1. Giải mã ý nghĩa, ký hiệu tên của các hậu tố CPU Intel
Intel là một loại chip phổ biến trên thị trường và chiếm khoảng hơn 85% thị phần hiện nay. Để giúp người dùng biết được điểm đặc trưng của dòng chip thì mỗi CPU Intel đều sẽ có một hậu tố. Hậu tố (suffix) là ký hiệu cuối cùng trong tên của một dòng CPU Intel, được hãng ký hiệu bằng các chữ cái khác nhau (thường là chữ cái đầu trong ý nghĩa của hậu tố đó). Hậu tố chip Intel sẽ đứng cuối cùng trong quy cách đặt tên theo công thức: Tên vi xử lý = Intel Core + Tên dòng CPU + Số thứ tự thế hệ + Hậu tố chip Intel.
Các dòng CPU Intel hiện nay:
Dòng
CPU Intel |
Dòng
sản phẩm |
Xung
nhịp |
Nhu
cầu |
Intel
Core |
Core i3 |
2.1GHz - 4GHz |
Dòng chip phổ thông cho người dùng gia đình và
văn phòng với công việc cơ bản như duyệt web, xử lý văn bản, xem phim, chơi
game nhẹ nhàng |
Core i5 |
2.4GHz - 4.2GHz |
Dòng chip tầm trung, thích hợp cho cả công việc
và giải trí như chơi game, chỉnh sửa hình ảnh ở mức độ cơ bản, và làm việc với
các ứng dụng đa nhiệm |
|
Core i7 |
2.3GHz - 4.7GHz |
Dòng chip cao cấp, thích hợp cho các công việc
đòi hỏi cấu hình nặng như chỉnh sửa video, thiết kế đồ họa, và chơi game ở mức
độ cao |
|
Core i9 |
2.5GHz - 6.0GHz |
Dòng chip siêu cấp, thích hợp cho các nhiệm vụ nặng
như chơi game ở mức cực cao, làm việc với các ứng dụng xử lý 3D, và làm việc
với các công cụ AI |
|
Core X-series |
1.7GHz - 4.8GHz |
Dòng chip mới nhất, thích hợp cho các nhiệm vụ nặng
như chơi game ở mức cực cao, làm việc với các ứng dụng xử lý 3D, thiết kế đồ
họa, edit video… |
|
Intel
Pentium |
|
1.1 GHz - 3.5 GHz |
Phù hợp với người dùng có nhu cầu sử dụng đơn giản,
nhẹ nhàng như xử lý các phần mềm, nghiệp vụ văn phòng cũng như xem phim, nghe
nhạc, lướt web |
Intel
Celeron |
|
1.1 GHz - 2.7 GHz |
Phù hợp với học sinh, sinh viên, với những tác vụ
đơn giản, xử lý công việc văn phòng như soạn thảo văn bản trên Word,
Excel,... và xem phim, lướt web |
Intel
Xeon |
|
2.6 GHz - 3.5 GHz |
Dòng chip chuyên dụng cho máy chủ và các trạm làm
việc chuyên nghiệp, thích hợp cho các nhiệm vụ cần độ ổn định cao và xử lý đa
nhiệm nặng. |
Cách đặt tên của Intel
Tên chip Intel
được đặt tên theo quy ước:
Tên thương hiệu - Dòng sản phẩm - Số thứ tự thế hệ CPU - Số ký hiệu sản phẩm (SKU) - Hậu tố (Đặc tính sản phẩm).
Trong đó:
Tên thương hiệu
Tên CPU của
Intel thường bắt đầu bằng tên thương hiệu của bộ xử lý, đại diện cho dòng sản
phẩm mà bộ xử lý thuộc về. Các dòng bộ xử lý Intel phổ biến nhất thường có tiền
tố là Intel Core hoặc thương hiệu mới - Intel Processor, là dòng sản phẩm thay
thế cho Intel Pentium và Intel Celeron từ năm 2023.
Intel Processor
được xem như là dòng sản phẩm phân khúc giá rẻ. Trong khi đó, bộ xử lý Intel
Core cung cấp hiệu suất nhanh hơn và một số tính năng đặc biệt không có ở các
mô hình Intel Processor. Bên cạnh đó, dòng bộ xử lý Intel Xeon cung cấp hiệu suất
cao cấp hơn, phù hợp cho máy chủ và máy trạm dùng trong các doanh nghiệp và tổ
chức.
