GPU được viết tắt của từ Graphics
Processing Unit, là đơn vị xử lý đồ họa. Đây là một công cụ được sử dụng trong
lĩnh vực thiết kế đồ họa. Trong lĩnh vực đồ họa, GPU và CPU có cách thức hoàn
toàn khác nhau. Tuy nhiên chúng lại có mối liên hệ vô cùng mật thiết với vi xử
lý trung tâm.
Link tham khảo:
Tại đây.
VGA (card mànhình) là gì? Các loại VGA? Cách chọn VGA
Việc xử lý đồ họa game và phần mềm là điều không hề dễ dàng đối với CPU. Chính vì thế, GPU đã xuất hiện giúp cải thiện những khó khăn mà CPU gặp phải. Nhờ có sự hỗ trợ từ GPU mà người dùng có thể thỏa sức chơi game cực mượt. Đồng thời có thể tạo ra những bản thiết kế đồ họa dễ dàng hơn bao giờ hết. Qua đó có thể thấy GPU có vai trò to lớn đối với con người trong thời đại ngày nay.
GPU được trang bị
mức năng suất vận hành lớn nên có thể tiếp nhận rất nhiều dữ liệu. Làm được điều
này là do GPU có cấu trúc xử lý song song. Chính vì thế mà GPU được đông đảo
dân thiết kế đồ họa ưa chuộng sử dụng.
Bên cạnh đó bộ
vi xử lý này còn có khả năng tương thích với các hệ thống nhúng, ipad, điện thoại
thông minh.... Chưa hết, GPU còn được gắn trên các bo mạch chủ hay card đồ họa.
Tuy nhiên cách nhận biết GPU rõ ràng nhất chính là trong máy tính.
Chức năng nổi bật của GPU
Như đã nêu ở
trên, GPU được ra đời nhằm giúp khắc phục những khó khăn mà CPU gặp phải. Theo
đó, GPU và CPU hoạt động song song và tương trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Vậy
chức năng chính nổi bật của GPU là gì?
+ GPU giúp giảm
tải lượng công việc lớn cho CPU. Từ đó giúp tiết kiệm thời gian tối ưu để tạo
ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất.
+ Việc ứng dụng
công nghệ render kết hợp GPU giúp đem lại hình ảnh đồ họa vô cùng sắc nét. Nhờ
đó mà GPU có khả năng nâng cao quá trình xử lý video và hình ảnh cực đỉnh.
Trong đó có các phần mềm được hỗ trợ từ GPU như: After Effects, Adobe Premiere,
Camtasia,...
+ GPU là công cụ
hữu ích trong việc vận hành các tựa game 3D cực mượt mà. Đồng thời nó còn giúp
các phần mềm kiến trúc hoạt động ổn định hơn.
+ GPU có khả
năng chia ra những lõi con khác nhau để xử lý hình ảnh trong vùng tam giác. Kể
cả những mặt phẳng phức tạp của vật thể, GPU cũng dễ dàng xử lý một cách nhanh
gọn. Đây là ưu điểm vượt trội mà CPU không thể thực hiện được.
So sánh sự khác nhau giữa CPU và GPU
Đều là bộ xử lý
vậy sự khác nhau giữa CPU và GPU là gì? Với những bạn trẻ đang tìm hiểu lĩnh vực
đồ họa, có lẽ chưa phân biệt được GPU với CPU. Đôi khi còn gặp khó khăn trong
việc sử dụng hai công cụ này. Về cơ bản sự khác nhau giữa GPU và CPU như sau:
Nhiệm
vụ
+ GPU có nhiệm vụ
chính là xử lý các mảng dữ liệu, tác vụ liên quan thiết kế đồ họa. Với sự phát
triển mạnh mẽ của công nghệ, GPU càng trở nên ưu việt hơn. Đây được xem là
phương thức hữu ích mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho người sử dụng. GPU được
đánh giá cao trong việc xử lý các ứng dụng vượt trội so với các con chip khác.
+ CPU - Central
Processing Unit được hiểu là bộ phận xử lý trung tâm/đơn vị xử lý trung tâm.
