2022-11-15

Hướng dẫn cài đặt Windows không bao giờ bị lỗi

          Chắc hẳn không ít người đã từng cài đặt window cho máy tính của mình và có thể không phải lần nào cũng suôn sẻ, có khi gặp những lỗi cơ bản hay phức tạp mà ngay tại thời điểm đó chưa nghĩ ra. Sau đây mình xin chia sẻ một số cách cài đặt Window và sửa một số lỗi theo kinh nghiệm của mình:        

          Trước hết, để cài đặt window các bạn phải nắm vững một số kỹ năng về tùy chỉnh trong BIOS, về chuẩn ổ cứng của máy là MBR hay GPT, từ đó tạo một chiếc USB Boot theo chuẩn Legacy hay UEFI, định dạng USB là FAT32 hay NTFS để không bị lỗi?

          1. MBR và GPT

Hai chuẩn MBR và GPT được sử dụng cho ổ cứng và trợ giúp việc phân vùng trên ổ cứng máy tính.

MBR:

MBR – Viết tắt của Master Boot Record (dịch nôm na là bản ghi quản lý khởi động) là một chuẩn quản lý thông tin ra đời vào 1983 cùng thời điểm với IBM PS DOS 2.0. Nhưng cho đến thời điểm hiện nay nó vẫn được sử dụng rất nhiều. MBR có thể hỗ trợ cho các ổ cứng có dung lượng tối đa 2 TB (2000 GB) và có thể hỗ trợ tối đa 4 phân vùng trên ổ đĩa.

+ Ưu điểm

·        Ưu điểm lớn nhất giúp MBR còn tồn tại chính là khả năng tương thích cao.

·        MBR tương thích với mọi nền tảng Windows hiện nay và đại đa số máy tính.

+ Nhược điểm

·        MBR chỉ làm việc với các ổ đĩa kích thước từ 2 TB trờ xuống và hiện nay dung lượng của ổ cứng ngày càng cao đây có thể là nguyên nhân khiên MBR gần như chắc chắn bị đào thải trong tương lai.

·        Ngoài ra MBR chỉ hỗ trợ số lượng phân vùng rất hạn chế (4 phân vùng). Nếu muốn nhiều phân vùng hơn, bạn phải thực hiện chuyển đổi 1 trong những phân vùng chính thành "extended partition" (phân vùng mở rộng) việc này sẽ gây khó khăn cho người dùng.

GPT:

GPT là viết tắt của GUID Partition Table. Đây là một chuẩn mới, đang dần thay thế chuẩn MBR. GPT liên kết với UEFI, UEFI đang thay thế cho BIOS cũ kĩ trên nhiều motherboard mới. Nó được gọi là GUID Partition Table bởi vì mọi phân vùng trên ổ đĩa của bạn có “nhận diện đơn nhất trên tổng thể” GUID (globally unique identifier).Chuẩn GPT không có những hạn chế như của MBR, chuẩn có thể hỗ trợ ổ cứng tới 256 TB và cho phép sử dụng tối đa 128 phân vùng trên ổ đĩa.

+ Ưu điểm

·        Là một chuẩn mới, thích hợp với các dòng máy tính đời mới hiện nay. Và giá thành của các ổ cứng dùng chuẩn GPT cũng thấp so với chuẩn MBR.

·        Bạn chỉ so sánh 2 chuẩn sẽ thấy đó chính là: Chuẩn GPT hỗ trợ lên đến 128 phân vùng Primary, hỗ trợ ổ cứng có kích thước cực lớn, có thể lên đến 256 TB – một con số quá khủng.

·        Tương thích với nhiều hệ điều hành khác chứ không riêng gì Windows, cụ thể là chuẩn GPT có thể sử dụng trên hệ điều hành mở Linux và cả hệ điều hành MAC OS X của Apple.

 

+ Nhược điểm

·        Khả năng tương thích không được đa dạng MBR, không phải máy tính nào cũng sử dụng được định dạng ổ cứng định dạng này. Nhất là những máy tính đời trước.

·        Chỉ hỗ trợ Windows nền tảng 64-bit, trên ổ cứng định dạng GPT bạn sẽ không cài đặt được Windows 32-bit.

Cách kiểm tra ổ cứng chuẩn GPT hay MBR

Bạn có thể nhận biết chuẩn MBR hay chuẩn GPT trong máy tính của mình bằng cách sử dụng lệnh diskpart trong Command Prompt rồi sau đó nhập tiếp list disk. Ở cột GPT ngoài cùng, nếu phân vùng của bạn có dấu sao thì ổ cứng của bạn theo chuẩn GPT. Đây là cách kiểm tra ổ cứng GPT hay MBR hiệu quả nhất.

