2022-12-16

Thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên Không gian mạng (P2)

Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt là Internet, mạng xã hội, trong những năm trở lại đây, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản có nhiều hình thức mới, đa dạng với phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn. Dưới đây và một số thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã từng diễn ra và có thể sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới. Chia sẻ với các bạn để cùng nâng cao nhận thức, tuyệt đối không để bị rơi vào bẫy của các đối tượng nhé.

1. Lừa đảo cài đặt ứng dụng “BỘ CÔNG AN”:

Các đối tượng sử dụng công nghệ VoIP (gọi điện thoại qua Internet) với các đầu số +0096; +0088... để gọi điện, giả danh cơ quan thực thi pháp luật, thông báo người dân có liên quan đến các vụ án đặc biệt nghiêm trọng (ma túy, rửa tiền, nộp phạt vi phạm giao thông...), chúng làm giả các lệnh bắt, khởi tố của cơ quan Công an để đe dọa, sau đó yêu cầu nạn nhân sử dụng điện thoại hệ điều hành Android để tải và cài đặt ứng dụng có tên “BỘ CÔNG AN” do các đối tượng cung cấp, Sau khi cài đặt, giao diện ứng dụng có hình ảnh “Công an hiệu” kèm chữ “BỘ CÔNG AN”, có các trường để điền thông tin như: tên đăng nhập, mật khẩu, tàỉ khoản Ngân hàng, họ tên, số CMND...

Sau khi cài đặt ứng dụng, các quyền quan trọng để quản lý thiết bị, như: nhận, đọc, soạn, gửi tin nhắn SMS; mở khóa thiết bị; bật tắt mạng Internet, truy cập wifi; đọc, ghi danh b; đọc, ghi lịch sử cuộc gọi, thực hiện cuộc gọi; đọc, ghi bộ nh; thông tin thiết bị đều bị đối tượng kim soát, đặc biệt, các tin nhắn, cuộc gọi đến máy nạn nhân đều được ngầm chuyển thông tin về máy chủ của đối tượng, không hiến thị trên điện thoại nạn nhân nên nạn nhân không hề hay biết.

Để chiếm đoạt tài sản, các đối tượng lừa đảo thường sử dụng một số cách  thức như sau: Yêu cầu bị hại tự nhập thông tin tài khoản, mật khẩu vào các trường thông tin trên ứng dụng, toàn bộ d liệu này lập tức được chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, sau đó, các đối tượng truy cập tài khoản, chuyển tiền đi để chiếm đoạt; Yêu cầu bị hại tự đăng ký các tài khoản ngân hàng mới do bị hại tự đứng tên, rút tiền từ các tài khoản khác để nộp vào tài khoản mới, hoặc yêu cầu bị hại tất toán các sổ tiết kiệm, các khoản đầu tư..., chuyển vào tài khoản mới lập. Khi đó, các đối tượng âm thầm theo dõi nội dung tin nhắn, tự thực hiện khôi phục mật khẩu tài khoản, tự đăng ký các dịch vụ Internet Banking, Smart Banking, thay đối hạn mức giao dịch của tài khoản, sau đó truy cập tài khoản, chuyn tiền đi để chiếm đoạt.

Đây là tội phạm có tổ chức, hoạt động xuyên quốc gia, có sự phân công nhiệm vụ chặt chẽ, trong đó, các đối tượng người Đài Loan - Trung Quốc giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu chuẩn bị công cụ như app ứng dụng, máy móc; các đối tượng người Việt Nam được thuê để tìm kiếm danh sách bị hại, gọi điện lừa đảo, thu mua tài khoản ngân hàng rác phục vụ hoạt động nhận, chuyn tiền phạm pháp: dòng tiền lừa đảo thường được chia nhỏ luân chuyển qua nhiêu tài khoản khác nhau, sau đó, thông qua các sàn giao dịch tiền ảo, tiền kỹ thuật số (Binance, Remitano,...) hoặc dịch vụ đi tiền bất hợp pháp tại các tỉnh giáp biên giới Trung Quốc như Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh... để chuyển ra nước ngoài nhanh chóng, khó truy vết, dần đến công tác xác minh, điều tra gặp rất nhiều khó khăn.

