có
MTBF lên đến 1,4 triệu giờ.
1.6. Đặc điểm của
HDD
Về dung lượng tối đa phổ biến
Xét về dung lượng thì HDD đã đạt đến tầm 1TB hoặc hơn nữa.
Về tốc độ
Một ổ cứng HDD sẽ cần có thời gian để
tăng tốc độ lên đến thông số kỹ thuật vận hành, và sẽ tiếp tục là chậm hơn so
với một ổ
cứng SSD trong khi
sử dụng bình thường.
Về sự phân mảnh
Ổ cứng HDD làm việc tốt nhất với các tập tin lớn hơn được đặt ra
trong các khối liền kề. Bằng cách đó, các đầu đĩa có thể bắt đầu và kết thúc
đọc nó trong một chuyển động liên tục. Khi ổ đĩa cứng bắt đầu ghi, các file lớn
có thể trở thành rải rác xung quanh mâm đĩa, dẫn tới tình trạng phân mảnh.
Về độ bền
Ổ cứng HDD có thể gặp tình trạng hỏng vật lý làm cho thiết bị
lưu trữ ngừng hoạt động hoặc gây mất dữ liệu. Ngoài ra, ổ cứng HDD là thiết bị
cơ điện - có bộ phận chuyển động - thường làm cho chúng dễ bị hỏng khi gặp sốc
vật lý.
Về sự phổ biến
Do có giá
thành rẻ nên ổ cứng HDD thường có số lượng phong phú hơn so với SSD. Chúng ta
thường thấy các dòng laptop giá rẻ thường được trang bị loại ổ cứng này. Bên
cạnh đó, các dòng laptop tầm trung và cao cấp dùng SSD cũng có chỗ gắn thêm ổ
cứng HDD.
1.7. Ưu nhược điểm của HDD
Ưu điểm:
+ Ổ cứng HDD được thiết kế với kiểu
dáng đơn giả.
+ Có khả năng lưu trữ được rất nhiều dữ liệu nhưng
giá thành lại vô cùng hợp lý.
+ HDD có kích thước thường là 3,5’’
và 2,5’’ tương ứng với máy tính để bàn và laptop.
Nhược điểm:
+ Sử dụng điện năng nhiều hơn SSD.
+ Khi hoạt động phát ra tiếng
ồn lớn.
+ Bị ảnh hưởng bởi từ tính.
1.8. Bad
sector ổ cứng HDD
Sửa ổ cứng bị bad sector là gì?
Bad sector là một lỗi thường xuất hiện
trên đĩa cứng của ổ cứng HDD, đôi khi xuất hiện cả trên bộ nhớ flash của ổ cứng
SSD. Nó là việc một phần hay khu vực trên ổ đĩa không thể thực hiện đọc hay ghi
dữ liệu hoặc không cho phép hệ điều hành đọc dữ liệu trên khu vực đó do bị tổn
thương. Sửa ổ cứng bị bad sector chính là việc phải
xử lý những vùng bị lỗi trên đĩa cứng, đó được coi như một khu vực bị lỗi hay
bị hỏng và làm cho ổ cứng không thể đọc và ghi dữ liệu được.
Việc thực hiện sửa ổ cứng
bị bad sector có thể thực hiện trong từng trường hợp khác nhau.
Tuy nhiên không phải ổ cứng bị bad sector là hoàn toàn thực hiện sửa lỗi ổ cứng
thành công.
Phân loại để sửa lỗi ổ cứng bị bad sector
Lỗi bad sector của ổ
cứng được phân thành hai loại như sau:
+ Lỗi bad sector phần cứng là việc một khu vực trên ổ đĩa bị hư
hại do những tổn thương cơ học vật lý gây ra làm cho bề mặt hay khu vực đĩa đó
bị hỏng. Ví dụ như bạn thường xuyên di chuyển máy tính khi ổ cứng đang hoạt động,
làm rơi máy tính, ổ cứng bị va đập,…những hiện tượng này có thể làm ảnh hưởng
trực tiếp đến ổ cứng và một khu vực nào đó trên ổ cứng có thể bị xước, hư hỏng
nặng. Điều này làm cho ổ cứng bị mất dữ liệu cũng như việc đầu từ không thể đọc
hay ghi dữ liệu trên khu vực bị hỏng. Thông thường việc sửa ổ cứng bị bad không thể tiến hành nếu gặp theo bad sector phần cứng. Bạn
chỉ có thể cứu dữ liệu ổ cứng từ bề mặt đĩa của chúng.
+ Lỗi bad sector phần mềm
xuất hiện khi một khu vực hay một vùng trên ổ cứng hoạt động không đúng cách.
Khi hệ điều hành cố gắng đọc dữ liệu trên khu vực đó thì phát hiện ra lỗi không
khớp nội dung. Việc sửa ổ cứng bị bad trong trường
hợp này có thể thực hiện được. Bạn có thể sử dụng tiện ích checkdisk để sửa lỗi.
Sửa ổ cứng bị bad sector và những nguyên nhân
Thông thường lỗi bad sector nếu thể nhẹ
như lỗi bad sector phần mềm thì bạn có thể thực hiện sửa chữa được. Nhưng nếu
đối với ổ cứng bị bad sector phần cứng thì việc sửa chữa rất khó thực hiện và
sửa xong thì tỉ lệ hoạt động tốt của ổ cứng rất thấp.
Bad sector phần mềm xuất hiện do lỗi
phần mềm, có thể khi đang hoạt động hoặc đang ghi dữ liệu thì máy tính bị ngắt
điện đột ngột. Bên cạnh đó virus độc hại tấn công máy tính cũng có thể làm phát
sinh lỗi bad sector phần mềm. Bad sector phần cứng xuất hiện thông thường khi
có một tác động cơ học vật lý nào đó lên ổ cứng ảnh hưởng trực tiếp đến bề mặt
đĩa, ví dụ như va đập ổ cứng,…
2. SSD
2.1. Ổ cứng SSD là gì?
SSD (Solid State Drive) là một
loại phương tiện lưu trữ dữ liệu liên tục trên bộ nhớ flash trạng thái rắn.
Hai thành phần chính tạo nên một ổ SSD: bộ điều khiển flash và chip nhớ flash
NAND.
Ổ cứng SSD không chỉ cải thiện về sức mạnh tốc
độ so với phiên bản ổ cứng HDD truyền thống. SSD còn có giúp người dùng cải thiện nhiệt độ, độ an
toàn dữ liệu và cả về điện năng tiêu thụ.
2.2. Lịch sử ra đời ổ cứng SSD
SSD sử dụng sắt từ được tạo ra từ thời
máy tính còn sử dụng ống chân không. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng SSD
này bị ngừng vì nó lưu trữ dạng trống. Tới những năm 70 - 80 của
thế kỷ 20, ổ cứng SSD dần được phát triển bởi IBM, Amdahl
và Cray. Tuy nhiên do giá thành khá cao không đáp ứng nhiều đối tượng
tiêu dùng, chính vì vậy nó không thể sử dụng trong thương mại hoá rộng rãi
được.
Đến năm 1978, mẫu SSD được phát triển thành công nhờ Storage.
Tiếp đến vào năm 1980, SSD dần được cải tiến để đáp ứng nhu cầu người dùng hơn
bằng cách kết hợp các chip DIPRAM kèm Card điều khiển mô phỏng ổ cứng. Bên cạnh
đó, SSD còn được hỗ trợ pin sạc nhiều lần nhằm đảm bảo dữ liệu không bị mất khi
tắt nguồn.
