Hệ thống mạng di động ngày càng phát triển với việc sử dụng các công nghệ khác nhau. Ta đã quá quen thuộc với những từ như 2G, 3G, 4G hay độc đáo hơn nữa là 5G. Tuy vậy không thể tránh khỏi những băn khoăn của người dùng về ý nghĩa của những khái niệm trên. Sau đây mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành, quá trình phát triển và sự khác biệt cũng như ưu thế riêng của từng công nghệ này nhé, đặc biệt là 5G, một công nghệ mới trong tương lai gần!
Đi cùng với tiến
trình phát triển của điện thoại di động chính là sự thay đổi của công nghệ được
sử dụng. Khi GSM (hay còn gọi là 2G) xuất hiện, những chiếc điện thoại dần chứng
tỏ được vai trò hoàn hảo của mình hơn trong việc liên lạc. Sau đó dần dần những
cải tiến ra đời đem đến cuộc cách mạng “Smart
phone” như bây giờ.
1. Mạng di động thế hệ đầu tiên – 1G
Mạng thông tin
di động 1G (gọi tắt là 1G) là mạng di động viễn thông đầu tiên trên thế giới.
Giống như công nghệ vô tuyến 0G trước đó, 1G chỉ cung cấp dịch vụ thoại với tốc
độ truyền dữ liệu cao nhất khoảng 2,4kbps.
1G được giới
thiệu lần đầu tiên vào những năm đầu thập niên 80, sử dụng công nghệ truyền nhận
thông tin thông qua tín hiệu analog.
2. Mạng di động thế hệ thứ 2 – 2G
Đây chính là
thế hệ mạng di động thứ 2 với tên gọi đầy đủ là: “hệ thống thông tin di động
toàn cầu“. Mạng 2G có tên tiếng anh là Global System for Mobile Communications
hay còn gọi là GSM. Mạng 2G có khả năng phủ sóng rộng khắp, làm cho những chiếc
điện thoại có thể được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. GSM gồm nhiều trạm
thu phát sóng di động (BTS - Base Transceiver Station) để những điện thoại di động
có thể kết nối mạng qua việc tìm kiếm các trạm thu phát sóng gần nhất.
Ba tính năng
vượt trội của mạng 2G so với 2 công nghệ tiền nhiệm là 0G và 1G là:
·
Gọi thoại với tín hiệu được mã hóa dưới dạng tín
hiệu kĩ thuật số (digital encrypted).
·
Sử dụng hiệu quả hơn phổ tần số vô tuyến cho
phép nhiều người dùng hơn trên mỗi dải tần.
·
Cung cấp dịch vụ dữ liệu cho di động, bắt đầu với
tin nhắn văn bản SMS.
Khi mạng 2G xuất
hiện, chất lượng cuốc gọi được cải thiện đáng kể, tín hiệu và tốc độ cũng tốt
hơn rất nhiều so với thế hệ trước đó. Thời gian và chi phí được tiết kiệm khi
mã hóa dữ liệu theo dạng kĩ thuật số. Những thiết bị được thiết kế nhỏ gọn và
nhẹ hơn, ngoài ra chúng còn có thể thực hiện tin nhắn dạng SMS.
Những modem
truyền thông trong công nghiệp như F2103 cũng sử dụng công nghệ mạng 2G này để
thực hiện truyền tải dữ liệu. Nói chung mạng 2G có những tác động khá lớn tới
ngành thông tin liên lạc và truyền tải dữ liệu.
Mạng 2G chia
làm 2 nhánh chính: nền TDMA (Time Division Multiple Access) và nền CDMA cùng
nhiều dạng kết nối mạng tuỳ theo yêu cầu sử dụng từ thiết bị cũng như hạ tầng từng
phân vùng quốc gia:
+ GSM
(TDMA-based), khởi nguồn áp dụng tại Phần Lan và sau đó trở thành chuẩn phổ biến
trên toàn 6 Châu lục. Và hiện nay vẫn đang được sử dụng bởi hơn 80% nhà cung cấp
mạng di động toàn cầu.
+ CDMA2000 – tần
số 450 MHZ cũng là nền tảng di động tương tự GSM nói trên nhưng nó lại dựa trên
nền CDMA và hiện cũng đang được cung cấp bởi 60 nhà mạng GSM trên toàn thế giới.
