Hệ thống chính trị nước ta có nhiều quy định về thể thức và kỹ thuật
trình bày văn bản cho từng chủ thể. Có hai hệ thống văn bản lớn là văn bản của
Đảng và văn bản quản lý nhà nước. Hai hệ thống văn bản có những điểm giống nhau
và có những điểm khác nhau về thể thức và kỹ thuật trình bày.
Đối với văn bản của Đảng, thực hiện theo Quy định số 66-QĐ/TW ngày 06tháng 02 năm 2017 của Ban chấp hành Trung ương về “thể loại, thẩm quyền ban
hành và thể thức văn bản của Đảng”;
Hướng dẫn số 36-HD/VPTW ngày 03 tháng 4 năm 2018 của Văn phòng Trung ương
Đảng “thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Đảng”.
Văn bản của Đảng có 33 thể loại. Trong đó: 25 loại hình văn bản: Cương
lĩnh chính trị; Điều lệ Đảng; Chiến lược; Nghị quyết; Quyết định; Chỉ thị; Kết
luận; Quy chế; Quy định; Thông tri; Hướng dẫn; Thông báo; Thông cáo; Tuyên bố;
Lời kêu gọi; Báo cáo; Kế hoạch; Quy hoạch; Chương trình; Đề án; Phương án;
Dự án; Tờ trình; Công văn; Biên bản. 08 loại hình văn bản, giấy tờ hành
chính: Giấy giới thiệu; Giấy chứng nhận; Giấy đi đường; Giấy nghỉ phép; Phiếu
gửi; Giấy mời; Phiếu chuyển; Thư công.
Đối với văn bản quản lý nhà nước, gồm có văn bản quy phạm pháp luật, văn
bản hành chính và văn bản chuyên ngành.
THỂ THỨC, KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
Một số điểm cần lưu ý khi soạn thảo văn bản
theo Hướng dẫn số 36-HD/VPTW và Nghị định số 30/2020/NĐ-CP
Khi soạn thảo văn bản của Đảng và văn bản hành chính nhà nước, người biên soạn phải thực hiện theo Hướng dẫn số 36-HD/VPTW và Nghị định số 30/2020/NĐ-CP để đảm bảo đúng nội dung, thể thức và kỹ thuật trình bày. (Phần căn cứ ban hành văn bản: Trong văn bản đảng không in nghiêng, văn bản hành chính thì in nghiêng)
0 comments:
Đăng nhận xét