Thông thường, MBR và BIOS (MBR + BIOS), GPT và UEFI (GPT + UEFI) đi đôi với nhau. Điều này là bắt buộc đối với một số hệ điều hành (ví dụ: Windows), nhưng lại là tùy chọn đối với những hệ điều hành khác (ví dụ: Linux). Khi chuyển đổi ổ đĩa hệ thống sang ổ GPT, hãy đảm bảo rằng bo mạch chủ của máy tính hỗ trợ chế độ khởi động UEFI. Một điều nữa là đa số các dòng máy từ 2010, đa số hỗ trợ chuẩn UEFI, từ 2015 trở đi chắc chắn 100% hỗ trợ UEFI. Đây là điều quan trọng cần chú ý khi tạo USB để cài đặt hệ điều hành Windows trên máy tính, nếu máy tính bạn hỗ trợ cả 2 chuẩn khởi động BIOS Legacy và UEFI thì các bạn có thể tạo USB Boot theo kiểu Legacy hay UEFI cũng đều được, nhưng cần chú ý đến chuẩn ổ cứng của máy tính là MBR hay GPT.

          2. Legacy và UEFI

          Legacy BIOS

LEGACY BIOS thường được gọi là BIOS truyền thống, ra đời vào năm 1975, là một phần mềm được lưu trữ trên một chip trên bo mạch chủ của máy tính và về cơ bản nó là một tập hợp các hướng dẫn chạy các thiết bị để khởi động hệ điều hành máy tính.

Khi bạn bật máy tính, các hoạt động của LEGACY được bắt đầu, nó giúp kiểm tra lỗi của bộ nhớ RAM và bộ vi xử lý trên máy tính của bạn:

+ Nó kiểm tra RAM bằng cách kiểm tra từng ngăn để xem tất cả có hoạt động bình thường hay không.

+ Sau khi kiểm tra bộ nhớ RAM và bộ vi xử lý, nó sẽ kiểm tra các thiết bị gắn trên máy tính như máy in, bàn phím, chuột… và sau đó kiểm tra các tuỳ chọn khởi động. Tuỳ chọn khởi động được kiểm tra theo thứ tự cấu hình trong LEGACY BIOS: Khởi động CD-ROM, Đĩa cứng, LAN…

+ Đây không phải là tất cả các chức năng của LEGACY, nó còn kiểm tra CMOS, các thiết lập khác về thời gian, ngày tháng và nạp các trình điều khiển thiết bị vào bộ nhớ máy tính. Tuy nhiên, tốc độ khởi động LEGACY BIOS không cao và không hổ trợ ổ cứng chuẩn GPT.

          UEFI

UEFI là từ viết tắt của Unifiel Extensibale Firmware Interface, là một phần mềm mở rộng hợp nhất dùng để kết nối phần mềm máy tính với hệ điều hành của nó. Được Intel phát triển nhằm cải thiện các hạn chế của LEGACY BIOS và tất nhiên nó sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn nhiều.

Chuẩn UEFI là sự thay thế tiên tiến hơn cho LEGACY và nó mang lại cho nó một loạt các chức năng hiện đại để đưa máy tính lên một tầm cao mới trong vài thập kỷ sau đó.

Giống như LEGACY, UEFI được cài đặt và là chương trình đầu tiên chạy khi máy tính được bật. Nó sẽ kiểm tra những thành phần, thiết bị phần cứng, kích hoạt các thành phần và đưa chúng vào hoạt động cùng hệ điều hành.

Đặc tính mới này của nó đã chỉ ra một số hạn chế của LEGACY BIOS, bao gồm các hạn chế về phạm vi phân vùng đĩa cứng và khoảng thời gian LEGACY mất để thực hiện nhiệm vụ của nó.

 

Ngoài ra, UEFI có thể lập trình được, các nhà phát triển các đã bỏ sung các ứng dụng và trình điều khiển, cho phép UEFI hoạt động như một hệ điều hành nhẹ.

UEFI hỗ trợ cho các phiên bản Windows 64-bit, phiên bản 32-bit từ Windows 8 trở lên. (Chắc các bạn cũng thắc mắc tại sao UEFI vẫn có thể khởi động vào Windows 7, mình không dám chắc, nhưng mình nghĩ bản Window 7 nguyên gốc của Microsoft sẽ không cài được trên chuẩn UEFI-GPT, những bản cài được là những bản Windows 7 đã được tùy chỉnh).