+ IS-95 hay
còn gọi là cdmaOne, (nền tảng CDMA) được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ và một số
nước Châu Á và chiếm gần 17% các mạng toàn cầu. Tuy nhiên, tính đến thời điểm
này thì có khoảng 12 nhà mạng đang chuyển dịch dần từ chuẩn mạng này sang GSM
(tương tự như HT Mobile tại Việt Nam vừa qua) tại: Mexico, Ấn Độ, Úc và Hàn Quốc.
+ PDC (nền tảng
TDMA) tại Japan
+ iDEN (nền tảng
TDMA) sử dụng bởi Nextel tại Hoa Kỳ và Telus Mobility tại Canada.
+ IS-136 hay
còn gọi là D-AMPS, (nền tảng TDMA) là chuẩn kết nối phổ biến nhất tính đến thời
điểm này và đưọ7c cung cấp hầu hết tại các nước trên thế giới cũng như Hoa Kỳ.
3. Mạng di động thế hệ thứ 3 – 3G
Mạng di động
Thế hệ thứ 3 của chuẩn công nghệ điện thoại di động chính là mạng 3G
Third-generation technology, được ra đời vào năm 1998, sử dụng Hệ thống Viễn
thông Di động Toàn cầu (UMTS) làm kiến trúc mạng cốt lõi. 3G kế thừa những đặc
điểm của 2G và kết hợp chúng với với các giao thức mới hơn, cung cấp tốc độ
truyền dữ liệu tốc độ cao, cho phép truyền cả dữ liệu thoại như nghe gọi, nhắn
tin và dữ liệu ngoài thoại như gửi mail, tải dữ liệu, hình ảnh. Nhờ có mạng 3G
ta có thể truy cập Internet cho cả thuê bao cố định hay di chuyển ở các tốc độ
khác nhau. 3G hoạt động ở dải tần 2100MHz, có băng thông 15-20MHz, đạt tốc độ
2mbps trên các thiết bị cố định hoặc không di chuyển và 384kbps trên các thiết
bị di động. Hầu hết các smartphone hiện nay đều hỗ trợ công nghệ 3G. Hiện nay
công nghệ 3G được xây dựng với 4 chuẩn chính: W-CDMA, CDMA2000, TD-CDMA,
TD-SCDMA.
Mạng 3G cải
thiện chất lượng cuộc gọi, tín hiệu, tốc độ cao hơn hẳn so với mạng 2G. Ta có
thể truy cập Internet tốc độ cao ngay khi đang di chuyển, truy cập thế giới nội
dung đa phương tiện: nhạc, phim, hình ảnh chất lượng cao. Người dùng có thể trò
chuyện mọi nơi với chi phí rẻ hơn rất nhiều qua các ứng dụng hỗ trợ như: zalo,
Viber, Line,…
Nhật Bản là quốc
gia đầu tiên đưa 3G vào khai thác thương mại. Năm 2005, khoảng 40% các thuê bao
tại Nhật Bản là thuê bao 3G. Trong khoảng thời gian này, bên cạnh gọi video, tải
tệp âm nhạc cũng là dịch vụ được sử dụng nhiều nhất.
Các tính năng
chính của 3G gồm có:
·
Tốc độ lên đến 2 Mbps
·
Tăng băng thông và tốc độ truyền dữ liệu
·
Gửi/nhận email kích thước lớn
·
Dung lượng lớn và băng thông rộng
Công nghệ 3G
cũng được nhắc đến như là một chuẩn IMT-2000 của Tổ chức Viễn thông Thế giới
(ITU). Ban đầu 3G được dự kiến là một chuẩn thống nhất trên thế giới, nhưng
trên thực tế, thế giới 3G đã bị chia thành 4 phần riêng biệt:
+ W-CDMA: Tiêu
chuẩn W-CDMA là nền tảng của chuẩn UMTS (Universal Mobile Telecommunication
System), dựa trên kỹ thuật CDMA trải phổ dãy trực tiếp, trước đây gọi là UTRA
FDD, được xem như là giải pháp thích hợp với các nhà khai thác dịch vụ di động
(Mobile network operator) sử dụng GSM, tập trung chủ yếu ở châu Âu và một phần
châu Á (trong đó có Việt Nam). UMTS được tiêu chuẩn hóa bởi tổ chức 3GPP, cũng
là tổ chức chịu trách nhiệm định nghĩa chuẩn cho GSM, GPRS và EDGE.