CPU được xem như đầu não quan trọng giúp phân tích và xử lý tất cả dữ liệu máy
tính.
Khả
năng xử lý dữ liệu
+ GPU ra đời còn
được sử dụng để xử lý các nguồn thông tin song song. Đây là tính năng vượt trội
mà kỹ thuật xử lý hình ảnh đang cần đến. Theo thống kê có đến hơn 80% linh kiện
bán dẫn của GPU được dùng để tính toán dữ liệu.
+ CPU được sử dụng
trong việc tiếp nhận và điều khiển các mảng thông tin khác nhau. Trong đó, GPU
chỉ là một phần để hỗ trợ cho CPU nhưng không thể làm việc thay cho CPU.
Phân loại GPU phổ biến hiện nay
Sau khi hiểu được
GPU là gì? Cùng Sforum tiếp tục tìm hiểu 2 loại GPU được sử dụng chính hiện nay
là: GPU rời và GPU tích hợp. Mỗi một loại GPU sẽ có những nhiệm vụ và ưu điểm
khác nhau. Cụ thể:
GPU
tích hợp
Hiện nay, GPU
tích hợp chiếm phần lớn và được ưa chuộng bởi nhiều người dùng. GPU tích hợp được
nhúng vào CPU để làm nhiệm vụ thay vì đi kèm với card đồ họa riêng. Việc kết hợp
với CPU cho khả năng giảm thiểu tiêu hao năng lượng và chi phí tối ưu. Đồng thời
nhờ đó mà hệ thống cũng vận hành một cách đơn giản, trơn tru hơn rất nhiều.
GPU tích hợp còn
kết hợp với RAM cho sức mạnh xử lý càng nhân đôi mạnh mẽ hơn nữa. Từ đó có thể
xử lý các vấn đề về hình ảnh, tốc độ phân giải một cách nhanh chóng. Kể cả những
ứng dụng liên quan đến lĩnh vực thiết kế đồ họa cũng trở nên dễ dàng hơn.
Nhờ ưu điểm vượt
trội của GPU tích hợp mà người dùng sẽ có những trải nghiệm tuyệt nhất. Hình ảnh
và chuyển động của đồ họa được hiện lên sống động, rõ nét hơn bao giờ hết.
GPU rời
Đúng như tên gọi, GPU rời là con
chip hoạt động riêng biệt được gắn trong khe cắm PCI Express. GPU Tích hợp có
thể hoạt động tốt trên nhiều máy tính. Tuy nhiên với những phần mềm có nguồn
tài nguyên lớn, GPU rời phù hợp hơn để xử lý công việc. GPU rời có thể tăng
tính năng xử lý với lượng tiêu hao năng lượng và tạo nhiệt. Thông thường, GPU rời
sẽ yêu cầu làm mát để tăng hiệu quả làm việc cao hơn.
Vai trò của GPU trên điện thoại thông minh
GPU có vai trò
vô cùng quan trọng trên các thiết bị di động thông minh. GPU điện thoại là giải
pháp hữu dụng giúp các tựa game hoạt động tốt hơn. Tốc độ phân giải và khung
hình cao sẽ giúp quá trình trải nghiệm được mượt mà hơn.
Bên cạnh đó, GPU
còn xử lý tốt các hiệu ứng và phần mềm của trò chơi 3D đơn giản. Điều này có
nghĩa là các tựa game 3D có hình ảnh sống động và chân thực, rõ nét.
Ứng dụng của GPU trong đời sống
GPU là gì? Được ứng
dụng trong lĩnh vực nào? Là thắc mắc của nhiều bạn trong quá trình tìm hiểu.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, GPU còn rất nhiều
tiềm năng khai thác. Tính ứng dụng thực tế của GPU trong cuộc sống có thể kể đến
như:
Ứng dụng GPU trong game
Trong các tựa
game, GPU được ứng dụng vô cùng rộng rãi kể cả những quán net. Việc sử dụng như
vậy sẽ giúp đồ họa trong game trở nên mượt mà, hình ảnh sống động hơn. Trên thực
tế, những tựa game có hiệu năng lớn đều cần có sự hỗ trợ của GPU. Đặc biệt là
các dòng game như: Lol, PUBG hay Call of Duty.