Về cách nhận biết, phòng ngừa:

Hiện nay Bộ Công an chưa xây dựng và triển khai hệ thống App ứng dụng điện thoại thông minh. Trang thông tin chính thức của Bộ Công an là Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an chỉ sử dụng 02 tên miền chính thức là: http://mps.gov.vnhttp://bocongan.gov.vn, mọi tên miền khác nhân danh Bộ Công an đều là giả mạo. Lực lượng Công an khi cần làm việc với công dân để xác minh bất kỳ nội dung gì đều có giấy mời hoặc giấy triệu tập có ghi rõ nội dung cần làm việc, thời gian, địa điểm, có dấu và chữ ký của người có thẩm quyền, không thực hiện bất kỳ nội dung gì liên quan đến công tác điều tra qua điện thoại. Nên nếu người dân nhận được các cuộc gọi đề nghị cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để điều tra đều là lừa đảo.

2. Đánh cắp thông tin tài khoăn mạng xã hội hoặc thông tin bảo mật ngân hàng đế phục vụ mục đích chiếm đoạt tài sản:

Tội phạm thường thông qua thủ đoạn mạo danh là cán bộ ngân hàng yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin tài khoản, thẻ ngân hàng, ví điện tử, mã PIN, OTP để xử lý sự c liên quan đến các dịch vụ ngân hàng; xác minh nguồn tiền lớn đang chuyển cho nạn nhân...

Thủ đoạn mạo danh nhân viên các công ty có uy tín (hoặc người quen) thông báo trúng thưởng (hoặc nhờ gửi nhận tiền) rồi gửi mail/tin nhắn chứa link truy cập vào website giả mạo có thiết kế giống với trang chủ của ngân hàng, yêu cầu nạn nhân nhập thông tin tài khoản, thẻ ngân hàng, ví điện tử, mật khẩu, mã OTP. Sau đó, đối tượng sử dụng các thông tin trên để đăng nhập vào tài khoản của nạn nhân và thực hiện lệnh chuyển tiền, rút tiền khỏi tài khoản.

Thủ đoạn đăng tải các đường link có tính chất gây sốc, tò mò, thu hút sự chú ý của người xem (liên kết đến các trang website) có chứa mã độc, khi đến các trang web đó sẽ yêu cầu đăng nhập tài khoản mạng xã hội (Facebook, Zalo...), cung cấp thông tin người dùng, tài khoản ngân hàng, ví điện tử... Qua đó, các tin tặc sẽ khai thác thông tin trên, đánh cắp và chiếm quyền sử dụng các tài khoản trên để phục vụ mục đích xấu như bán thông tin người dùng, nhắn tin cho bạn bè, người thân vay mượn tiền, nhờ mua thẻ điện thoại...

Về cách nhận biết, phòng ngừa:

Theo quy định, các ngân hàng không yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin tài khoản, thẻ ngân hàng, ví điện tử, mã OTP hoặc bất kỳ thông tin cá nhân của khách hàng qua mail/tin nhắn hay gọi điện thoại; không tò mò nhấn vào các đường link lạ, tuyệt đối không cung cấp các thông tin tài khoản ngân hàng cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào thông qua các cuộc gọi, đường link gửi bng mail/tin nhắn. Nếu người thân, bạn bè nhắn tin vay mượn tiền qua các mạng xã hội thì gọi điện thoại trực tiếp cho người đó để xác minh thông tin chính xác trước khi chuyển tiền.

3. Huy động vốn vi lãi suất cao, tội phạm thường có các thủ đoạn:

Giả là công ty, tập đoàn lớn trên thế giới, quảng cáo đang thực hiện các dự án, lôi kéo nhiều người tham gia đầu tư, huy động vốn với lãi suất cao. Người tham gia phải cài đặt ứng dụng do công ty này tạo ra và chuyển tiền vào tài khoản của công ty để mua một hoặc nhiều gói đầu tư; khi truy cập vào ứng dụng sẽ thấy lợi nhuận tăng dần theo kỳ hạn gửi. Ban đầu, “công ty” có thể quy đi tài khoản thành tiền để trả cho một số người; tuy nhiên, sau một thời gian huy động được số tiền lớn, các đối tượng tuyên bố phá sản, giải thể và đánh sập ứng dụng chiếm đoạt tiền. Nạn nhân không đòi được quyền lợi vì đây chỉ là các công ty, tập đoàn giả không được công nhận hoạt động tại Việt Nam.

Thực chất của thủ đoạn lừa đảo này là vay tiền của người sau trả cho người trước, lôi kéo được càng nhiều người thì được càng nhiều “hoa hồng”... Do đó, người tham gia trước sẽ trở thành “kẻ môi giới” thực hiện các hành vi “mồi chài”, lôi kéo những người thân, quen cùng tham gia.