+ CDMA: Một
chuẩn 3G quan trọng khác là CDMA2000, là thế hệ kế tiếp của các chuẩn 2G CDMA
và IS-95. Các đề xuất của CDMA2000 nằm bên ngoài khuôn khổ GSM tại Mỹ, Nhật Bản
và Hàn Quốc. CDMA2000 được quản lý bởi 3GPP2, là tổ chức độc lập với 3GPP. Có nhiều
công nghệ truyền thông khác nhau được sử dụng trong CDMA2000 bao gồm 1xRTT,
CDMA2000-1xEV-DO và 1xEV-DV. CDMA 2000 cung cấp tốc độ dữ liêu từ 144 kbit/s tới
trên 3 Mbit/s. Chuẩn này đã được chấp nhận bởi ITU.
+ TD-CDMA: Chuẩn
TD-CDMA, viết tắt từ Time-division-CDMA, trước đây gọi là UTRA TDD, là một chuẩn
dựa trên kỹ thuật song công phân chia theo thời gian (Time-division duplex).
Đây là một chuẩn thương mại áp dụng hỗn hợp của TDMA và CDMA nhằm cung cấp chất
lượng dịch vụ tốt hơn cho truyền thông đa phương tiện trong cả truyền dữ liệu lẫn
âm thanh, hình ảnh.Chuẩn TD-CDMA và W-CMDA đều là những nền tảng của UMTS, tiêu
chuẩn hóa bởi 3GPP, vì vậy chúng có thể cung cấp cùng loại của các kênh khi có
thể. Các giao thức của UMTS là HSDPA/HSUPA cải tiến cũng được thực hiện theo
chuẩn TD-CDMA.
+ TD-SCDMA:
Chuẩn được ít biết đến hơn là TD-SCDMA (Time Division Synchronous Code Division
Multiple Access) đang được phát triển tại Trung Quốc bởi các công ty Datang và
Siemens, nhằm mục đích như là một giải pháp thay thế cho W-CDMA. Nó thường
xuyên bị nhầm lẫn với chuẩn TD-CDMA. Cũng giống như TD-CDMA, chuẩn này dựa trên
nền tảng UMTS-TDD hoặc IMT 2000 Time-Division (IMT-TD). Tuy nhiên, nếu như
TD-CDMA hình thành từ giao thức mang cũng mang tên TD-CDMA, thì TD-SCDMA phát
triển dựa trên giao thức của S-CDMA.
Mạng di động 3.5G: là hệ thống mạng di
động truyền tải tốc độ cao HSDPA (High Speed Downlink Packet Access), phát triển
từ 3G và hiện đang được 166 nhà mạng tại 75 nước đưa vào cung cấp cho người
dùng. Nó đuợc kết hợp từ 2 công nghệ kết nối không dây hiện đại HSPA và HSUPA,
cho phép tốc độ truyền dẫn lên đến 7.2Mbp/s.
4. Mạng di động thế hệ thứ 4 – 4G
Mạng thông tin
di động 4G là công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ tư, cho phép truyền tải
dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng lên tới 1 – 1,5 Gbit/s. Mạng
4G hiện đang được sử dụng phổ biến và hội tụ rất nhiều ưu điểm khiến người dùng
hài lòng.
Dưới đây là những
ưu điểm nổi bật nhất của mạng di động 4G.
+ Tốc độ mạng
4G đạt mức rất ấn tượng khi trong điều kiện lý tưởng, tốc độ tải của công nghệ
mạng này khi di chuyển lên đến 100 Mbps và đạt xấp xỉ 1Gbps nếu đứng yên.
+ Công suất và
hiệu suất hoạt động của mạng di động 4G cực kỳ cao khi một trạm phát 4G có thể
phục vụ cùng lúc khoảng 300-400 người dùng. Mạng 4G hỗ trợ các chương trình mã
hóa nhanh hơn, nén được nhiều dữ liệu bit hơn so với mạng 3G.
+ Nhờ tốc độ
truyền dữ liệu cao nên mạng 4G hỗ trợ các phần mềm chạy mượt mà hơn, người dùng
được xem video chất lượng cao Full HD và 4K.