Năm 1983, phiên bản Sharp PC-5000 được
giới thiệu với ổ lưu trữ SSD 128Kb. Đến năm 1996, ổ cứng SSD với công nghệ bộ nhớ flash được ra
đời. Kể từ lúc này, SSD dần trở thành lựa chọn của đa số người dùng sử dụng máy
tính. Bởi nó giải quyết được những vấn đề của HDD truyền thống.
Năm 2009,
SSD dần được sử dụng nhiều trong laptop mặc cho giá cả của SSD lúc này tương
đối cao hơn so với HDD.
Tháng 3/2009, SSD có dung lượng khủng
lên đến 5TB với tên gọi RamSan-620 lưu
trữ dạng rank được ra đời bởi Texas Memory System. Với
khả năng đáp ứng tốc độ truy cập 3Gb/s và đáp ứng
với tốc độ 250.000 thao tác đọc/ghi dữ liệu/giây (IOPS). Sau
đó, SSD dần được phát triển và mở rộng hơn với nhiều loại hình đa dạng điển
hình như: SSD G-Monster-PROMISE PCIe có dung lượng 128GB – 1TB, SSD với công
nghệ NAND với dung lượng lưu trữ lên đến 100TB.
2.3.
Tìm hiểu các thông số kỹ thuật của ổ cứng SSD
Sản phẩm này thường có khá nhiều thông
số, bạn chỉ cần quan tâm những thông số quan trọng dưới đây:
+ Giao tiếp (interface): Với SSD, người dùng có đến 4 sự lựa
chọn: SATA2, SATA3, PCI-Express, USB 3.0 (sẽ đề cập trong phần chọn mua SSD.
+ Tốc độ đọc/ ghi tuần tự tối đa
(Max Sequential Read/Writes): các con số 550MB/s, 520MB/s, 450MB/s có
lẽ rất “hấp dẫn” đối với người mua vì nó đơn giản, dễ hiểu, và đây chính là
chiêu mà hầu hết các nhà sản xuất đưa ra để marketing sản phẩm của họ. Trên
thực tế, hầu như tốc độ không thể đạt được những con số này (kể cả những phép
benchmark “vắt kiệt sức” SSD, chép file dung lượng lớn). Do đó, đây là những
con số tính trên lí thuyết, bạn chỉ nên tham khảo thôi.
+ Tốc độ đọc/ ghi ngẫu nhiên (Random
Read/Write) thường tính 4KB: đây mới chính là con số bạn cần quan tâm. Việc phải đọc các
tập tin có dung lượng nhỏ như các tập tin hệ thống của HĐH, các cache, cookies
của trình duyệt web, các file save game, các file văn bản, tài liệu, hình ảnh,
các file *exe, pdf… diễn ra thường xuyên với số lượng rất nhiều.
Các thông số IOPS (Input/Output
Operations Per Second) lớn hơn đồng nghĩa với việc tốc độ đọc các file nhỏ của
SSD cao hơn. Bạn cũng có thể quy đổi thông số IOPS ra chuẩn MB/giây theo công
thức sau để dễ hình dung hơn: IOPS x 4 / 1024 = tốc độ MB/s. Với 75000 IOPs,
(75000 * 4)/1024 = 292,9 ~ 230MB/s. Tuy nhiên, đây là những con số tính trên
việc đọc các tập tin có dung lượng 4KB mà bạn chỉ có thể tham khảo, vì việc đọc
các tập tin ở nhiều mức dung lượng khác nhau thì tốc độ sẽ chênh lệch nhau.
+ Các thông số SSD giống nhau: Thành phần bộ nhớ: thông thường các
SSD (dùng cho cá nhân) đang bán trên thị trường đều sử dụng MLC – Multi level
cell, còn loại dành cho doanh nghiệp thì dùng SLC – Single level cell (ổn định
hơn nhưng giá thành cao hơn MLC).
+ Điện năng tiêu thụ (Power Consumption): thông thường các SSD (dùng SATA2,
SATA3) có mức tiêu thụ điện khoảng 3W (trên thực tế thì con số này có thể cao
hoặc thấp hơn tùy vào hiệu năng SSD).
+ Tính năng đi kèm: tất cả các SSD hiện nay đều hỗ trợ
TRIM (cho phép HĐH chủ động thông báo cho ổ SSD biết khối dữ liệu nào xem như
không còn được dùng và có thể xóa từ bên trong. Việc này giúp ổ hoạt động hiệu
quả hơn và dẫn đến hiệu năng nhanh hơn, đảm bảo tuổi thọ SSD). Mặc định khi cài
Windows 7/8 thì TRIM sẽ tự động kích hoạt. Có TRIM, việc giải phân mảnh
(defrag) không nên áp dụng cho SSD.
2.4. Cách
kiểm tra máy tính của bạn chạy SSD hay HDD
Việc kiểm tra máy tính
của bạn đang sử dụng SSD hay HDD tương đối đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện các
bước như sau:
+ Bước
1:
Nhấn Start, sau đó nhập từ khoá Defragment and
Optimize Drive vào mục tìm kiếm và mở nó.
+ Bước
2: Khi cửa
sổ Defragment xuất hiện, để biết được máy của bạn đang sử dụng ổ cứng nào bạn
chỉ cần nhìn vào phần Media Type. Nếu công cụ liệt kê hiển
thị Solid State Drive nghĩa là bạn đang sử dụng ổ cứng
SSD, nếu cộng cụ liệt kê hiển thị Hard Dick Drive thì máy
bạn đang sử dụng ổ cứng cơ học thông thường.
2.5. Các chuẩn SSD thường gặp
Hiện nay có rất nhiều loại ổ cứng SSD trên thị trường, dưới đây
là một số loại phổ biến, các bạn có thể tham khảo để nâng cấp cho laptop của
mình nhé!
SSD 2.5 SATA
Vì có kích thước 2.5 inch,
tương ứng với đa số các ổ HDD trên laptop hiện nay, nên đây là sự lựa chọn tốt
nhất khi chúng ta muốn nâng cấp SSD cho ổ HDD cũ.
Ngoài ra, SSD còn có hai bản ít dùng hơn
là 3.5 inch và 1.8 inch.
SSD mSATA
Thực chất đây vẫn là chuẩn SATA ở trên nhưng sử dụng cổng giao
tiếp nhỏ hơn mini SATA.
SSD M2 SATA
Là loại SSD chiếm đa số hiện nay, giúp cho việc thiết kế laptop
mỏng nhẹ hơn, với chuẩn giao tiếp mới M2 SATA được sử dụng.
Dòng SSD M2 SATA rất đa dạng, phổ biến nhất là SSD M2 2280.
SSD M2 PCIe
Là loại SSD cao cấp, mạnh
mẽ nhất thời điểm này, sử dụng chuẩn kết nối M2 nhưng có chuẩn
tốc độ mới PCIe, cho tốc độ đọc ghi gấp 6 lần so với SATA III, đạt tới 3500MB/s.
2.6.
Kinh nghiệm chọn mua ổ cứng SSD
Sau khi bạn nắm được thông số kĩ thuật,
việc còn lại là dựa vào các yếu tố sau đây để quyết định chọn mua SSD:
+ Giao tiếp? Hiện tại trên thị trường (chỉ xét ở
Việt Nam) người dùng có lựa chọn đến 4 cổng giao tiếp: SATA2, SATA3,
PCI-Express, USB 3.0 (ngoài ra còn có 2 giao tiếp Thunderbolt và mSATA). Vậy
chọn cái nào đây?