So sánh Legacy và UEFI

Legacy

UEFI

Giao diện người dùng đơn giản, thao tác bằng bàn phím

Giao diện đồ họa, thao tác chuột, phím dễ sử dụng

Chỉ hỗ trợ ổ cứng định dạng MBR

Hỗ trợ cả MBR và GPT

Không hỗ trợ ổ cứng lớn hơn 2TB

Hỗ trợ ổ cứng tối đa 18EB

Hỗ trợ tối đa 4 phân vùng chính (Primary)

Hỗ trợ tối đa 128 phân vùng chính

Khả năng bảo mật kém hơn

Bảo mật cao hơn


Một số ưu điểm của UEFI

Hệ thống khởi động nhanh hơn, hoạt động hiệu quả hơn, tích hợp sẵn khả năng nối mạng và các công cụ sửa lỗi cơ bản mà BIOS đang bị giới hạn nên sẽ tiết kiệm được thời gian khắc phục sự cố

Nếu BIOS không thể khởi động từ các đĩa cứng với dung lượng lớn hơn 2,2TB thì UEFI có khả năng quản lý thiết bị lưu trữ chính có dung lượng lớn.

Tích hợp sẵn khả năng nối mạng và các công cụ sửa lỗi cơ bản.

UEFI sử dụng bảng phân vùng GUID (Globally Unique IDentifier), kết hợp lại để thay thế cho cung mồi MBR và các phân vùng địa chỉ. GUID đem đến khả năng khởi động từ ổ đĩa cứng có dung lượng lớn cỡ 9,4ZB (zetabyte) – có thể coi gần như là vô hạn, gạt bỏ mọi lo lắng về quản lý ổ cứng dung lượng lớn.

Tóm lại:

+ Legacy BIOS và UEFI đều là giao diện phần mềm dùng để kiểm tra các thiết bị vào và ra trên máy tính, giữ máy tính hoạt động bình thường , giúp kết nối máy tính và hệ điều hành khi máy khởi động. Khi khởi động máy tính thì BIOS hoặc UEFI sẽ khởi tạo các thành phần phần cứng và khởi tạo hệ điều được lưu trữ trên ổ cứng sau đó máy tính sẽ được khởi động. 

+ Các máy tính dùng UEFI thường đi chung với chuẩn GPT và cũng có thể dùng với chuẩn MBR nữa (như mình đã nói ở trên, hệ điều hành Windows bắt buộc UEFI đi chung với GPT). Nhưng khuyến khích là UEFI + GPT. Do những ưu điểm của UEFI nên các máy tính mới ngày nay đều nên dùng chuẩn UEFI – GPT. Chỉ có những phần cứng rất rất cũ không hỗ trợ UEFI mới sử dụng Legacy – MBR.   

Cách kiểm tra máy tính sử dụng UEFI hay Legacy BIOS

Cách 1. Kiểm tra bằng cách sử dụng lệnh Msinfo32

Bước 1: Nhấn tổ hợp Windows + R để mở hộp thoại Run, nhập từ khóa msinfo32 ->  nhấn OK để mở cửa sổ System Information.

Bước 2: Trong hộp thoại System Information -> Tìm đến phần BIOS Mode để xem máy tính của bạn đang khởi động ở chuẩn nào.

Cách 2.      

Bước 1: Nhấn tổ hợp Windows + R -> Nhập từ khóa Diskpart -> Nhấn OK để mở hộp thoại.

Bước 2: Nhập lệnh list disk và nhấn Enter, xuất hiện một bảng chứa danh sách các ổ cứng máy tính.

Hãy nhìn vào cột GPT có dấu * thì tức là ổ cứng đó đang chạy theo chuẩn UEFI. Ở cột GPT, nếu sử dụng chuẩn UEFI thì định dạng ổ cứng là GPT còn nếu sử dụng chuẩn Legacy thì định dạng ổ cứng là MBR.

3. FAT32 và NTFS     

          Mỗi khi định dạng (format) một phân vùng, ổ cứng hay bất cứ thiết bị lưu trữ nào được kết nối với máy tính thì Windows sẽ cho bạn lựa chọn hệ thống tập tin (file system) là NTFS, FAT32 và exFAT. Thực chất, việc lựa chọn NTFS, FAT32 hay exFAT trước khi format một phân vùng, ổ đĩa rất quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến việc lưu trữ và sử dụng sau này của bạn. Mỗi loại đều có các ưu và nhược điểm riêng.