5. Mạng di động thế hệ thứ 5 – 5G
Đối với các
thiết bị di động, 5G sẽ giúp sửa chữa rất nhiều vấn đề của 4G và các công nghệ
không dây hiện tại. Nó sẽ được thiết kế để hỗ trợ đồng thời nhiều người dùng và
thiết bị hơn (theo thông số kỹ thuật ITU mỗi cell 5G sẽ hỗ trợ cho 1 triệu thiết
bị trên diện tích 1 km2), với tốc độ cao hơn cả 4G.
Theo thông tin
từ Bộ TT&TT cho biết, tính đến tháng 6/2022, Bộ TT&TT đã cấp phép cho
các doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm 5G tại 40 tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương. Trong đó, Viettel là nhà mạng có nhiều vị trí thử nghiệm nhất, đứng
thứ hai là VinaPhone. Bộ TT&TT đang xem xét cấp phép thử nghiệm 5G cho
MobiFone. Trong năm 2022, Bộ TT&TT khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục
thử nghiệm những ứng dụng của 5G, đánh giá nhu cầu của thị trường, phương án kỹ
thuật để xây dựng phương án kinh doanh hiệu quả nhất khi được cấp phép chính thức.
Ngoài ra, người dùng cũng được khuyến khích chuyển sang sử dụng smartphone và mạng
di động thế hệ mới như 4G, 5G, thay cho công nghệ di động cũ. Dự kiến đến tháng
12/2022, chỉ còn 5% người dùng điện thoại phổ thông kết nối 2G.
5.1. Những điều kiện để sử dụng 5G tại Việt Nam
+ Trước tiên,
bạn cần phải sở hữu thuê bao của một trong những nhà mạng được cấp phép thử
nghiệm 5G như Viettel, MobiFone hay VinaPhone. Ngoài ra, bạn không nhất thiết
phải chuyển đổi sang SIM 5G nếu như đang dùng SIM 4G trong thời gian mà mạng 5G
được thử nghiệm. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ thay đổi nếu như 5G được chính
thức thương mại hóa trên toàn lãnh thổ nước ta.
+ Tiếp theo, bạn
cần kết nối mạng 5G ở những địa điểm nằm trong phạm vi phủ sóng điểm 5G mà nhà
mạng công bố.
+ Hơn nữa, bạn
cũng nên tham khảo danh sách smartphone mà các nhà mạng có thể kết nối 5G như một
số hãng điện thoại Nokia, OPPO và Xiaomi. Tuy nhiên, đối với iPhone 12, Galaxy
Note 20 Ultra và Z Fold2 của Samsung thì vẫn chưa thể kết nối được mạng 5G cho
đến thời điểm hiện tại, nhưng chắc chắn điều này sẽ sớm khắc phục được thôi.
Một số điện
thoại có thể kết nối 5G thời điểm hiện tại có thể kể đến như: Xiaomi Redmi Note 11 Pro 5G; Samsung Galaxy
A33; Xiaomi Redmi Note 10 5G; Samsung Galaxy A32 5G; OPPO Reno6 Z 5G; Samsung
Galaxy A52s 5G.
5.2. Kiểm tra điện thoại di dộng có hỗ trợ 5G hay không
+ Kiểm
tra trực tiếp trên điện thoại: Các bạn có thể vào phần cài đặt của máy,
chọn mạng di động, loại mạng ưu tiên để xem có chế độ 5G hay không.
+ Các bạn có
thể tra cứu thông số điện thoại của bạn trên google, xem điện thoại của mình có
hỗ trợ 5G hay không, hầu hết những điện thoại smartphone sản xuất từ năm 2022
trở đi có hỗ trợ 5G nhé các bạn.
5.3. So sánh mạng 5G và 4G
5th Generation
(5G) là thế hệ mạng di động tiếp theo của 4G. Mạng 5G được thiết kế để hoạt động
trong băng tần bước sóng milimet, dao động trong khoảng 30GHz tới 300GHz. Vậy tốc
độ mạng 5G là bao nhiêu? Các nhà khoa học ước tính tốc độ mạng 5G tối đa có thể
chạm mức 10Gbp/s (gigabit trên một giây). Con số lý thuyết này ấn tượng hơn nhiều
so với tốc độ tối đa của 4G hiện tại. Trong tương lai nếu dùng 5G, bạn sẽ dễ
dàng tải xuống một bộ phim dung lượng lớn chỉ trong vài chục giây và xem video
livestream gần như không có hiện tượng chậm lag.