Với mainboard (hoặc laptop đời cũ) chỉ
hỗ trợ SATA2 bạn chọn SSD dùng cổng SATA2, và để phát huy hết hiệu năng của SSD
thì giao tiếp SATA3 được quan tâm nhiều nhất, và được sử dụng nhiều nhất.
Nếu có ý định chọn SSD dùng giao tiếp
USB 3.0 thì bạn cần lưu ý:
Vì băng thông USB 3.0 hiện tại 5Gbit/s (tức tầm 625MB/s) thấp hơn SATA3 6Gbit/s
(tầm 750MB/s) nên sẽ bị “nghẽn” băng thông (băng thông USB 3.0 chỉ xoay quanh
mức 200MB/s và 180MB/s cho tốc độ đọc/ ghi tương ứng). Vì thế, dùng SSD loại
này, khi sao chép/ di chuyển thông qua giao tiếp USB 3.0 sẽ không phát huy hết
hiệu năng của SSD được, và điều này càng lãng phí nếu desktop/ laptop của bạn
đang dùng HDD (dù đang dùng giao tiếp SATA3 7200rpm). Ví dụ SSD Kingston HyperX
Max 3.0.
Về SSD gắn qua khe PCI Express (hiện tại
thì SSD chỉ hỗ trợ PCI-E 2.0) thì giải pháp này chỉ thực sự quan tâm khi
desktop của bạn không hỗ trợ giao tiếp SATA3 (trong khi bạn cần tốc độ cao) hay
bạn đã dùng hết số cổng SATA3 có trên bo mạch, và loại SSD này hơi hiếm trên
thị trường. Công nhận một điều SSD cắm qua khe PCIe 2.0 sẽ cho tốc độ cao hơn
nhiều so với SATA3.
Ví dụ với SSD OCZ RevoDrive 3: cho tốc
độ đọc ghi tương ứng lên đến 1000MB/s và 925MB/s nhưng nó sẽ hao điện nhiều hơn
(lên đến 7.5W ở chế độ chờ), phiên bản X2 cho tốc độ đọc ghi lên đến 1500MB/s
và 1250MB/s (nhưng trên thực tế thì cũng lên đến tầm 700 – 900MB/s, vậy quá đã
rồi(!)).
Lưu ý về số làn PCIe, lấy ví dụ
mainboard có 2 khe PCIe 2.0, tùy theo nhà sản xuất, bạn sử dụng khe đầu tiên
(x16 để cắm card đồ họa) và khe thứ hai thường chạy ở x8/ x4, tuy nhiên theo OCZ
thì RevoDriver 3 chỉ cần PCIe 2.0 x4 là đủ nên vấn đề băng thông bạn không cần
quan tâm.
Còn lại hai giao tiếp mSATA và
Thunderbolt, bạn không cần quan tâm lắm vì phần lớn các ultrabook có sử dụng
SSD làm bộ đệm thì nhà sản xuất mặc định đã gắn SSD qua mSATA (một số bo mạch
cao cấp cũng hỗ trợ mSATA). Còn giao tiếp Thunderbolt thì cho tốc độ cao hơn
rất nhiều so với giao tiếp USB 3.0 nhưng các thiết bị dùng cổng Thunderbolt còn
khá mắc, và chưa thực sự phổ biến (tính đến thời điểm này).
+ Quyết định dung lượng và giá cả: Bạn có thắc mắc, cùng là SSD có dung
lượng 120GB giao tiếp SATA3: Intel 320 có giá 2 triệu đồng, Intel 520 3 triệu
đồng, OCZ Vertex 3 2,8 triệu đồng, thậm chí hơn 8GB: SSD OCZ Vector 128GB giá
3,7 triệu đồng, vì sao giá thành mỗi loại lại khác nhau? Câu trả lời nằm ở
thông số kĩ thuật, SSD có giá cao khi dung lượng lớn, tốc độ đọc/ ghi cao, chất
lượng tốt hơn.
Lưu ý, cũng như HDD, những con số 240GB, 180GB, 128GB, 256GB… là
nhà sản xuất tính theo hệ thập phân. Nhưng khi lắp vào máy, hệ thống thực hiện
phép tính nhị phân nên dung lượng sẽ hiển thị thấp hơn một chút. Ví dụ như SSD
Kingmax 240GB, khi lắp vào máy thì Windows nhận 223GB.
+ Điều kiện để SSD phát huy hết sức
mạnh:
Để SSD phát huy hiệu năng tốt nhất thì:
Mainboard/ laptop hỗ trợ SATA3: với băng
thông gấp đôi SATA2, SSD dùng giao tiếp SATA3 là một sự lựa chọn lí tưởng.
CPU phải tầm 4 nhân hoặc 4 luồng trở
lên: nếu như bạn có tham khảo các dòng ultrabook thì hầu hết những ultrabook
dùng SSD đều trang bị vi xử lý Intel Corei5 hay Corei7 (một số ít dùng Corei3).
Còn về desktop thì các vi xử lý Core2Quad, Core2Duo (SATA2) hay Intel Corei,
AMD Phenom, AMD FX, AMD Trinity… Sở dĩ phải dùng các CPU 4 nhân/ 4 luồng trở
lên là vì các CPU này có hiệu năng tốt hơn, chạy nhanh hơn, đi kèm với SSD là
sự chựa chọn lí tưởng. Còn với PC, laptop cũ thì việc lắp SSD có cải thiện tốc
độ nhưng không nhiều.
+ Nhu
cầu sử dụng SSD?
Tùy theo nhu cầu sử dụng (thông thường
bạn sẽ gặp 3 trường hợp sau) mà bạn hãy quyết định lựa chọn một cái SSD ưng ý:
Trường hợp 1: chỉ sử dụng SSD. Thông thường giải
pháp này được áp dụng cho các laptop chỉ hỗ trợ 1 ổ cứng và bạn quan tâm đến
yếu tố trọng lượng của laptop. Theo tôi, nếu chỉ sử dụng SSD thì bạn nên chọn
loại có dung lượng trên 180GB (tối thiểu 128GB), bên cạnh chứa HĐH bạn còn chứa
nhiều dữ liệu cần thiết. Đối với những bạn thường xuyên di chuyển, việc mang
theo một cái ổ cứng di động đôi khi khá cồng kềnh.
Sau khi thay SSD, vậy còn cái HDD, đừng vứt bỏ. Hãy mua một cái
HDD Box (tốt nhất nên chọn loại dùng giao tiếp USB 3.0) để đựng cái HDD đó vào,
cắm qua giao tiếp USB 3.0 để sử dụng.
Trường hợp 2: sử dụng vừa SSD vừa HDD. Đây là giải
pháp được đông đảo người sử dụng chọn, SSD dùng để cài HĐH và các phần mềm,
game, còn HDD dùng để chứa dữ liệu. Dung lượng thích hợp: 60GB –> 128GB.
Trường hợp 3: dùng SSD làm bộ đệm. Đây là một trường
hợp riêng của trường hợp 2, thay vì để cài HĐH, SSD được dùng để làm cache (bộ
đệm) cho HDD để tăng tốc độ đọc dữ liệu (tốc độ ghi không cải thiện bao nhiêu).