Dòng chip của thế hệ
Thương hiệu con
là một phần của tên CPU trong dòng bộ xử lý Intel Core, điều này không áp dụng
cho các dòng bộ xử lý Intel Pentium và Intel Celeron. Hiện tại, dòng bộ xử lý
Intel Core bao gồm các thương hiệu con i3, i5, i7, và i9. Số chỉ báo dòng chip
càng cao thì cho hiệu suất càng mạnh mẽ. Chẳng hạn, trong cùng một thế hệ CPU +
cùng đặc tính (hậu tố), i9 sẽ cung cấp hiệu suất cao hơn i7, i7 sẽ vượt trội
hơn i5 và i5 sẽ mạnh hơn i3.
Tuy nhiên có một
lưu ý là dòng CPU Intel Core i3 N sẽ theo quy ước đặt tên N-series, không bao gồm
thế hệ của CPU.
Số thứ tự của thế hệ ra mắt
Sau tên thương
hiệu là chỉ số mô tả sự phát triển của CPU. Đối với hầu hết các dòng CPU Intel
Core, thế hệ của CPU được thể hiện trong số model.
Khi số model của
CPU có ba hoặc bốn chữ số, hai chữ số đầu tiên sẽ chỉ ra thế hệ của CPU. Ví dụ,
một CPU với số model 9700 thuộc thế hệ thứ 9, trong khi một CPU với số model
12800 thuộc thế hệ thứ 12.
Số ký hiệu sản phẩm
Số ký hiệu sản
phẩm (SKU) biểu thị cho hiệu năng của mỗi sản phẩm. Nói đơn giản hơn là nó thể
hiện qua tốc độ xung nhịp của bộ vi xử lý.
Ví dụ: Core
i7-8700 tốc độ xử lý sẽ mạnh và ấn tượng hơn Core i7-8565.
Chi tiết ý nghĩa ký tự từng hậu tố
Trên laptop
Hậu
tố |
Tên |
Ý
nghĩa |
G1-G7 |
Graphics level |
Tích hợp bộ xử lý đồ họa thế hệ mới |
G |
Graphics on package |
Kèm card đồ họa rời |
H |
High performance graphics |
Hiệu năng cao (có thể sử dụng đến tối đa 45W) |
U |
Ultra-low power |
Tiết kiệm pin, ít tỏa nhiệt (thường sử dụng khoảng
15W) |
P |
Mid-range performance |
Sức mạnh vừa phải, mức độ tiêu thụ điện nằm giữa
chip U và H |
Q |
Quad-Core |
Lõi tứ |
Trên PC
Hậu
tố |
Tên |
Ý
nghĩa |
F |
Requires discrete graphics |
Không được trang bị GPU (card đồ họa), cần trang
bị VGA rời để xuất hình |
K |
Unlocked |
Mở khóa xung nhịp, hỗ trợ ép xung, tăng hiệu suất |
HK |
High performance optimized for mobile, unlocked |
Hiệu năng cao, mở khóa xung nhịp, hỗ trợ ép xung,
tăng hiệu suất |
M |
Mobile |
Chip dành cho điện thoại, các laptop business hiện
đại, mỏng nhẹ |
Q |
Quad-Core |
Lõi tứ |
HQ |
High performance optimized for mobile, quad core |
Hiệu năng cao, 4 nhân thực |
MQ |
Mobile, Quad-Core |
Chip di động lõi tứ |
E |
Embedded |
Lõi kép tiết kiệm điện |
S |
Special (Performance - optimized lifestyle) |
Phiên bản đặc biệt (Tối ưu hóa hiệu suất) |
T |
Power-optimized lifestyle |
Tối ưu điện năng tiêu thụ |
2. Một số hiểu lầm thường gặp khi chọn mua
laptop: Cứ Core i7 là mạnh
Cứ i7 là mạnh,
hay có đồ họa rời là tốt, MacBook khó dùng hơn Windows.... là một số vấn đề mà
người chọn mua laptop thường gặp phải.