Ở trạng thái
lý tưởng và ổn định, tốc độ mạng 5G sẽ sánh ngang với tốc độ cáp quang, hoàn
toàn có thể sử dụng thay Wi-Fi ở nhiều điều kiện - đảm bảo về trải nghiệm kết nối
trong khi độ phủ sóng lại rộng hơn rất nhiều. Do đó, chưa kể đến những ưu điểm
khác thì chỉ tính riêng về tốc độ, phương thức kết nối 5G đã rất đáng để chờ
mong.
So
sánh tốc độ mạng 5G với tốc độ mạng 4G
Để bạn thấy được
sự ưu việt của 5G, mời các bạn theo dõi bảng so sánh tốc độ mạng 5G với 4G
trong điều kiện lý tưởng:
Như bạn có thể
thấy, ngoài tốc độ mạng gấp 10 lần so với 4G, kết nối 5G còn có độ trễ (ping) rất
thấp, độ phủ sóng rộng hơn và khả năng kết nối với nhiều thiết bị khác nhau gấp
từ 10 tới 100 lần 4G hiện tại.
Những ưu điểm
trên là điều kiện lý tưởng để triển khai IoT (vạn vật internet) trong đời sống
và công việc của chúng ta. Sự phủ sóng rộng rãi của 5G không chỉ gia tăng trải
nghiệm kết nối mạng trên smartphone, mà còn giúp điều khiển hệ thống giao
thông, vận hành các cảm biến trong tòa nhà, trong thành phố và giúp điều khiển
cơ sở hạ tầng trở nên linh hoạt hơn, nhanh nhạy hơn.
Mạng
5G nhanh như thế nào trong thực tế?
Cần phải nói
thêm rằng những thông số kể trên được các nhà khoa học đưa ra trong điều kiện rất
lý tưởng và tối ưu nhất của cả 5G và 4G. Nhưng trong thực tế thì cơ sở hạ tầng
toàn cầu chưa nơi nào đạt tới mức đó. Câu hỏi đặt ra là khi triển khai tại Việt
Nam thời gian tới, mạng 5G có thể nhanh đến mức nào? Những số liệu cụ thể do ba
nhà mạng lớn là Viettel, MobiFone và VinaPhone đưa ra sẽ là ví dụ tham khảo tốt
nhất.
Tốc độ mạng 5G
của Viettel: Trong sự kiện “Xin chào Việt Nam” được tổ chức tại Hà Nội vừa qua,
Tổng giám đốc Tổng Công ty Mạng lưới Viettel cho biết tốc độ 5G thời gian đầu
là 1.2 Gbps tới 1.5 Gbps. Những thông số này còn chưa đạt đến mức lý tưởng là
10Gbps mà lý thuyết đề cập, nhưng cũng đủ để mạnh gấp 10 lần tốc độ mạng 4G
trong điều kiện thực tế ở nước ta.
Đại diện của
Viettel cho biết, người dùng 5G chỉ cần khoảng 30 giây để tải xuống một video
HD có thời lượng một tiếng rưỡi. Trong tương lai, Viettel sẽ nâng cấp thêm các
trạm thu phát thử nghiệm trước khi triển khai chính thức trên cả nước.
Tốc độ mạng 5G
của VinaPhone và MobiFone: VinaPhone hiện đang áp dụng chương trình thử nghiệm
5G tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Để trả lời câu hỏi
mạng 5G nhanh như thế nào, một số đơn vị đã tiến hành đo đạc trong thực tế và kết
quả thu được khá khả quan với tốc độ cao nhất lên đến 1Gbps. Các thiết bị dùng
để thử nghiệm đều là smartphone cao cấp đến từ các thương hiệu lớn như Huawei
P40, OPPO Find X2 hay Asus ROG Phone 3. Về MobiFone, hiện nhà mạng này cho biết
sẽ áp dụng chương trình thử nghiệm 5G tại thành phố Hồ Chí Minh. Chúng ta sẽ
cùng chờ kết quả đo đạc thực tế trong thời gian tới.