Dung lượng thích hợp: 32GB. Cơ chế hoạt động như sau: lần đầu sử dụng, với file
thường xuyên dùng như tập tin hệ thống, phần mềm của HĐH, chúng sẽ được chuyển
sang vùng đệm. Ở lần sau, khi khởi động, Windows sẽ nạp các file ấy từ bộ đệm
trên SSD và kết quả thời gian khởi động nhanh hơn, việc truy xuất đến các phần
mềm cải thiện hơn.
Tuy nhiên, để dùng được thì bo mạch phải
hỗ trợ công nghệ SSD Cache. Thông thường các bo mạch cao cấp chipset Z68, H77,
Z75, Z77 có hỗ trợ công nghệ Intel Smart Respond Technology.
Còn với laptop, đối với một số dòng máy
chơi game, cao cấp thì nhà sản xuất trang bị đến hai khoang ổ cứng, bạn hãy tận
dụng 1 chỗ sử dụng HDD và một chỗ để gắn SSD, sau đó kích hoạt RAID để cải
thiện hiệu năng. Tuy nhiên, rất nhiều laptop chỉ có một khoang gắn ổ cứng. Do
đó, để gắn SSD dùng chung với HDD, bạn cần mua cái Caddy bay để đựng ổ cứng,
gắn thông qua ổ quang DVD (tất nhiên phải tháo ổ quang ra). Nhưng giải pháp sử
dụng song song SSD và HDD thì không khả thi lắm vì nó sẽ làm cho laptop nặng
hơn chút, hao nhiều pin hơn.
2.7. TRIM SSD
TRIM – là một lệnh SSD phần cứng nội bộ
hoạt động cùng với Hệ điều hành. Theo mặc định, TRIM được
tích hợp đầy đủ trong tất cả các hệ điều hành bắt đầu từ Windows Vista SP1,
Windows 7 và MacOS X 10.6 (khoảng từ 2009-2010).
Chúng ta biết rằng chip nhớ NAND có thể
ghi và đọc thông tin cực nhanh. Nhưng VIẾT LẠI sẽ cực
kỳ chậm vì bộ nhớ NAND phải:
·
Tìm
nơi ghi dữ liệu mới;
·
Xóa
dữ liệu cũ (điền các ô NAND bằng số 0);
·
Thực
hiện thao tác viết.
Để ngăn quá trình xử lý chậm như vậy,
các nhà phát triển SSD quyết định thêm lệnh TRIM (trình
thu gom rác) sẽ xóa tất cả dữ liệu được đánh dấu là đã xóa trong nền. Nó
giúp tiết kiệm thời gian trong tương lai, khi người dùng quyết định ghi dữ liệu
mới vào nơi đã được TRIMed và làm sạch. Làm
cách nào SSD biết dữ liệu nào sẽ được TRIMed? Hệ điều
hành cho ổ đĩa biết dữ liệu nào được đánh dấu là "đã xóa" và SSD chỉ
cần xóa các khối thuộc về các khu vực đã xóa.
Đôi khi, SSD thậm
chí có thể làm một việc dễ dàng hơn – trong trường hợp định dạng nhanh, SSD chỉ
cần xóa trình dịch – vi chương trình chính xử lý các
khu vực vật lý thành logic. Do đó, SSD chỉ trả
về SỐ KHÔNG khi cố gắng đọc bất kỳ dữ liệu nào từ nó
(trình dịch logic mới không biết gì về dữ liệu vật lý cũ, vì vậy nó “đọc” chỉ
là số không).
Điều tương tự mà máy ảnh kỹ thuật số có
thể làm với thẻ mSD, SD và CF khi bạn vô tình định dạng chúng qua Máy
ảnh kỹ thuật số. Và trong khôi phục RAW, bạn không thể tìm thấy
bất cứ thứ gì vì trình dịch đã bị xóa và phiên bản mới của trình dịch cũng
không quan tâm đến bất kỳ dữ liệu cũ nào.
Chúng thực hiện theo quy trình như sau: Khi bạn xóa một tập tin
trên thẻ SSD, hệ thống sẽ ghi nhận rằng tập tin đó là không sử dụng,... Tuy
nhiên, hệ thống sẽ gửi một lệnh TRIM đến ổ SSD, để chúng có
thể làm sạch vị trí đã lưu tập tin đó hoàn toàn. Sẵn sàng “đón” tập tin khác
vào vị trí đó ngay lập tức. Quy trình được lặp đi lặp lại, điều này giúp tối ưu
không gian triệt để của ổ cứng SSD. Giúp chúng làm việc nhanh chóng và hiệu quả
hơn. Tránh không gian trong ổ cứng bị suy giảm hiệu năng sau nhiều lần sử dụng.
Tại sao giúp hỗ trợ ổ cứng SSD tăng tốc độ ghi và đọc?
Đây là
yếu tố giúp ổ SSD được đánh giá cao hơn những dòng ổ cứng truyền thống. Trong
khi ổ HDD có thể ghi đè lên vị trí mà hệ điều hành đánh dấu không sử dụng. Về
lâu dài tốc độ đọc của đĩa sẽ giảm, do chúng phải đọc từng lớp dữ liệu đè lên
nhau.. Nhưng ổ SSD sẽ dọn dẹp sạch sẽ trước khi ghi tập tin mới vào.
Thông thường, máy tính có hệ điều hành windows 7 trở lên. Lệnh
TRIM SSD sẽ tự động kích hoạt khi SSD được cài vào máy. Nên bạn không cần phải
quá lo lắng về lệnh TRIM có đang hoạt động hay không. Tuy nhiên, có vài trường
hợp lệnh TRIM chưa được kích hoạt. Thì bạn có thể tham khảo cách kiểm tra
xem TRIM SSD đã bật trên máy tính hay chưa ngay phía dưới đây.
Lệnh TRIM được kích hoạt, sẽ góp phần duy trì hiệu suất ổn định
ở ổ cứng SSD. Do mỗi khi bạn tiến hành xóa một tập tin, hệ thống sẽ gửi chỉ dẫn
đến ổ SSD. Báo rằng ổ SSD có thể tự động xóa tập tin đó. Điều này giúp tăng tốc
độ làm việc của ổ cứng và giảm áp lực bởi những tập tin rác trong ổ cứng ssd.
Vậy, Format Quick SSD có khôi phục dữ liệu được không?
Trước giờ câu trả lời là không? Nhưng
tại thời điểm này là có thể nếu đáp ứng những điều kiện sau: dung lượng ổ đĩa,
số lượng dữ liệu được ghi trên ổ đĩa, v.v. Thông thường, phải mất từ 10 phút
đến 24 giờ trước khi ổ đĩa xóa hoàn toàn dữ liệu trong nền.
Bộ điều khiển SSD hiện đại có cấu trúc
đa lõi, cho phép chúng thực hiện một số việc cùng lúc. Ví dụ – khi bạn
đang cố quét ổ đĩa và tìm thấy ít nhất thứ gì đó ở định dạng RAW bằng Trình
trích xuất dữ liệu, một lõi CPU khác sẽ tiếp tục quá trình nền và tất cả dữ
liệu sẽ tiếp tục bị xóa.
