Thang máy được
phân chia thành rất nhiều loại tuỳ theo mục đích sử dụng, tải trọng, xuất xứ,
kích thước,… Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, thang máy cũng vận
hành sử dụng nhiều loại công nghệ truyền động khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ tổng
hợp 4 công nghệ thang máy phổ biến là cáp kéo, thuỷ lực, trục vít và chân
không.
1. Công nghệ thang máy cáp kéo
Đây có thể coi
là loại công nghệ thang máy được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Với công nghệ này,
cabin thang máy có thể di chuyển lên xuống là nhờ các sợi cáp kéo thông qua máy
kéo đặt trên đỉnh hoặc trong lòng giếng thang (tuỳ thuộc vào loại thang máy có
phòng máy hay thang máy không phòng máy).
Thang máy cáp
kéo gồm những bộ phận cơ bản sau: động cơ có gắn puly, đối trọng, cabin và cáp
kéo. Khi có tín hiệu đầu vào, hệ thống điều khiển sẽ nhận tín hiệu và phân
tích, sau đó thông tin được chuyển đến biến tần để điều khiển động cơ quay.
Cabin thang máy được gắn với đối trọng và quấn qua puly của động cơ. Khi động
cơ quay, puly sẽ xoay thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ, kéo cabin đi lên, đối
trọng đi xuống và ngược lại, từ đó đưa cabin tới vị trí gọi tầng.
Ưu điểm
của công nghệ cáp kéo:
– Thang máy sử
dụng công nghệ cáp kéo có tốc độ di chuyển nhanh (từ 45m/phút)
– Chi phí vừa
phải, phù hợp với túi tiền
Nhược
điểm của công nghệ cáp kéo:
– Cần không
gian để làm phòng máy và hố pít. Do đó không phù hợp với những công trình bị hạn
chế về không gian. Tuy nhiên hiện nay đã phát triển công nghệ thang máy cáp kéo
không phòng máy nên cũng đã tối ưu được diện tích lắp đặt hơn so với trước kia.
2. Công nghệ thang máy thuỷ lực
Công nghệ
thang máy thuỷ lực là loại có cabin chuyển động lên xuống nhờ hệ thống bơm thuỷ
lực.
Thang máy thuỷ
lực gồm những bộ phận chính sau: bể chứa chất lỏng, máy bơm hỗ trợ động cơ điện,
van giữa các xi-lanh và bể chứa. Khi cần đưa thang lên, máy bơm ép dầu từ bể chứa
theo đường ống vào các xi-lanh, khi van đóng lại tạo nên áp lực khiến chất lỏng
vào xi-lanh và đẩy Piston để nâng thang máy lên. Ngược lại, khi van mở dưới tác
động của trọng lượng cabin thang máy, các chất lỏng sẽ chảy từ từ lại bể chứa,
đưa cabin từ từ hạ xuống.
Ưu điểm
của công nghệ thuỷ lực:
– Hoạt động êm
ái, không gây tiếng ồn khó chịu (độ ồn chỉ khoảng 40dB)
– Tốc độ di
chuyển nhanh (khoảng 0,3m/s đến 0,6 m/s)
– Tiết kiệm
không gian và chi phí vì không phải xây dựng phòng máy, không cần làm hố pit hoặc
chỉ cần xây hố pit rất nhỏ.
– Độ bền, tính
an toàn cao, không sợ bị trượt, rơi cabin như thang máy cáp kéo
Nhược
điểm của công nghệ thuỷ lực:
– Có thể gây
ra hiện tượng rò rỉ dầu gây ô nhiễm môi trường
– Chi phí cao,
việc sửa chữa thay thế linh kiện thang máy cũng gặp khó khăn do loại thang máy
công nghệ thuỷ lực đều được nhập khẩu từ nước ngoài.
3. Công nghệ thang máy trục vít
Với công nghệ
thang máy trục vít, cabin thang máy di chuyển lên xuống nhờ bám vào một trục
vít thẳng đứng, sử dụng một mô-tơ gắn vào sàn nâng. Loại công nghệ này không được
ứng dụng nhiều trong thang máy chở khách, nếu có thì chỉ lắp đặt ở những thang
máy mini, thang máy gia đình phục vụ trong căn nhà nhỏ 2-3 tầng. Thay vào đó,
công nghệ trục vít thường được sử dụng để làm thang nâng hàng hoá cỡ nhỏ.
Thang máy trục
vít gồm có hệ thống động cơ điện, hệ thống trục vít và dây cu loa. Truyền động
trục vít sử dụng một trục xoắn dài dọc theo hành trình giếng thang, đai ốc gắn
với cabin. Còn động cơ điện thì được đặt trong giếng thang và kết nối với trục
vít bằng dây đai. Khi động cơ hoạt động làm trục vít xoay, đai ốc sẽ trượt và
nâng hạ cabin lên hoặc xuống theo trục vít.
Ưu điểm
của công nghệ trục vít:
– Thang máy
công nghệ trục vít cũng hoạt động êm ái
– Không cần
xây phòng máy, không cần hố pit hoặc hố pit rất nhỏ.
Nhược
điểm của công nghệ trục vít:
– Tốc độ di
chuyển chậm, khoảng 0,15m/s
– Đòi hỏi bảo trì,
bảo dưỡng, thay thế linh kiện thường xuyên hơn do hao mòn về cơ khí trong quá
trình sử dụng.
4. Công nghệ thang máy chân không
Công nghệ
thang máy chân không sử dụng một ống và hệ thống quạt hút phía trên để tạo
chênh lệch áp suất giúp đưa cabin thang máy chuyển động lên xuống. Loại này
không được sử dụng phổ biến, chỉ ứng dụng trong các căn nhà nhỏ 2-3 tầng.
Các bộ phận
chính của thang máy chân không bao gồm: máy bơm chân không, van trên cabin. Khi
muốn đưa cabin đi lên, máy bơm chân không sẽ tác động làm áp suất phía trên
cabin giảm xuống, áp suất ở dưới cabin cao hơn nên đẩy được cabin lên trên. Ngược
lại, máy bơm chân không sẽ làm chênh lệch áp suất theo chiều ngược lại để đưa
thang máy đi xuống.
Ưu điểm
của công nghệ chân không:
– Thiết kế trụ
tròn đẹp mắt, kích thước nhỏ gọn
– Không cần hố
pit, lắp đặt đơn giản, nhanh chóng
Nhược
điểm của công nghệ chân không:
– Bị hạn chế về
tải trọng và hành trình di chuyển
– Vận tốc chậm
– Chi phí lắp
đặt và vận hành cao
Trên đây là tổng
hợp 4 công nghệ truyền động thang máy hiện nay, trong đó phổ biến nhất là loại
thang máy cáp kéo được sử dụng trong hầu hết các công trình thang máy tải
khách, thang máy gia đình…
0 comments:
Đăng nhận xét