5.4. Ưu, nhược điểm của mạng 5G
Ưu điểm
của mạng 5G
Sự xuất hiện của
mạng 5G hứa hẹn sẽ mang lại rất nhiều tiện ích và ứng dụng rộng rãi trong tương
lai. Sau đây mình sẽ nêu ra những ưu điểm nổi bật trên 5G so với 4G.
|
Mạng 5G |
Mạng 4G |
Tốc độ |
- Theo lý thuyết tốc độ 5G có
thể đạt đến 10 Gbp/s (gigabit mỗi giây) thậm chí cao hơn,
ngay cả ở vùng rìa phủ sóng, tốc độ vẫn có thể đạt từ 1 đến vài trăm Mbp/s. - Với tốc độ như thế này, người dùng
có thể tải bộ phim dài 2 giờ chưa được 10 giây. |
- Theo lý thuyết, tốc độ đạt 1
– 1.5 Gbp/s. - Nếu tải bộ phim 2 giờ sẽ mất khoảng
7 - 8 phút. |
Độ trễ |
- Độ trễ (ping) có
thể xuống tới 10 ms, thậm chí là bằng không trong điều kiện hoàn
hảo. - Độ trễ thấp giúp bạn chơi game đồ
họa sẽ có sự phản hồi ngay lập tức, bạn sẽ cảm thấy độ trễ thấp hơn rất nhiều
so với 4G. |
- Độ trễ (ping) là
khoảng 30 ms hoặc có thể cao hơn nếu trong điều kiện
không tốt. - Với điều kiện mạng không tốt, bạn
sẽ cảm nhận độ trễ rõ rệt trong khi chơi game hay lướt web. |
Hỗ trợ kết nối thiết bị |
Kết nối gấp 10-100 lần số lượng thiết
bị kết nối cùng một lúc như: - Điện thoại thông minh - Máy móc hạng nặng - Mạng cảm biến sử dụng trong các tòa
nhà, thành phố, nông trại,… - Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng => Kết nối các thiết bị cá
nhân người dùng và giữa các thiết bị máy móc với nhau. Giảm
thiểu tuyệt đối tình trạng gián đoạn giữa các thiết
bị. |
- Quá nhiều thiết bị cố gắng sử
dụng mạng ở một nơi có thể gây tắc nghẽn. - Cơ sở hạ tầng mạng không thể đối
phó với số lượng lớn thiết bị, dẫn đến tốc độ dữ liệu chậm hơn và thời gian
trễ để tải xuống lâu hơn. => Khó kiểm soát được
tình trạng gián đoạn, chuyển mạng giữa các thiết bị. |
Khả năng truyền tín hiệu |
Để không bị nhiễu sóng, phần mềm
trong ăngten sẽ truyền tín hiệu tập trung tới các thiết bị. |
Gây hao phí tài nguyên do truyền tín
hiệu được phân tán xung quanh, kể cả không có thiết bị kết nối. |
Một số
trở ngại của mạng 5G
Mạng 5G phải sử
dụng sóng siêu âm với tần số cao nhưng chúng không thể đi xuyên qua tường, mái
nhà. Trong khi, bước sóng của mạng 4G lại có khả năng vượt qua các chướng ngại
vật tốt hơn mạng 5G. Do đó, vấn đề giải quyết tình trạng này cho mạng 5G có thể
là sự xuất hiện độ phủ của những ăng-ten thu sóng.
5G là kẻ thủ của
thời lượng pin, các thiết bị chạy mạng 5G sẽ có tốc độ hao pin nhanh khi sử dụng
4G. Điều này sẽ sớm được khắc phục nhờ vào những cải tiến mới đến từ các nhà
làm chip di động cũng như công nghệ sản xuất pin mới với dung lượng cao.
Phát triển cơ
sở hạ tầng cần chi phí cao. Các thiết bị cũ sẽ không hỗ trợ 5G vì thế cần cần
được thay thế để có thể sử dụng mạng 5G.
Những
lợi thế của 5G so với 4G
5G có tốc độ kết nối nhanh hơn so
với 4G LTE bởi phạm vi phủ sóng rộng hơn và sử dụng công nghệ vô tuyến tiên tiến
hơn. Nó cũng có độ trễ ít hơn 4G làm cho những ứng dụng sẽ ít giật “lag” hơn.
Nói đơn giản, 5G có tốc độ upload/download dữ liệu nhanh hơn rất nhiều so với
các công nghệ cũ.
5.5. Tốc độ kết nối của 5G
Trên lý thuyết,
5G có thể download với tốc độ tối đa trong khoảng từ 1 tới 10 GB/s với độ trễ
chỉ 1 mili giây. Còn thực tế, tốc độ download trung bình của 5G tối thiểu là 50
Mb/s với độ trễ 10 mili giây. Nhanh hơn rất nhiều nếu so với tốc độ download
trung bình hiện tại của 4G là 15 MB/s và độ trễ 50 mili giây.