Cách duy nhất để ngăn
chặn TRIM – vô hiệu hóa quyền truy cập từ CPU vào
chip NAND! Làm thế nào chúng ta có thể làm điều đó? Cách duy nhất là
rút ngắn ổ đĩa ở CHẾ ĐỘ AN TOÀN (SAFE MODE) – nó sẽ giúp chúng tôi vô
hiệu hóa mọi quyền truy cập vào chip NAND và sẽ giữ cho ổ đĩa chỉ hoạt động ở
chế độ CPU-RAM. Vì vậy, chúng ta có thể viết gì đó vào RAM hoặc đọc thông
tin từ chip RAM, nhưng sẽ không thể tác động đến chip NAND.
Bây
giờ hãy tóm tắt thông tin:
+ TRIM hoạt động rất
nhanh. Nếu một cái gì đó đã bị xóa hoặc ổ đĩa đã được định dạng, bạn chỉ
có vài phút trước khi dữ liệu biến mất vĩnh viễn;
+ Không cắm ổ đĩa vào nguồn
điện! Bất kỳ kết nối ổ đĩa nào để nghiên cứu thêm (qua SATA, M.2, USB,
v.v.) sẽ là nguyên nhân gây ra chức năng TRIM trong CPU SSD!
+ Ổ đĩa cần cứu dữ liệu
phải được PC-3000 SSD HỖ TRỢ. Nếu nó không được
hỗ trợ, chúng tôi không thể tắt TRIM hoặc ngăn chặn việc xóa dữ liệu;
Làm cách nào để
kiểm tra TRIM đã bật hay đã tắt?
Thông thường, TRIM được đặt thành tự
động bật trên SSD. Bạn không cần phải lo lắng về việc tự kích hoạt
TRIM. Tuy nhiên, nếu bạn muốn kiểm tra kỹ xem Windows đã bật TRIM chưa,
bạn có thể kiểm tra như sau:
Khởi động phần mềm EaseUS
Data Recovery Wizard và nhấp vào "Can't find
location". Kiểm tra TRIM đang Bật
hay Tắt. (Tùy từng phiên bản, có thể hay không có mục này).
Bạn cũng có thể kiểm tra
xem lệnh TRIM SSD đã bật hay chưa ngay trên windows 7, windows 8, 8.1 hay
windows 10 đơn giản. Theo những bước như sau:
Bước 1: Mở dòng lệnh
Windows PowerShell:
+ Đối với windows 10, windows 8.1: Thực hiện nhấn tổ hợp phím
win + X. Sau đó chọn Windows PowerShell (Admin).Mở Windows PowerShell trên
windows 10 và windows 8 bằng lệnh Win + X
+ Đối với windows 7: Bạn nhập vào trình đơn Start, gõ từ khóa
Windows PowerShell. Sau đó click chuột phải vào shortcut Windows PowerShell và
chọn Run as Administrator..
Bước 2: Cửa sổ Windows
PowerShell hiện ra, bạn dán dòng lệnh trên đây vào “fsutil behavior query DisableDeleteNotify”. Nếu kết quả là
DisableDeleteNotify = 0, thì TRIM đã được kích hoạt. DisableDeleteNotify = 1
thì TRIM ổ cứng SSD đang bị vô hiệu hóa. Bạn cần kích hoạt lệnh TRIM lại để duy
trì hiệu suất làm việc của ổ cứng này.
Nhập lệnh fsutil behavior
query DisableDeleteNotify 0 vào
cửa sổ Windows PowerShell
Kích hoạt lệnh TRIM cho SSD
Thông thường khi TRIM bị
vô hiệu hóa. Nếu hệ điều hành windows của bạn là một bản hiện đại, hay ổ SSD hiện
đại. Hệ thống sẽ tự động kích hoạt TRIM cho SSD
Nhưng nếu hệ thống phát
hiện ra lỗi bất thường, hay sai lầm nào đó trong quá trình kích hoạt. Thì bạn
phải tự kích hoạt TRIM
cho SSD bằng thủ công như sau:
Bước 1: Mở Command Prompt
administrator bằng cách nhập lệnh cmd trong cửa sổ Run (nhập lệnh Win + R để mở
cửa sổ Run);
Bước 2: Nhập dòng lệnh
“fsutil behavior set DisableDeleteNotify 0” vào cửa sổ Command Prompt
administrator. Nhấn Enter để lệnh thực hiện.
Nhập lệnh fsutil behavior set DisableDeleteNotify 0 để kích hoạt lệnh TRIM
Khởi động lại máy tính và kiểm tra.
Ngoài ra, nếu bạn cần vô hiệu hóa lệnh
TRIM. Bạn cũng có thể thực hiện tương tự nhưng thay giá trị 0 trong câu lệnh
bằng giá trị 1.
Cách kiểm tra Windows RETRIM theo lịch
trình
Trên windows 8 và windows
10, lệnh TRIM sẽ được kiểm tra theo lịch trình bằng lệnh RETRIM. Bởi vì nếu nhiều lệnh TRIM được gửi đến ổ SSD, chúng sẽ không xử lý kịp. Dẫn đến một
số TRIM bị bỏ qua. RETRIM có nhiệm vụ đảm bảo kiểm tra, rà soát lệnh TRIM bị
sót và sửa chữa. Thực hiện kiểm tra RETRIM có theo lịch trình hay không như
sau:
Bước 1: Mở Optimize Drives bằng cách nhập từ khóa vào thanh công
cụ tìm kiếm của hệ điều hành. Chọn Defragment and Optimize Drives.
Bước 2: Chọn nút Change Settings và chắc chắn rằng Run on a Schedule
(Recommended) đã được kích hoạt.
Kiểm tra lệnh RETRIM đã được kích hoạt hay chưa
trên cửa sổ Optimize Drives. Khi được kích hoạt hệ thống sẽ tối ưu hóa RETRIM theo lịch
hàng tuần.
Tuy nhiên, lệnh RETRIM chỉ có trong windows 8 và windows 10. Đối
với hệ điều hành windows 7 sẽ không hỗ trợ lệnh này. Tuy nhiên, bạn không cần
phải lo lắng vì windows 7 vẫn tối ưu hóa lệnh TRIM dù có lệnh
RETRIM hay không.
Thật ra, đây chỉ là một cách kiểm tra RETRIM giúp bạn yên tâm
hơn. Còn lại, hệ điều hành windows đã tự động lên lịch trình RETRIM cho ổ cứng
SSD của bạn rồi. Nên bạn không cần quá quan tâm về lệnh này.
Cách kích hoạt TRIM cho ssd đơn giản nhanh chóng, đã được chúng
tôi tổng hợp ngay trong bài viết này. Hy vọng quý độc giả đã có cho mình những
thông tin hữu ích về lệnh TRIM. Cũng như cách kích hoạt và kiểm tra lệnh TRIM
trên máy tính của mình.
3. So sánh SSD và HDD
SSD hoạt động như thế nào?
Ổ đĩa thể rắn (SSD) chứa bộ nhớ flash
điện tĩnh, bao gồm một loạt các mạch tích hợp để lưu trữ và truy xuất dữ liệu.
Bên trong một SSD, bạn sẽ tìm thấy bóng
bán dẫn cổng nổi trong các kiểu khung lưới. Mỗi hàng trong các lưới này được
gọi là một trang, và nhiều trang tạo thành một khối.