Hiểu lầm kinh điển: Cứ laptop i7 là mạnh
Ngay cả nhiều
người đã sử dụng qua nhiều chiếc laptop vẫn có thể mắc phải hiểu lầm này. Đúng
là so sánh cùng thế hệ, cùng một dòng chip thì thông thường i7 mạnh hơn i5, i5
mạnh hơn i3, nhưng nếu xét chung tất cả sản phẩm thì mọi chuyện lại khác.
i5-8265U thế hệ
thứ 8 mạnh hơn nhiều so với i7-7500U thế hệ thứ 7. Vì giữa hai thế hệ này Intel
đã tăng gấp đôi số nhân vật lý cho cả i5 lẫn i7. Đó là sự khác nhau giữa các thế
hệ chip.
Và cho dù là
cùng thế hệ thì các dòng lại có sự khác nhau, dòng Y yếu hơn U, U lại yếu hơn
H. Trước đây dòng Y của Intel được đặt tên là m3, m5, m7 nhưng gần đây đều gọi
chung là i3, i5, i7 và phân biệt bằng hậu tố Y, U, H. Dòng Y chủ yếu được trang
bị cho những mẫu máy mỏng, nhẹ, 2 trong 1, ví dụ MacBook Air 2018 và 2019 là
Core i5-8210Y.
Dòng U phổ biến
nhất trên hầu hết sản phẩm trên thị trường. Hiện tại mạnh nhất của dòng U là
i7-10710U thuộc thế hệ 10 Comet Lake với 6 nhân vật lý. Dòng H và một phiên bản
tùy biến từ dòng H là HK (có thể ép xung) thường được trang bị cho laptop
gaming, đồ họa, máy trạm di động.
Và cho dù là
cùng một thế hệ, cùng một dòng, không phải lúc nào i7 cũng mạnh hơn i5. Lý thuyết
là đúng như vậy, nhưng hiệu suất thực tế còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tản
nhiệt, cách tối ưu của các hãng laptop. Trong nhiều bài đánh giá hiệu năng i5
dòng trên dòng sản phẩm Dell XPS 13 thậm chí cao hơn một số mẫu trang bị i7
cùng dòng cùng thế hệ trên những mẫu máy rẻ hơn.
Chính vì vậy,
khi chọn mua laptop bạn nên trải nghiệm trực tiếp tại cửa hàng, hoặc tìm thêm
các bài đánh giá hiệu năng thực tế sản phẩm bạn quan tâm chứ không nên chỉ nhìn
vào cái mác i7.
Laptop có card rời luôn tốt
Ở những thế hệ
Intel cũ, đồ họa tích hợp quá yếu điều này có thể đúng. Nhưng hiện tại cả CPU
Intel lẫn AMD trên laptop đều có đồ họa tích hợp khá mạnh, đáp ứng hầu hết công
việc văn phòng lẫn đồ họa 2D.
Ở mức Photoshop
không quá chuyên sâu, và chỉ làm hình 2D, không đụng đến 3D thì card đồ họa rời
hoàn toàn không cần thiết. Ngay cả khi dựng phim bằng Premiere với những file
video H264 ở Full HD card rời cũng quá quan trọng, chỉ cần nhiều RAM là được.
Việc trang bị
thêm đồ họa rời sẽ làm máy nóng hơn, tốn pin hơn và với những chiếc máy văn
phòng, nếu không có nhu cầu chơi game hay đồ họa 3D, dựng phim quá nhiều thì thực
sự không nên mua những chiếc máy có card đồ họa.
Màn hình độ phân giải cao là tốt
Độ phân giải cao
đồng nghĩa với chất lượng hiển thị sắc nét hơn, nhưng chưa chắc đã cho trải
nghiệm tốt hơn. Tốt hay không còn phụ thuộc vào tấm nền, chất lượng hiển thị
màu sắc, độ sáng, độ tương phản… Có nhiều mẫu laptop Full HD nhưng sử dụng tấm
nền chất lượng thấp khi sử dụng trong thời gian dài rất mỏi mắt, màu sắc hiển
thị sai, trải nghiệm đôi khi tệ hơn cả màn hình HD.
Ngoài ra, với những
dòng laptop 13 - 14 inch, thậm chí là 15 inch thì 2K hay 4K không thực sự cần
thiết, khác biệt về độ nét không quá rõ ràng nhưng thời lượng pin lại giảm đáng
kể.