Tốc độ cao hơn
đã khiến cho 5G tách biệt khỏi bất kì kiểu 4G LTE nào yêu cầu các dải tần số
sóng milimet cao. Những dải tần số cao này có băng thông rất lớn, vì thế nó có
thể đảm bảo kết nối của tất cả mọi người trong một không gian rộng lớn như ở
sân vận động. Để làm được điều này phải phụ thuộc vào MIMO (nhiều đầu ra, đầu
vào) khổng lồ và định hướng chùm sóng.
Trạm 5G
Ở các trạm 4G
thông thường có 12 ăng-ten để truyền và nhận dữ liệu. Nhờ vào MIMO khổng lồ mà
trạm 5G cơ bản có thể hỗ trợ lên tới 100 ăng-ten. Mặc dù những dải tần số sóng
milimet cao này rất dễ để chặn và nhiều ăng-ten có thể gây nhiễu lớn hơn, định
hướng chùm sóng sẽ được sử dụng để xác định tuyến tối ưu nhất cho mỗi người
dùng đã kết nối, cũng như giúp giảm nhiễu và tăng cơ hội cho những tín hiệu dễ
bị chặn sẽ đến được người nhận.
Trạm 5G mini
Mạng lưới 4G
LTE được xây dựng bằng số ít những cột ăng-ten lớn xây cách nhau hàng dặm. Còn
với 5G thì sẽ yêu cầu nhiều hộp nhỏ kết nối với nhau. Những trạm 5G mini này có
thể được đặt trên đỉnh đèn giao thông hoặc đặt ở cạnh hai bên giữa các tòa nhà
cách nhau vài chục tới vài trăm mét.
Về mặt logic
mà nói thì việc xây dựng một hệ thống như thế này chắc chắn sẽ là một thách thức
vì sẽ rất tốn kém và mất nhiều thời gian để thực hiện.
5.6. Một số chuyện bên lề của 5G
Nếu bạn đang sử
dụng điện thoại LTE và bạn cảm thấy LTE đã cung cấp đủ tốc độ bạn cần thì không
nhất thiết bạn phải đổi sang 5G ngay lập tức. Vì 5G sẽ chỉ cung cấp tốc độ
nhanh hơn và độ trễ thấp hơn LTE. Tương lai của 5G là những lĩnh vực như xe hơi
không người lái, chơi game VR không dây, remote điều khiển robot,…Tuy vậy có thể
mất một thời gian để 5G có thể mang lại lợi ích rõ ràng cho tất cả mọi người. Sau
cùng thì mạng lưới 5G sẽ bổ sung vùng phủ sóng cho cả 4G và LTE, đồng thời hoạt
động song song để đảm bảo tốc độ kết nối của người dùng nhanh nhất có thể ở bất
kì đâu.
Dù cơ sở hạ tầng
hiện tại chưa đạt đến tốc độ tối đa của kết nối mạng 5G. Nhưng trong tương lai,
tin rằng công nghệ này sẽ phát triển mạnh mẽ nhờ hội tụ quá nhiều ưu điểm vượt
trội so với 4G. Với vị thế là quốc gia đang sớm bắt kịp tốc độ phát triển của
5G, tin rằng Việt Nam sẽ sớm triển khai 5G trên phạm vi toàn quốc và đem đến trải
nghiệm internet tốc độ cao chưa từng có trên smartphone. Bạn có thể đón đầu
công nghệ 5G ngay từ lúc này bằng cách lựa chọn cho mình một chiếc điện thoại hỗ
trợ 5G có chất lượng tốt và phù hợp với bản thân.
6. Tương lai của 6G?
Theo Samsung
White Paper, ITU (International
Telecommunication Union – Liên minh Viễn thông Quốc tế) sẽ “xác định tầm nhìn
6G" vào năm 2021. Tiêu chuẩn này có thể sẽ được hoàn thiện vào năm 2028 và
các sản phẩm 6G đầu tiên dự kiến sẽ ra mắt vào thời điểm đó. Đồng thời, 6G cũng
được dự đoán là sẽ bắt đầu phổ biến vào năm 2030 nhằm đáp ứng những kỳ vọng mà
5G đã bỏ sót.
0 comments:
Đăng nhận xét