SSD lưu trữ thông tin trong các khối
này. Các lệnh khác nhau trên các bóng bán dẫn cổng nổi chuyển thành các nhị
phân và bằng 0. Hệ nhị phân này là cách SSD truyền dữ liệu. Bộ điều khiển SSD
sẽ theo dõi vị trí dữ liệu cụ thể được lưu trữ trong ổ đĩa, cho phép bạn truy
cập dữ liệu trên máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay.
HDD hoạt động như thế nào?
Không giống như ổ đĩa thể rắn (SSD), ổ đĩa cứng (HDD) có một số
bộ phận cơ học di chuyển cùng nhau để lưu trữ và truy xuất dữ liệu.
Bên trong một thiết bị HDD, có các đĩa quay với lớp phủ từ tính.
Mỗi đĩa có các rãnh ghi hoặc vòng tròn đồng tâm được gọi là phân đoạn.
Mỗi rãnh ghi và số khu vực tạo ra một địa chỉ duy nhất mà công nghệ HDD sử dụng
để tổ chức và định vị dữ liệu.
Một động cơ quay một cánh tay truyền
động bên trong với một đầu đọc/ghi. Bằng cách đọc thông tin lệnh trên các phân
đoạn cụ thể, đầu đọc/ghi ghi lại và truy xuất thông tin. Một bộ điều khiển I/O
và hệ điều hành của HDD cho biết các bộ phận cơ học phải làm gì và vào thời
điểm nào.
3.1. HDD và SSD: Những điểm khác biệt chính
Mặc dù ổ đĩa thể rắn (SSD) và ổ đĩa cứng
(HDD) đều cho phép người dùng lưu trữ các tập tin nhưng chúng hoạt động khác
nhau. Nhiều điểm khác biệt giữa SSD và HDD đến từ những tiến bộ của công nghệ
này.
Quy trình đọc
Quy trình đọc là cách thức HDD và SSD
truy xuất dữ liệu trên thiết bị của họ.
Khi bạn yêu cầu HDD truy xuất dữ liệu,
một tín hiệu được gửi đến bộ điều khiển I/O. Bộ điều khiển sau đó phát tín hiệu
đến cánh tay truyền động, cho biết dữ liệu cần thiết ở đâu. Bằng cách đọc lệnh
của các bit tại địa chỉ này, đầu đọc/ghi tập hợp dữ liệu. Độ trễ của HDD đo
lường thời gian cần thiết để cánh tay truyền động di chuyển đến đúng đường và
khu vực.
SSD không có bộ phận chuyển động. Khi
bạn cố gắng truy xuất dữ liệu, bộ điều khiển SSD sẽ tìm thấy địa chỉ của khối dữ
liệu đó và bắt đầu đọc lệnh của nó. Nếu khối ở trạng thái không hoạt động, quá
trình có tên gọi là thu gom rác sẽ bắt đầu. Quá trình này
xóa các khối không hoạt động, giải phóng chúng để lưu trữ dữ liệu mới.
Quy trình ghi
Quy trình ghi là cách thức HDD và SSD
ghi chép những thông tin mới.
Mỗi rãnh ghi và khu vực trong một HDD là
một vị trí mới để lưu trữ dữ liệu. Khi bạn cố gắng lưu dữ liệu mới, đầu đọc/ghi
di chuyển đến vị trí có sẵn gần nhất. Sau khi đến đó, đầu đọc/ghi thay đổi lệnh
của bất kỳ bit nào cần thiết mà lưu thông tin thành hai bản cho rãnh ghi và khu
vực đó. Một thuật toán HDD nội bộ xử lý dữ liệu trước khi ghi, đảm bảo dữ liệu
được định dạng chính xác.
Khi bạn thay đổi hoặc ghi lại bất kỳ
phần nào của dữ liệu trên SSD, thì phần đó phải cập nhật toàn bộ khối flash.
Đầu tiên, SSD sao chép dữ liệu cũ vào một khối có sẵn. Tiếp theo, SSD xóa khối
gốc, ghi lại dữ liệu bằng những thay đổi đối với khối mới. SSD có thêm không
gian bên trong để di chuyển và tạm thời sao chép dữ liệu. Với tư cách người
dùng, bạn không thể truy cập phần lưu trữ bổ sung này.
Hiệu năng
SSD chạy nhanh hơn và sử dụng ít năng
lượng hơn HDD. Bạn có thể thấy điều này khi bạn di chuyển các tập tin lớn. SSD
có thể sao chép các tập tin với tốc độ lên đến 500 MBp. SDD phiên bản mới thậm
chí có thể sao chép lên đến 3.500 MBp. Mặt khác, HDD chỉ truyền ở tốc độ 30–150
MBp.
SSD cũng nhanh hơn khi chạy các ứng
dụng. SSD tiến hành quá trình đọc/ghi ở tốc độ 50–250 MBp, trong khi HDD
đọc/ghi ở tốc độ 0,1–1,7 MBp. Tốc độ HDD bị giới hạn bởi tốc độ quay đĩa. Tốc
độ quay đĩa được giới hạn ở 4.200–7.200 vòng mỗi phút (RPM), làm cho HDD chậm
hơn so với SSD điện tử.
Dung lượng lưu trữ
Cả HDD và SSD đều cung cấp dung lượng
lưu trữ dồi dào. Tuy nhiên, thường thấy dung lượng lưu trữ ở HDD lớn hơn vì
chúng tiết kiệm chi phí hơn. Lưu trữ dữ liệu trên SSD có thể có giá 0,08–0,10
USD/GB, trong khi HDD chỉ có giá 0,03–0,06 USD/GB.
Độ bền
HDD có các bộ phận cơ khí di chuyển khiến
chúng dễ bị vỡ. Nếu bạn thả rơi HDD, bạn có thể làm hỏng cánh tay truyền động
của cánh tay bên trong và do đó làm hỏng thiết bị. Các bộ phận chuyển động của
HDD tiêu thụ nhiều năng lượng hơn và tỏa nhiệt, làm giảm tuổi thọ của thiết bị.
SSD bền hơn vì chúng không có bộ phận cơ
khí. Chúng cũng tiêu thụ ít năng lượng hơn, khiến chúng chạy mát hơn. Tuy
nhiên, bạn chỉ có thể ghi lại dữ liệu trên một khối với số lần hữu hạn.
Để đảm bảo rằng một số khối không bị sử
dụng hết trước những khối khác, SSD sử dụng một quy trình gọi là cân
bằng hao mòn. Quy trình cân bằng hao mòn đảm bảo tất cả các khối được sử
dụng như nhau trong quá trình đọc/ghi. SSD cũng sử dụng một kỹ thuật gọi
là cắt, loại bỏ việc phải ghi lại dữ liệu trùng lặp khi SSD xóa
khối gốc.
Độ tin cậy
Bạn có thể khôi phục dữ liệu bị mất hoặc
bị hỏng trên cả SSD và HDD. Tuy nhiên, SSD ghi đè lên các tệp dữ liệu cũ, khiến
cho việc khôi phục trở nên phức tạp hơn. Bạn phải tìm đến một chuyên gia có
thiết bị phù hợp để khôi phục dữ liệu từ một SSD bị hỏng.
Là một phần của công nghệ, HDD đã tồn
tại lâu hơn. Điều này, kết hợp với các quy trình đọc/ghi của chúng, khiến cho
việc phục hồi dữ liệu từ chúng dễ dàng hơn.
Điều đó có nghĩa là không phương tiện
nào có thể tránh được việc hư hỏng dữ liệu. Do đó, việc sao lưu và phục hồi dữ
liệu được quản lý tốt nhất thông qua dự phòng và sao chép dữ liệu ở cấp độ phần
mềm.
