Từ thế hệ mạng
1G tới 4G, nhân loại đã trải qua rất nhiều cuộc cách mạng công nghệ kết nối di
động. Mạng 1G thiết lập dịch vụ thoại không dây, trong khi công nghệ 2G cải tiến
chất lượng thoại cũng như nâng tầm phủ sóng, cung cấp dịch vụ dữ liệu. Đến mạng
3G đảm nhiệm tối ưu hóa dịch vụ dữ liệu, triển khai dịch vụ băng thông rộng, một
bước tiến trong việc kết nối không dây nhanh hơn và tốt hơn. Mạng 4G hiện nay
là bước cải tiến của 3G về khả năng phục vụ, tốc độ và trải nghiệm băng thông rộng
nói chung.
3G và 4G đều
là những công nghệ hỗ trợ kết nối không dây (wireless) thế hệ mới. Nếu cùng một
nhà mạng, tốc độ 4G sẽ đương nhiên nhanh hơn 3G. Tuy nhiên, điều đó không đồng
nghĩa mạng 4G của nhà mạng này sẽ luôn nhanh hơn mạng 3G của một nhà mạng khác.
Để đạt chuẩn
công nghệ 3G, các nhà mạng phải đảm bảo tốc độ truyền dữ liệu tối thiểu 200
Kbps. Trong khi đó, chuẩn 4G quy định tốc độ tối thiểu nhà mạng phải đảm bảo
100 Mbps với các thiết bị kết nối khi di chuyển, trên tàu hoặc xe hơi và 1 Gbps
(Gigabit/giây) với các thiết bị kết nối cố định.
Mạng
4G là gì? Về mặt thuật ngữ, nó là thế hệ thứ 4 của công nghệ viễn thông
di động không dây (sau 3G). 4G lí tưởng cho các dịch vụ như gọi điện video HD,
truyền dữ liệu trực tuyến, lập bản đồ và chơi game trực tuyến nhờ tốc độ
download và upload nhanh chóng. Từ góc độ người dùng, hệ thống 4G cung cấp kết
nối Internet đáng tin cậy và tốc độ cao trên các thiết bị điện tử như máy tính
bảng, điện thoại thông minh…
Lưu ý rằng một
mạng di động nhanh hơn mạng 3G hiện tại chưa có nghĩa nó sẽ được gọi là mạng
4G. Để được gọi 4G, nó cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đã được đặt ra cho mạng
này.
Tháng 3/2008,
Liên minh viễn thông – radio quốc tế (ITU-R) đã giới thiệu một vài yêu cầu kỹ
thuật cho một mạng được gọi là "4G". Theo các tiêu chuẩn này, một mạng
lưới được gọi là 4G khi và chỉ khi dùng một điện thoại thông minh truy cập được
với tốc độ 1 Gbps (khi ngồi hoặc di chuyển chậm) hoặc 100 Mbps khi di chuyển bằng
xe hơi hoặc tàu hỏa. Tốc độ các mạng "4G" hiện tại không thể đáp ứng.
Các chuyên gia viễn thông khẳng định, cùng là 4G nhưng không phải tất cả các
nhà mạng đều triển khai công nghệ giống nhau. Các lựa chọn công nghệ tiền-4G phổ
biến hiện nay gồm LTE, WiMAX và HSPA+, trong đó LTE là phổ biến rộng rãi nhất. Theo
ITU, 4G của Sprint thực sự chỉ là 3G – 802.16e là chuẩn 3G. Còn công nghệ LTE
cũng đang là khái niệm lộn xộn. Nhiều website gọi LTE là 'tiền 4G' (pre-4G) hoặc
"3,9G". Sanjay Acharya, người phát ngôn của ITU cho rằng các hệ thống
LTE hiện này có thể trở thành chuẩn 4G chính thức một khi chúng kết hợp được với
IMT-Advanced hay còn gọi là LTE-Advanced. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ không
thay đổi cách tiếp thị của các nhà mạng. T-Mobile
(là nhà khai thác mạng không dây chính ở Hoa Kỳ) tuyên bố họ không quan tâm
công nghệ HSPA+ của họ có là 4G chính thức hay không bởi nó cung cấp tốc độ
tương đương với các nhà mạng 4G khác. Verizon
(nhà cung cấp dịch vụ truyền thông không dây lớn thứ hai của Mỹ) cũng vậy.