          3.1. Định dạng FAT32

FAT32 xuất hiện từ thời Windows 95 nhằm thay thế cho định dạng FAT16.

Ưu điểm: Tuy cũ nhưng lại rất phổ biến, hầu hết những ổ lưu trữ USB mà bạn mua về đều được format sẵn với định dạng FAT32 để đảm bảo sự tương thích cao, không chỉ với máy tính mà còn trên nhiều thiết bị khác: máy chơi game console, máy nghe nhạc hay các thiết bị có cổng USB.

Nhược điểm: Phân vùng được định dạng FAT32 sẽ không thể chứa được những tập tin có dung lượng cao hơn 4 GB, ngoài ra dung lượng của một phân vùng FAT32 bắt buộc phải nhỏ hơn 8TB. Dù hiện tại 8 TB vẫn còn khá lớn nhưng với những người dùng ổ cứng có dung lượng cao thì chắc chắn họ sẽ không lựa chọn FAT32.

Dù được sử dụng cực kỳ phổ biến trên những thiết bị lưu trữ USB ngoài nhưng định dạng FAT32 trên các ổ cứng máy tính ngày càng ít. Nếu có định dạng lại ổ cứng thì chúng tôi cũng khuyên bạn không nên chọn FAT32, nó thiếu một số điều khoản và các tính năng bảo mật hiện đại trên NTFS. Các phiên bản mới của Windows (từ Vista trở về sau) cũng không thể cài đặt được trên phân vùng FAT32, thay vào đó là NTFS.

Tính tương thích: Bất cứ phiên bản Windows, Linux hay Mac, máy chơi game console, thực tế là các thiết bị có hỗ trợ cổng USB đều đọc được phân vùng FAT32.

Giới hạn: Dung lượng file phải nhỏ hơn 4GB, kích thước phân vùng tối đa 8TB.

Phù hợp cho: Các thiết bị lưu trữ di động để đạt độ tương thích cao nhưng không cần lưu file có dung lượng lớn (trên 4 GB).

3.2. Định dạng NTFS

Khi cài đặt Windows thì mặc định ổ đĩa cài Windows của bạn sẽ là NTFS. Kích thước file và dung lượng tối đa của phân dùng dùng NTFS rất lớn về mặt lý thuyết. Hiện tại bạn không cần quan tâm đến vấn đề này làm gì. NTFS lần đầu xuất hiện trên Windows NT 3.1 và đến với người dùng cá nhân trên phiên bản thương mại của Windows XP.

Một số tính năng hiện đại của NTFS có thể kể đến là các tính năng về bảo mật như: Đặt quyền truy cập cho tập tin; Ghi nhận những thay đổi dữ liệu giúp dễ dàng phục hồi nếu máy tính gặp sự cố; Tạo các bản sao (copy) dành cho sao lưu (backup); Mã hoá (encryption); Đặt hạn ngạch đĩa (disk quota limit)... cùng một số tính năng khác. Chúng rất quan trọng cho các phân vùng hệ thống, đặc biệt là tính năng đặt quyền truy cập cho tập tin.

Phân vùng cài Windows của bạn buộc phải ở dạng NTFS. Ngoài ra, nếu bạn muốn dùng một phân vùng khác để cài phần mềm thì phân vùng đó cũng nên chọn NTFS.

Dù có nhiều tính năng hiện đại nhưng điểm trừ của NTFS đó là sự hỗ trợ khá hạn chế từ các nền tảng. NTFS tương thích với hầu hết các phiên bản gần đây của Windows, kể cả Windows XP. Song với một số hệ điều hành khác thì NTFS lại khá "khó chịu". Như Mac OS X chỉ có thể đọc chứ không thể ghi nội dung lên phân vùng NTFS. Hay một số phiên bản Linux có hỗ trợ ghi dữ liệu lên phân vùng NTFS nhưng một số khác thì không. Một số thiết bị phần cứng khác như máy chơi game PlayStation cũng không hỗ trợ, trong khi Xbox 360 của chính Microsoft cũng không tương thích với NTFS, chỉ hệ máy Xbox One mới hơn lại tương thích.