Do đó:
Ưu điểm SSD
+ Ngược lại cách hoạt
động hdd tốn nhiều điện năng thì SSD tiêu thụ ít điện năng hơn vì thế
không cần phải trang bị những nguồn máy tính quá xịn xò
+ Tốc độ ghi & đọc dữ
liệu SSD nhanh nên giúp cho chiếc máy tính khởi động nhanh hơn ngoài ra
SSD còn có điểm ưu là không gây nên tiếng ồn (hdd phải quay động cơ khi hoạt
động).
+ Nhà sản xuất nói rằng
dữ liệu SSD không có độ trễ cơ học nên không gây ra chứng đơ máy như khi
sử dụng ổ cứng cơ học HDD
Nhược điểm SSD
+ Bị giới hạn số lần đọc
và ghi trên chíp Flash theo mình được biết chip Flash ghi được 10k lần, MLC
trên 100k lần, SLC thì nhiều hơn hẳn nhưng chưa có ước tính cụ thể
+ Bởi vì tốc độ đọc ghi
quá nhanh nên khi xoá gây mất dữ liệu tập tin thì không thể khôi phục dữ liệu
lại được
+ Giá thành ổ cứng SSD
cao hơn nhiều so với HDD cùng dung lượng vì vậy đa phần chỉ sử dụng ổ ssd làm ổ
cứng khởi động win
+ Ngoài ra, có một số
loại ổ cứng SSD chuyên dụng hoạt động được ở nhiệt độ 70 độ C, SSD sử
dụng trong các máy công nghiệp hoạt động trong nhiệt độ cao hơn lên đến 85 độ C
Lỗi phổ biến trên SSD
+ Hư nguồn, cháy,
nổ trên SSD do dòng điện cao quá mức hoặc cắm sai chân
+ Bad lock hoặc lỗi Page
làm SSD chạy chậm và treo máy
+ SSD nhận đủ dung
lượng mà không truy xuất được đữ liệu (đọc phương pháp sử xý bên
dưới)
+ Báo Busy hoặc nhận không đủ dung lượng. Chỉ xác định được trong máy PC3000 Portable III.
4. Ổ cứng ssd có cứu được dữ liệu không và
việc cứu dữ liệu khó hay dễ
Trong nhiều trường hợp thiệt hại ổ cứng
như vô tình format, xóa tập tin, ghost,… việc phục hồi dữ liệu ổ cứng SSD là điều cần thiết và
vẫn sẽ cứu được những dữ liệu ấy. Và các thiết bị lưu trữ cơ bản là khác nhau,
ổ SSD có phân vùng, các cụm và hệ thống tin,…Vì thế việc phục hồi dữ liệu ổ
cứng SSD là khó khăn hơn so với HDD và những thiết bị khác vì những thiết kế
đặc biệt của mình.
Việc cứu dữ liệu của một SSD không giống
như việc phục hồi một ổ đĩa cứng HDD truyền thống. Dữ liệu của SSD được lưu trữ
trên các chip nhớ flash chứ không lưu trữ trên các đĩa từ tính như ổ HDD nên
việc khôi phục dữ liệu là khó khăn hơn. Tất nhiên dù là loại ổ cứng nào thì
cũng không chắc chắn 100% sẽ khôi phục dữ liệu thành công, kể cả có sử dụng
dịch vụ của các công ty cứu dữ liệu chuyên nghiệp.
Trong các hoạt động
bình thường của một SSD, dữ liệu đi qua bộ điều khiển đến các chip NAND. Bộ
điều khiển lắp ráp các dữ liệu từ các chip với nhau để người dùng có thể sử
dụng. Khi PCB thất bại, phục hồi dữ liệu ổ cứng SSD bao gồm việc loại bổ mỗi
chip NAND và đọc nội dung của mỗi một chip. Tiếp theo, phần mềm tùy chỉnh phải
được viết để làm công việc của bộ điều khiển. Các dữ liệu thôi từ mỗi chip NAND
được kết hợp với nhau, thông tin không thích hợp được loại ra, các mảnh ghép dữ
liệu phải được lắp ráp theo đúng thứ tự.
Có thật sự khôi phục được dữ liệu SSD đã mất hay không?
Trái ngược với những gì các video hướng dẫn trên
mạng sẽ khiến bạn tin tưởng vào việc khôi phục dữ liệu SSD thực sự có thể thực
hiện được. Nhưng tỷ lệ thành công phụ thuộc vào việc bạn có bật lệnh TRIM hay
không.
Khi được bật, lệnh SSD TRIM cho phép hệ điều
hành của bạn thông báo cho SSD rằng, dữ liệu không sử dụng có thể bị xóa nội bộ.
Điều này được thực hiện để tăng tốc các thao tác ghi chép tiếp theo và do đó
tăng hiệu suất tổng thể của SSD.
Bởi vì việc gửi lệnh TRIM là tùy thuộc vào hệ điều
hành, việc mất dữ liệu thường không xảy ra sau khi mất điện, lỗi phần mềm, hỏng
hệ thống tệp, mất phân vùng đột ngột và các nguyên nhân phổ biến khác gây mất dữ
liệu.
*Mẹo: Miễn là bạn bắt đầu quá trình khôi phục đủ sớm trước khi lệnh
TRIM có cơ hội kích hoạt, bạn có thể lấy lại dữ liệu của mình mà không gặp bất
cứ sự cố nào. Miễn là bạn sử dụng ứng dụng khôi phục SSD đáng tin cậy.
Làm cách nào để tăng cơ hội phục hồi SSD thành công?
Như mình vừa giải thích, việc khôi phục SSD thường
có thể thực hiện được mà không cần thực hiện các bước bổ sung, nhưng có một số
điều bạn có thể làm hoặc tránh làm để tăng cơ hội khôi phục như:
+ Ngắt kết nối SSD: Bạn nên ngắt kết nối
SSD mà bạn muốn khôi phục các tệp bị thiếu ngay lập tức sau khi nhận thấy có sự
cố mất dữ liệu. Sau đó, bạn nên kết nối nó với một máy tính khác và thực hiện
khôi phục dữ liệu ở đó. Nếu bạn không có quyền truy cập vào một máy tính khác
hoặc điều này có vẻ quá sức đối với bạn, thì ít nhất hãy tắt máy của bạn cho đến
khi bạn sẵn sàng bắt đầu quá trình khôi phục.
+ Cài đặt phần mềm khôi phục dữ liệu trên một ổ đĩa khác: Nếu bạn chưa cài đặt phần mềm khôi phục dữ liệu như Disk Drill
trên máy tính của mình, thì hãy tránh cài đặt phần mềm đó trên ổ SSD chứa các tệp
bị thiếu của bạn. Tại sao? Bởi vì bạn có thể ghi đè lên chúng và khiến chúng
không thể khôi phục được. Vì vậy mà bạn nên cài đặt ít nhất một ứng dụng khôi
phục dữ liệu trên ổ đĩa hệ thống. Bằng cách đó, bạn có thể chỉ cần kích hoạt nó
khi gặp phải tình trạng mất các tệp quan trọng và bắt đầu khôi phục chúng ngay
lập tức.