"Định nghĩa kỹ thuật hiện tại của ITU sẽ không ảnh hưởng tý nào đến kế hoạch
ra mắt mạng LTE quy mô lớn đầu tiên trên thế giới của chúng tôi vào cuối năm
nay", Jeffrey Nelson, người phát ngôn của Verizon nói. Nhà mạng Sprint
(là một công ty viễn thông có trụ sở ở Overland Park, Kansas. Công ty sở hữu và
điều hành mạng di động lớn thứ ba ở Mỹ) lý giải "Wimax là công nghệ được tổ
chức Wimax Forum xác định là công nghệ 4G và quan trọng hơn là nó đạt đến tốc độ
mà các công nghệ 3G hiện tại không thể đạt được. Chính vì vậy mà chúng tôi gọi
nó là 4G".
Tuy nhiên, sau
đó họ sớm nhận ra rằng tiêu chuẩn này quá cao. Hai công nghệ nền hàng đầu là
WIMAX và LTE đều không thể cung cấp tốc độ internet cao như vậy. Từ đó, khái niệm
4G LTE được đưa ra.
Tốc độ truyền
dữ liệu nhanh hơn và tầm phủ sóng xa hơn, các nhà nghiên cứu luôn cố gắng đưa
ra những công nghệ không dây mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người
dùng di động. Nhưng ngành CNTT và viễn thông có những giải pháp khác nhau cho vấn
đề này, điều này tạo nên sự phân chia giữa WiMax và LTE. WiMax (Worldwide
Interoperability for Microwave Access) là nỗ lực của ngành CNTT lấn sân lĩnh vực
viễn thông và LTE (Long Term Evolution) là đòn phản công của ngành viễn thông,
đây là hai ứng viên chính cho mạng không dây thế hệ mới, hứa hẹn tạo nên thế giới
không dây băng rộng tốc độ cao phủ khắp mọi nơi.
HSPA+ và LTE đều
là công nghệ băng rộng di động để truy cập tốc độ cao. LTE là công nghệ mới nhất
hiện đang được cài đặt ở nhiều quốc gia để truy cập băng thông rộng di động tốc
độ cao. Ở một số quốc gia, LTE đã được tung ra thị trường. Các nhà mạng lớn nhất
thế giới như AT&T (ATT), Verizon đã bắt đầu chuyển sang LTE. WiMAX cũng là
một công nghệ khác được định nghĩa theo 4G nhưng tương đối hầu hết các nhà mạng
lớn đang chuyển sang LTE. Ở Mỹ sử dụng WiMAX để truy cập tốc độ cao và cung cấp
các dịch vụ tương đương với LTE. Một nhà mạng khác của Mỹ là T-Mobile đang nâng
cấp mạng của họ từ HSPA + 21Mbps lên HSPA + 42Mbps. Ở Việt Nam hiện nay đang sử
dụng công nghệ 4G LTE. Vậy 4G LTE là gì, sự khác nhau giữa 4G LTE và 4G WiMAX,
4G HSPA+ là như thế nào?
1. Công nghệ WiMax
Năm 2004, chuẩn
WiMax đầu tiên – 802.16-2004 đã được IEEE chấp nhận. Không giống các chuẩn
không dây khác, WiMax cho phép truyền dữ liệu trên nhiều dải tần, có thể tránh
“đụng độ” với những ứng dụng không dây khác. WiMax cho tốc độ cao một phần nhờ
kỹ thuật OFDM (Orthogonal Frequency Division Multiplexing) cho phép tăng băng
thông bằng cách chia tách các kênh băng rộng thành nhiều kênh băng hẹp, mỗi
kênh dùng tần số khác nhau để truyền đồng thời các gói dữ liệu.
Tháng 12/2005,
IEEE phê chuẩn 802.16e – Mobile WiMax, bổ sung cho 802.16-2004. Mobile WiMax
cung cấp khả năng di động bằng cách cho phép chuyển kênh truyền dữ liệu từ một
trạm thu phát này sang một trạm khác khi người dùng di chuyển giữa 2 trạm.