Tính tương thích: Dùng tốt với các phiên bản Windows mới, chỉ đọc được (read-only) đối với Mac, một số bản phân phối Linux có hỗ trợ ghi, nhưng một số thì không. Một số hệ thống khác (trừ Xbox One của Microsoft) cũng có thể không hỗ trợ NTFS.

Phù hợp cho: Phân vùng cài đặt Windows cũng như các phân vùng hệ thống trên máy tính.

3.2. Định dạng exFAT

exFAT được giới thiệu lần đầu vào 2006, nhưng nó vẫn được Windows XP và Windows Vista hỗ trợ thông qua các bản cập nhật. Đây là định dạng file system tối ưu dành cho các bộ nhớ flash. Được thiết kế dựa trên FAT32 nhưng exFAT lại không gặp nhiều hạn chế như định dạng cũ.

 

Giới hạn về kích thước file và ổ đĩa đã không còn trên exFAT (thực chất vẫn có nhưng về lý thuyết, con số đó rất lớn). Nếu ổ USB hoặc thẻ nhớ SD của bạn được format dưới dạng exFAT, bạn hoàn toàn có thể lưu được những file có dung lượng cao hơn 4 GB mà không gặp vấn đề gì. Đây thực sự là bản nâng cấp đáng giá của FAT32, cũng là sự lựa chọn tốt nhất cho các thiết bị lưu trữ ngoài nếu bạn vừa muốn có tính tương thích cao, vừa muốn được lưu trữ thoải mái.

Như đã nói ở trên, exFAT có tính tương thích cao hơn NTFS, các máy tính Mac hoàn toàn có thể đọc-ghi nội dung lên phân vùng exFAT hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, vẫn có một số hệ thống không hỗ trợ exFAT, như Xbox 360 hay PS3, riêng PS4 và Xbox One có hỗ trợ. Một số thiết bị máy tính cũ chỉ hỗ trợ FAT32 mà không hỗ trơ exFAT.

Tính tương thích: Dùng được với tất cả các phiên bản Windows, các phiên bản mới của Mac OS X, đòi hỏi phần mềm hỗ trợ trên Linux. Lượng thiết bị hỗ trợ exFAT nhiều hơn NTFS, nhưng một số thiết bị cũ có thể không hỗ trợ.

Phù hợp cho: Các ổ flash USB, ổ đĩa ngoài với nhu cầu lưu trữ các file dung lượng cao hơn 4 GB. Nếu chắc chắn các thiết bị của bạn đều hỗ trợ exFAT thì bạn nên format các thiết bị lưu trữ của mình dưới định dạng exFAT thay FAT32 để có trải nghiệm tốt nhất.

Tóm lại:

4. Một số cách cài Window với mọi máy

          4.1. Tạo USB Boot để cài window

          Các bạn có thể dùng phần mềm rufus hoặc bất cứ phần mềm tạo usb boot nào để tiến hành tạo USB Boot cài windows, chỉ cần chú ý đến định dạng của USB, chế độ Boot của máy (Legacy BIOS hay UEFI), chuẩn ổ cứng của máy (MBR hay GPT). Sau khi tạo xong thì tiến hành cài đặt bình thường.

          4.2.  Cài Windows trên môi trường WinPE

          Cài Windows trên môi trường WinPE là cách cài Windows tối ưu nhất hiện nay. Sau khi tạo USB Boot, các bạn muốn cài Windows theo chuẩn nào thì Boot vào WinPE theo chuẩn đó. Sau đó, vào phần mềm Partition Wizard để xóa và định dạng lại phân vùng cài đặt Window (MBR hay GPT) và Mount file ISO, chạy file setup tiến hành cài đặt bình thường.

          4.3. Cài đặt Windows trên ổ cứng

          Các bạn có thể cài đặt lại Window của mình mà không cần đến USB nếu Windows cũ vẫn sử dụng bình thường, các bạn chỉ cần giải nén file ISO ra, chạy file setup tiến hành cài đặt. Sau khi cài xong thì chỉ cần xóa thư mục Windows.old trên ổ C đi là được. Tuy nhiên, mình không khuyến khích các bạn cài theo cách này.

Share:

Related Posts:

0 comments:

Đăng nhận xét

Bài Đăng Nổi Bật

hội đồng quản trị, hội đồng thành viên

  I. Tìm hiểu về hội đồng quản trị và hội đồng thành viên Link tham khảo: https://luatvietnam.vn/doanh-nghiep/chu-tich-hoi-dong-quan-tri-v...

Tổng Số Lượt Xem Trang

45

Bài Đăng Phổ Biến