+ Sử dụng phần mềm khôi phục SSD tốt nhất hiện có: Vì khôi phục SSD là một quá trình đòi hỏi sự khẩn cấp về thời gian
nên bạn có thể chỉ có một cơ hội để phục hồi các tệp của mình. Đó là lý do tại
sao bạn phải sử dụng phần mềm khôi phục SSD tốt nhất hiện có, ngay cả khi điều
đó có nghĩa là bạn phải bỏ ra một số tiền nhất định. Bất kể lệnh TRIM có được bật hay không, bạn có thể thực hiện khôi phục tệp
SSD bằng cùng một phần mềm khôi phục dữ liệu mà bạn sẽ sử dụng để khôi phục tệp
từ ổ cứng truyền thống. Disk Drill Data Recovery là một lựa chọn tuyệt vời vì
nó đặc biệt dễ sử dụng và hỗ trợ tất cả các định dạng tệp và hệ thống tệp
Windows thường được sử dụng. Disk Drill có thể xem trước tất cả các định dạng tệp
đa phương tiện được hệ điều hành Windows hỗ trợ. Khi một tệp có thể được xem
trước, điều đó hầu như luôn có nghĩa là nó cũng có thể được khôi phục thành
công, vì vậy hãy đảm bảo tận dụng tính năng này khi quyết định khôi phục tệp
nào. Cuối cùng, nhấp vào nút Khôi phục để phục hồi tất cả các tệp đã chọn. Disk
Drill sẽ yêu cầu bạn chỉ định thư mục mà bạn muốn khôi phục các tệp của mình và
bạn phải luôn chọn một thư mục nằm trên thiết bị lưu trữ khác với thiết bị bạn
đang khôi phục để tránh bị ghi đè.
Cách khôi phục file dữ liệu ssd bị mất
Bạn nên biết: Đối với ổ cứng
SSD xoá dữ liệu thông thường
sẽ bị mất vĩnh viễn nhưng trong
một số trường
hợp ngoại trừ bạn cũng có cơ may khôi phục
dữ liệu của mình thành công vì nguyên
do ssd sử dụng chip điện thoại để tái chế thành
ổ ssd mới (nên có nhiều loại ổ SSD được bán trên sàn thương mại điện tử
với giá rẻ) vì vậy quá trình đọc, ghi sẽ chậm hơn bình
thường & không được lưu trực tiếp dữ liệu lên trên phân
vùng cần lấy dữ liệu.
Hướng dẫn
sử dụng phần mềm cứu dữ liệu ổ cứng ssd
EaseUS Data Recovery Wizard nhanh chóng
Với 2 chế độ quét là Quick Scan và Deep
Scan, Data Recovery Wizard sẽ giúp bạn quét lại mọi tập tin mà phần mềm hỗ trợ. Bên cạnh tính năng khôi phục dữ liệu SSD. Data Recovery Wizard còn có tính năng xem trước dữ liệu cần phục hồi giúp bạn có thể kiểm tra
chính xác thông tin và chất lượng của từng tập tin trước khi thực hiện phục hồi dữ liệu. Xem trước và lựa chọn tập tin cần phục hồi
dữ liệu, sau đó nhấn “Recover” để khôi phục. Tránh chỉ
đường đẫn vào ổ cứng SSD vừa bị mất dữ liệu để lưu
dữ liệu bạn nhé. Cần lưu ý: Không lưu dữ liệu
trực tiếp lên phân vùng vừa bị mất dữ liệu. Cẩn thận, tránh thao tác sai
gây mất dữ liệu vĩnh viễn.
Tiến trình cứu dữ liệu ổ
cứng ssd
+ Khách hàng mang đĩa cứng cho chúng tôi
với tình trạng ban đầu đĩa cứng SSD Gigabyte 240GB nhận
bình thường. Nhưng không thể truy xuất dữ liệu
+ Yêu cầu cần khôi phục dữ liệu
trong ổ cứng ssd
+ Thông thường các lỗi trên SSD như
không thể truy cập vào dữ liệu, ổ cứng SSD tự nhiên mất hết dữ liệu, ổ
cứng không nhận vẫn có thể sửa chữa phục hồi dữ liệu bằng máy cứu dữ liệu PC3000 Portable III hỗ trợ SSD.
+ Sau khi xác định được nguyên nhân gây
ra lỗi, trong trường hợp cụ thể này cần phải loader uploading trong
chế độ safemode
+ Tạo lại bản biên dịch (translator) để có
thể truy cập vào ổ cứng
+ Sử dụng phần mềm Data
Extractor của PC3000 Portable III trích xuất và khôi phục dữ
liệu.
+ Kiểm tra lại những tập tin quan trọng
mà khách hàng cung cấp
+ Hoàn tất quá trình khôi phục dữ liệu
và bàn giao DATA cho khách.
Comment:
1. “Khi dữ liệu bị xóa, bị format thực
chất dữ liệu vẫn còn trên máy và chỉ bị đánh dấu chỉ mục là xóa
thôi. Nếu không thao tác gì trên ổ cứng đó thì khả năng cứu dữ liệu
gần như 100%. Các phần mềm cứu dữ liệu rất nhiều trong đó bên mình
hay sử dụng phần mềm Get Data Back rất tốt.
Nếu dữ liệu đã bị bị ghi đè thì khả năng cứu dữ
liệu tuỳ thuộc vào sự may mắn là vùng dữ liệu đó có bị ghi đè hay không. Nếu ổ
cứng bạn càng lớn thì khả năng ghi đè càng thấp. Dữ liệu nào không bị ghi đè vẫn
cứu được dữ liệu bị ghi đè gần như không có hy vọng. Thực chất dữ liệu bị ghi
đè vẫn có thể cứu được bằng những phần mềm chuyên dụng, thiết bị chuyên dụng và
trả phí rất đắt.”.
2. “Nguyên tắc vàng trong
việc cứu dữ liệu bị mất
+ Những nguyên tắc sau đây không chỉ áp dụng
trong trường hợp lỡ format nhầm mà còn áp dụng trong tất cả các tình huống mất
dữ liệu.
+ Không thực hiện bất kỳ thao tác gì với ổ
cứng (hay phân vùng) bị mất dữ liệu.
+ Nên cứu dữ liệu ngay khi có thể
+ Không lưu dữ liệu cứu được (nếu có) vào ổ
cứng (hay phân vùng) bị mất dữ liệu. Cần phải chuẩn bị ổ cứng khác dung lượng
đủ lớn để sẵn lưu dữ liệu cứu được vào đó.
+ Chọn phương án và phần mềm cứu dữ liệu tối
ưu để không mất thời gian.”.
TEST một số phần mềm phục hồi
dữ liệu trên SSD:
+ Recuva: Thấy hết
file phục hồi xong không đọc được.
+
EaseUS Data Recovery Wizard: phục hồi xong đọc được, một số file đã xóa lâu thì
không.
+ getdataback_556:
Không hiệu quả, tìm không thấy.
+ Disk Drill: Không
hiệu quả, không thấy được hết, một số thấy được thì cũng không phục hồi được.(không
đọc được).
+ Puran File
Recovery: Những file đã xóa lâu không thấy, file vừa xóa thấy nhưng lỗi không đọc
được.
+ Glary Undelete:
Những file đã xóa lâu không thấy, file vừa xóa thấy nhưng lỗi không đọc được.
+ MiniTool Power
Data Recovery 11.7: Hiệu quả, giống với US.
+ recover my file: Khá ok.
0 comments:
Đăng nhận xét