Ứng dụng GPU trong đồ họa hình ảnh và video
GPU có tính ứng
dụng cao hơn cả đối với việc xây dựng các hình ảnh và video. Đây là một công việc
vô cùng quan trọng của những ai làm kỹ sư thiết kế đồ họa. Đối với việc xây dựng
video chất lượng cao, GPU có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý thông tin. Đặc biệt
trong quá trình làm video chất lượng 2K hay 4K thì GPU còn quan trọng hơn cả.
Quá trình xử lý và nâng cao hiệu ứng của video sẽ được nhanh nhạy mà không bị
giật lag.
Ứng dụng trong GPU khoa học, y khoa
GPU được xem là
công cụ hữu ích trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Cụ thể hơn GPU có
thể ứng dụng trong lĩnh vực điện tử, nghiên cứu khoa học, y khoa, thăm dò dầu
khí, mô hình tài chính... Có thể nói, GPU chính là một sản phẩm tuyệt vời đáng
mong đợi nhất. Việc tận dụng GPU để tạo ra nhiều kỹ thuật tiên tiến mới, làm việc
thay thế cho con người.
Cách lựa chọn GPU phù hợp cho laptop
Việc lựa chọn
GPU phù hợp cho máy tính có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình sử dụng. Dưới đây
là một số tiêu chí lựa chọn GPU cho máy tính mà bạn có thể tham khảo:
Bo mạch
chủ cần có khe cắm PCI-e x16
Để GPU có thể hoạt
động tốt trên máy tính thì bo mạch chủ cần có khe cắm PCI-e x16. Do hầu hết các
nhà sản xuất đều thiết kế GPU có đầu nối là PCI-e x16.
Kích
thước chiều dài của GPU
Bạn cần kiểm tra và lựa chọn kích
thước của GPU phù hợp với trường máy tính. Như vậy mới có thể đáp ứng được mục
đích và nhu cầu trong quá trình sử dụng. Nếu bạn mua GPU không phù hợp thì bạn
sẽ phải mất thêm chi phí đổi.
Mức
nguồn mà GPU hỗ trợ
GPU cần phải đảm bảo nguồn điện kết
nối tương thích với máy tính. Có 3 trường hợp sau đây:
+ Nếu GPU ở mức
thấp thì nên chọn nguồn máy tính từ 300W – 400W.
+ Nếu GPU ở mức
tầm trung thì nên chọn nguồn máy tính từ 400W – 500W.
+ Riêng cấu hình
GPU của hai thương hiệu AMD và NVIDIA thì nên chọn nguồn máy tính từ 700W.
Một số thương hiệu GPU được sử dụng phổ biến
GPU
Adreno Series
GPU Adreno thuộc
sở hữu bởi công ty bán dẫn Qualcomm đến từ Mỹ. GPU được sử dụng chủ yếu trong
các thiết bị thuộc đơn vị xử lý Snapdragon. Trước đây, Adreno còn có tên gọi cũ
là Imageon. Đây là cái tên được sử dụng khi nó được thiết kế bởi thương hiệu
ATI Technologies. Sau này đã được thương hiệu AMD mua lại rồi bán cho Qualcomm.
GPU
Mali
GPU Mali thuộc sở
hữu bởi thương hiệu thiết kế vi xử lý có tên Advanced RISC đến từ Anh. Tập đoàn
này được ra đời vào năm 1990 và nổi tiếng trong giới công nghệ. Các sản phẩm nổi
tiếng được tích hợp GPU Mali như: MediaTek, Exynos... Ưu điểm nổi bật của chúng
đó là tiêu hao điện năng ít giúp giảm thiểu chi phí.
Lời kết
Bài viết trên đây là những thông tin giải đáp về GPU là gì và tính ứng dụng thực tế của GPU trong đời sống. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về GPU. Hãy theo dõi Sforum để có thêm nhiều thông tin hữu ích và hay ho hơn về thế giới công nghệ nhé. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi.
0 comments:
Đăng nhận xét