Về cách nhận biết, phòng ngừa:

Nâng cao cảnh giác với những thủ đoạn huy động vốn và cho hưởng lãi suất cao; tìm hiểu thật kỹ về thông tin các dự án, các đơn vị, công ty muốn đầu tư và chỉ nên đầu tư vào các công ty đã được cấp phép hoạt động, Khi nghi ngờ một trường hợp nào đó, người dân chỉ cần sử dụng Google để tìm kiếm các thông tin liên quan đến giấy phép kinh doanh tại Việt Nam, nếu không được cấp phép hoạt động thì có nguy cơ cao là lừa đảo.

4. Lừa đảo làm quen qua mạng xã hội.

Thông qua điện thoại hoặc các trang mạng xã hội như: Zalo, Facebook... txưng là người nước ngoài, làm quen tán tỉnh yêu đương và giới thiệu có gói hàng (thường là Đô la Mỹ) gửi về, sau đó có người tự xưng là cán bộ Hải quan sân bay thông báo muốn nhận được gói hàng phải chuyến tiền để làm thủ tục.

Đối với hình thức lừa đảo này các đối tượng sẽ sử dụng MXH Zalo hoặc Facebook kết bạn, làm quen với bị hại trước, sau đó chủ động tạo mối quan hệ thân mật và đưa ra các thông tin thể hiện người đó là người có điều kiện về kinh tế, giàu có, làm vị trí cao trong ngành quân đội và hứa hẹn sẽ gửi quà tặng cho phía bị hại. 

Sau đó một thời gian các đối tượng lừa đảo sẽ gọi điện thoại đến cho bị hại và giới thiệu là cán bộ Hải quan và thông báo cho bị hại biết là có người từ nước ngoài gửi quà có giá trị lớn đến cho phía bị hại và yêu cầu phía bị hại phải nộp tin thuế trước khi nhận hàng. Các đối tượng sẽ câu kéo bị hại với nhiều lý do, do hàng quá trọng lượng, là tiền mặt, vàng... nên cần phải nộp các loại phí và yêu cầu bị hại chuyển tiền.

Về cách nhân biết, phòng ngừa

Người dân cần cảnh giác cao với thủ đoạn này, thủ đoạn này thường tập trung đánh vào những người ở một mình, thiếu thốn tình cảm, và đánh vào lòng tham của mỗi người. Khi tham gia các trang mạng xã hội cần thận trọng khi kết bạn, làm quen với người lạ, không tin tưởng những lời hứa hẹn của người không quen.

Khuyến cáo:

- Nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo của tội phạm mạng, tuyệt đối không truy cập các trang thông tin không chính thống, không cài đặt các phần mềm, ứng dụng từ nguồn không chính thống.

- Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội. Thường xuyên thay đổi và đảm bảo độ mạnh của mật khẩu (kết hợp chữ hoa, chữ thường, s và ký tự đặc biệt). Không chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân trên mạng xã hội, hay các thông tin không được xác thực, không click vào các đường link lạ.

- Không cung cấp các thông tin cá nhân, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng của mình cho các đối tượng mà mình không quen biết. Thận trọng soát và kiểm tra kỹ thông tin trước khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền. Đồng thời có biện pháp bảo vệ các tài khoản ngân hàng, tài khoản cá nhân để tránh bị các đối tượng lợi dụng, chiếm đoạt.

- Thận trọng khi nhận các thư điện tử, kiểm tra k địa chỉ thư điện tử nhận được xem có đúng là thư điện tử của người mình quen biết gửi đến hay không, không nhấp vào liên kết hoặc mở tệp đính kèm trong thư điện tử mà không muốn nhận hoặc đến từ người gửi không xác định. Chỉ mở thư điện tử hoặc tải xuống phần mềm ứng dụng từ các nguồn đáng tin cậy.

- Không cho mượn, cho thuê các giấy tờ cá nhân có liên quan như: Căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc thẻ ngân hàng, không nhận chuyển khoản ngân hàng hay nhận tiền chuyển khoản của ngân hàng cho người không quen biết.  

- Không tham gia vào các trang web đẩu tư tiền ao, đa cấp, tr lãi cao không rõ nguồn gốc trên mạng.

- Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đào chiếm đoạt tải sn thì kịp thời thông báo cho Ngân hàng, Cơ quan Công an để được tiếp nhận và hướng dn giải quyết.

Nguồn: Internet

Share:

Related Posts:

0 comments:

Đăng nhận xét

Bài Đăng Nổi Bật

hội đồng quản trị, hội đồng thành viên

  I. Tìm hiểu về hội đồng quản trị và hội đồng thành viên Link tham khảo: https://luatvietnam.vn/doanh-nghiep/chu-tich-hoi-dong-quan-tri-v...

Tổng Số Lượt Xem Trang

47

Bài Đăng Phổ Biến