Chỉ ưu tiên CPU, RAM và SSD chưa được quan tâm đúng mức
Một chiếc máy chạy
i3-8145U nhưng được trang bị 8GB RAM, 256GB SSD PCIe mang đến trải nghiệm tuyệt
vời hơn nhiều so với một chiếc laptop i5-8250U, ổ cứng HDD trong hầu hết tác vụ
văn phòng. Từ việc khởi động nhanh, không bị full disk, mở nhiều ứng dụng, nhiều
tab Chrome không bị văng…
Vì vậy, cùng một
chi phí các bạn cần cân đối giữa CPU, RAM, SSD sao cho hợp lý. Nếu những chiếc
laptop có khả năng nâng cấp RAM, SSD thoải mái thì còn có thể nâng cấp về sau,
nhưng nhiều mẫu máy tính đóng chết RAM lên main hoặc chỉ có một thanh RAM thì vẫn
nên ưu tiên ngay từ đầu.
Không quan tâm đến bàn phím, touchpad
Những bạn chưa
có nhiều kinh nghiệm khi mua máy tính rất dễ bỏ qua yếu tố này. Nhưng các bạn
có thể không biết rằng sau cấu hình và màn hình thì bàn phím, touchpad rất quan
trọng với trải nghiệm.
Một bàn phím tốt
không chỉ giúp bạn nhập liệu nhanh hơn, chính xác hơn mà còn giúp bạn đỡ mỏi
tay khi sử dụng lâu. Khi chọn bàn phím cũng nên để ý đến hàng phím số, chỉ nên
chọn những mấy có phím số khi thực sự cần thiết như làm kế toán, chơi game… Còn
với đa số nhu cầu văn phòng ít cần đến phím số thì không nên chọn.
Bởi những bàn
phím có phần số thì bố cục phím sẽ bị lệch sang một bên, không cân xứng với màn
hình. Có lẽ chính vì vậy mà những chiếc MacBook 15 inch hay cả 16 inch mới nhất,
nhiều mẫu máy cao cấp như Dell XPS 15 đều không có bàn phím số.
Về Touchpad, nếu
chi phí cho một chiếc laptop dưới 20 triệu thì không thể đòi hỏi quá nhiều về yếu
tố này, nhưng nếu chọn mua những dòng máy cao cấp hơn hãy chú trong Touchpad.
Không chỉ để sử dụng điều khiển chuột mà Touchpad còn hỗ trợ nhiều thao tác đa
điểm rất hữu ích mà chuột rời khó lòng làm được. Cũng vì Touchpad mà MacBook được
rất nhiều người yêu thích.
macOS khó sử dụng hơn Windows
Thứ ngăn cản nhiều
người đến với MacBook nhất có lẽ là lẩm tưởng macOS khó sử dụng hơn Windows.
Trên thực tế, macOS dễ sử dụng hơn rất nhiều. Chỉ là đa số mọi người đều được
tiếp xúc với Windows trước nên thấy như vậy.
Chỉ mất khoảng 1
- 2 tuần làm quen bạn sẽ thành thạo macOS với rất nhiều ưu điểm khó tìm thấy
trên những máy Windows mà nếu chỉ nói không thì không thể cảm nhận hết được. Vì
vậy nếu bạn đang muốn thử chuyển qua MacBook thì đừng ngại ngần gì nhé.
Quá chú trọng thương hiệu
Apple, Dell hay
HP là những hãng máy tính nổi tiếng đến từ Hoa Kỳ được nhiều người tin dùng. Thế
nhưng có một sự thật khá phũ phàng là sự khác biệt phần lớn chỉ đến từ phân
khúc cao cấp, nơi mà những chiếc laptop này được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng,
quá trình sản xuất…
Còn ở phân khúc
tầm trung, phổ thông nhiều hãng vẫn giao cho các OEM Trung Quốc sản xuất hầu hết
công đoạn nên chất lượng sẽ không thực sự khác biệt nhiều với những sản phẩm của
các nhà sản xuất Đài Loan như Acer, Asus hay Lenovo của Trung Quốc.
Việc quá phụ thuộc
vào thương hiệu còn làm bạn khó lòng chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và
chi phí.
0 comments:
Đăng nhận xét