Tương tự phiên bản 802.11n của Wi-Fi, Mobile WiMax dùng công nghệ MIMO
(Multiple Input Multiple Output) cho phép phát và thu qua nhiều anten để cải
thiện tốc độ và chất lượng tín hiệu. Mobile WiMax được kỳ vọng cạnh tranh với
các công nghệ di động, Wi-Fi và các công nghệ truy cập Internet như DSL.
Nhiều chuyên
gia phân tích cho rằng Mobile WiMax sẽ nhanh chóng trở nên phổ biến vì không cần
cơ sở hạ tầng tốn kém như các hệ thống dùng dây và cung cấp đủ băng thông cho
các dịch vụ thoại, dữ liệu và các dịch vụ đa phương tiện như truyền hình độ nét
cao (HDTV). Theo một nghiên cứu hồi tháng 4/2008, tổ chức WiMAX Forum dự báo
trong 5 năm tới số lượng người dùng Mobile WiMax trên toàn cầu có thể đạt gần
100 triệu. Gần đây nhiều hãng đã bắt đầu đưa ra sản phẩm di động được WiMax
Forum chứng nhận tuân theo chuẩn IEEE và có thể làm việc với nhau. Các nhà khai
thác mạng tại nhiều quốc gia, đặc biệt là khu vực châu Á – Thái Bình Dương,
đang hoặc có kế hoạch triển khai WiMax (tại Việt Nam cũng có 4 nhà khai thác viễn
thông đã được cấp phép triển khai).
Tuy nhiên, thế
giới công nghệ thay đổi nhanh. Mới vừa nổi lên như một ứng viên nặng ký thách
thức công nghệ di động 3G nhưng chưa kịp xác lập chỗ đứng trên thị trường thì
WiMax đã phải đối mặt với một thách thức đáng gờm: LTE.
2. Công nghệ HSPA + (Truy cập gói tốc độ cao đã phát triển)
Đây là bản
phát hành 7, 8 trở lên của 3GPP (Dự án Đối tác Thế hệ Thứ ba) thiết lập các
tiêu chuẩn cho mạng băng rộng di động. Điều này cho phép tốc độ dữ liệu ở đường
xuống 84Mbps và đường lên 22Mbps với việc sử dụng kỹ thuật MIMO (Nhiều đầu vào
và nhiều đầu ra) và các sơ đồ điều chế kỹ thuật số bậc cao như 64QAM (Điều chế
biên độ cầu phương).
Trong HSPA +
(Bản phát hành 7), dung lượng được tăng gấp đôi so với HSPA và hơn gấp đôi dung
lượng thoại như WCDMA. Trong Bản phát hành 8, HSPA giới thiệu khái niệm đa sóng
mang và hai sóng mang 5MHz được kết hợp với nhau để tăng gấp đôi tốc độ dữ liệu.
Với những thay đổi này, HSPA + có khả năng cung cấp tốc độ đỉnh cao, thời gian
trễ thấp và thời gian thoại cao hơn.
Trong phiên bản
7, tốc độ dữ liệu của đường xuống là 28Mbps và trong R8, nó được mở rộng lên
42Mbps về mặt lý thuyết. Bản phát hành sau này như R9 đang xem xét việc sử dụng
kỹ thuật MIMO có khả năng tăng gấp đôi tốc độ dữ liệu và nó đạt khoảng 84Mbps.
Kỹ thuật MIMO đang được sử dụng trongR7 hỗ trợ MIMO 2 × 2 trong đó 2 anten phát
tại nodeB và hai anten thu tại thiết bị đầu cuối di động, trong đó hai luồng dữ
liệu song song được gửi trực giao nên tốc độ dữ liệu tăng gấp đôi mà không làm
tăng băng thông của hệ thống.
Do tốc độ dữ
liệu cao do HSPA + cung cấp, bạn có thể sử dụng nó như một truy cập internet băng
thông rộng. Các ứng dụng như VoIP, trò chơi internet có độ trễ thấp, phát trực
tuyến, gọi video, phát đa hướng và nhiều ứng dụng khác đều có khả năng thông
qua các thiết bị di động hỗ trợ HSPA +.
HSPA + còn được
gọi là Internet HSPA do kiến trúc tùy chọn của nó còn được gọi là kiến trúc
All-IP trong đó toàn bộ các trạm gốc được kết nối với tất cả các xương sống dựa
trên IP. Điều quan trọng là HSPA + tương thích ngược với 3GPP phiên bản 5 và 6
với khả năng nâng cấp dễ dàng từ HSPA lên HSPA +.
3. Công nghệ 4G LTE
LTE là viết tắt
của của từ Long-Term Evolution – một tiêu chuẩn truyền thông không dây tốc độ
cao. Khi các cơ quan quản lí nhận ra rằng tốc độ tối thiểu cho mạng 4G là xa tầm
với, họ cho phép các mạng truyền thông có tốc độ cao hơn 3G được quảng cáo như
là mạng 4G hay chính xác là 4G LTE.
LTE là một
trong những công nghệ được ITU chấp nhận là công nghệ 4G có khả năng đáp ứng
các tiêu chuẩn do ITU quy định cho mạng 4G. Mạng 4G được thiết kế để tối đa hóa
dung lượng và tốc độ của mạng vô tuyến.
Tốc độ dữ liệu
được chỉ định cho LTE là đường xuống 100Mbps và đường lên 50Mbps với độ trễ thấp
dưới 10ms, đáp ứng các thông số kỹ thuật của ITU cho mạng 4G.
Các băng thông
được sử dụng cho LTE thay đổi từ 1,4MHz đến 20 MHz và hỗ trợ FDD (Ghép kênh
phân chia theo tần số) và TDD (Ghép kênh phân chia theo thời gian).
Các công nghệ
truy cập vô tuyến sau được sử dụng trong mạng LTE đồng thời đạt được tốc độ dữ
liệu cao hơn nhiều đó là MIMO (Nhiều đầu vào nhiều đầu ra), OFDMA (Đa truy cập
phân chia theo tần số trực giao) và SC-FDMA (FDMA đơn sóng mang). SC FDMA tương
tự như OFDMA ngoại trừ nó sử dụng một số xử lý DFT bổ sung và hiện tại điều này
được 3GPP khuyến nghị sử dụng làm phương pháp truyền thông đường lên do hiệu quả
năng lượng truyền dẫn và chi phí liên quan đến thiết bị di động.
Các băng tần
sau sẽ được sử dụng trong mạng LTE ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới 700 và
1900 MHz ở Bắc Mỹ, 900, 1800, 2600 MHz ở Châu Âu và 1800 và 2600 MHz ở Châu Á
và 1800 MHz ở Úc.
So
sánh mạng 4G và 4G LTE, giống hay khác nhau?
Như vậy, có thể khẳng định rằng mạng
4G và 4G LTE đều nhanh hơn rất nhiều lần so với chuẩn mạng 3G truyền thống. Tuy
nhiên, mạng 4G LTE có tốc độ truyền tải dữ liệu thấp hơn so với mạng 4G chuẩn.
Và khái niệm giữa mạng 4G và 4G LTE là hoàn toàn khác nhau.
So sánh giữa 3G và các công nghệ 4G hiện tại
Sự khác biệt
giữa HSPA + và LTE:
·
HSPA + tương thích với các bản phát hành trước
và LTE không tương thích ngược với mạng 3G.
·
Tốc độ dữ liệu HSPA + có khả năng cung cấp đường
xuống tối đa 84Mbps và LTE có khả năng cung cấp đường xuống hơn 100Mbps.
·
LTE sử dụng OFDMA và SC FDMA trong mạng truy nhập
vô tuyến với kỹ thuật MIMO và HSPA + dựa trên kỹ thuật MIMO.
·
Băng thông kênh HSPA + được cố định ở 5MHz và nó
kết hợp hai kênh trong khi tăng gấp đôi tốc độ dữ liệu và LTE sử dụng băng
thông thay đổi từ 1,4MHz đến 20 MHz.
Kết luận: Trong cuộc đua 4G, WiMax và
LTE hiện là hai công nghệ sáng giá nhất. Liệu hai công nghệ này có thể cùng tồn
tại độc lập hay sẽ sát nhập thành một chuẩn chung? Hiệu năng của WiMax và LTE
tương đương nhau, do vậy việc quyết định hiện nay phụ thuộc vào yếu tố sẵn sàng
và khả năng thâm nhập thị trường.
0 comments:
Đăng nhận xét