2024-11-26

Những công nghệ thang máy phổ biến hiện nay

Thang máy được phân chia thành rất nhiều loại tuỳ theo mục đích sử dụng, tải trọng, xuất xứ, kích thước,… Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, thang máy cũng vận hành sử dụng nhiều loại công nghệ truyền động khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 4 công nghệ thang máy phổ biến là cáp kéo, thuỷ lực, trục vít và chân không.

Share:

2024-11-08

Thời gian thay thế các lõi lọc nước Kangaroo

 

Tên lõi lọc

Thời gian thay thế

Chức năng

Lõi lọc số 1

Sau 3 - 6 tháng sử dụng

Lõi có cấu tạo từ sợi PP tạo khe hở 5 micromet, với chức năng ngăn chặn bùn đất, rỉ sét có thể nhìn thấy được.

Lõi lọc số 2

Sau 6 - 9 tháng sử dụng

Có cấu tạo từ than hoạt tính dạng xốp, giúp hấp thụ chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng và clo còn dư trong nước.

Lõi lọc số 3

Sau 6 - 9 tháng sử dụng

Có cấu tạo từ sợi PP tạo khe hở 1 micromet, nhằm lọc cặn, bùn đất và rỉ sét có kích thước >= 1 micromet.

Lõi lọc số 4

Sau 24 - 36 tháng sử dụng

Màng RO sản xuất tại Mỹ, tạo khe hở 0.0001 micromet giúp loại bỏ chất rắn, các ion kim loại nặng, vi sinh vật, vi khuẩn... làm cho nước trở nên tinh khiết như nước cất.

Lõi lọc số 5

Sau 24 tháng sử dụng

Lõi chứa than hoạt tính dạng xốp nén tích hợp vật liệu Nano Bạc. Có chức năng loại bỏ mùi clo trong nước, hỗn hợp chất độc, vi khuẩn có trong nước.

Lõi lọc số 6

Sau 12 tháng sử dụng

Lõi có hạt bóng bằng gốm có chức năng tăng lượng oxy trong nước, ngăn ngừa khô da và làm chậm quá trình lão hóa.

Lõi lọc số 7

Sau 12 tháng sử dụng

Với Alkaline có chức năng tạo ra nước kiềm tính (nước có độ pH 7.2 - 7.4), trung hòa axit dư thừa cân bằng độ pH an toàn với cơ thể.

Lõi lọc số 8

Sau 24 tháng sử dụng

Lõi lọc số 8 là đá Maifan có chức năng bổ sung thêm các khoáng chất như K, Mg, P, Ca... thiết yếu cho cơ thể.

Lõi lọc số 9

12 tháng sau khi sử dụng

Lõi lọc số 9 được làm từ các loại khoáng đá, với chức năng chống oxy hóa cao, giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính và hỗ trợ giảm mỡ trong máu…

Lõi lọc số 10

Sau 24 tháng sử dụng

Lõi lọc số 10 được cấu từ Nano Carbon giúp loại bỏ mùi hôi, chất bùn của nước, giúp tạo vị và mang đến nguồn nước sạch. Bên cạnh đó, còn giúp loại bỏ các chất độc hại, hạn chế phát sinh vi khuẩn và tái nhiễm khuẩn có trong nước.


Share:

Tổng hợp thông tin về dịch vụ chuyển vùng quốc tế

1. Chuyển vùng quốc tế (Roaming) là gì?

Chuyển vùng Quốc tế (CVQT/Roaming) là dịch vụ cho phép Khách hàng khi đi nước ngoài vẫn giữ được liên lạc bằng chính số máy điện thoại đang sử dụng mà không cần thay đổi SIM thông qua liên kết hợp tác giữa các nhà mạng viễn thông.

Để có thể làm được như vậy, thuê bao của bạn sẽ kết nối với mạng di động của quốc gia bạn ghé đến, nhờ sự liên kết của các nhà mạng Việt Nam với các nhà mạng quốc tế.

Những đối tượng sử dụng dịch vụ roaming có thể kể đến như:

- Người thường đi du lịch ngắn hạn nước ngoài.

- Doanh nhân đi công tác cần giữ liên lạc để trao đổi thông tin với đối tác tại Việt Nam.

- Du học sinh, lao động xuất khẩu cần duy trì số Việt Nam để giữ liên lạc với người thân, nhận tin nhắn quan trọng từ ngân hàng, dịch vụ công hay mã OTP.

Share:

2024-09-11

Tổng quan về tình hình sử dụng phổ tần số trong băng tần trung cho 4G LTE và 5G trên toàn cầu

(rfd.gov.vn)- Phổ tần số trong băng tần trung (Mid-band Spectrum) có tần số trong khoảng từ 1 GHz đến 6 GHz được các quốc gia trên thế giới đánh giá là phổ tần lý tưởng để triển khai các mạng di động, đặc biệt là 5G vì nó đáp ứng yêu cầu về phạm vi phủ sóng rộng và dung lượng mạng lớn.

1. Trên thế giới

Hiện nay, nhiều nhà khai thác di động của các quốc gia trên thế giới đã sử dụng phổ tần số trong băng tần trung để triển khai các mạng 4G LTE thương mại và phổ tần số này cũng đã được cơ quan quản lý phổ tần các nước cấp phép cho các nhà khai thác di động triển khai 5G.

Để triển khai các mạng di động (2G, 3G, 4G) nói chung và mạng 5G nói riêng thì các quốc gia trên thế giới đang tập trung vào 3 băng tần, đó là: Băng tần thấp (Low-band) có tần số dưới 1 GHz, băng tần trung (Mid-band) có tần số từ 1 GHz đến 6 GHz và băng tần cao (High-band hay còn gọi là băng mmWave) có tần số từ 24 GHz đến 100 GHz.

Mỗi băng tần đều có các đặc tính truyền sóng và cung cấp dung lượng mạng khác nhau. Phổ tần số trong băng tần thấp sẽ giúp các nhà khai thác di động có thể cung cấp phạm vi phủ sóng rộng nhưng dung lượng mạng thấp, nó phù hợp với việc phủ sóng di động ở các khu vực nông thôn, những nơi không cần dung lượng mạng lớn. Phổ tần số trong băng tần cao tuy hạn chế về phạm vi phủ sóng nhưng cho dung lượng mạng cực cao, nó phù hợp cho các khu vực “nóng”, nơi tập trung một lượng lớn người dùng, cần các dịch vụ tốc độ cao. Trong khi đó, phổ tần số trong băng tần trung được coi là phổ tần lý tưởng cho việc triển khai các mạng di động, đặc biệt là 5G vì nó có thể vừa cung cấp dung lượng lớn trong khi vẫn đảm bảo vùng phủ sóng rộng.

Hiện nay, một số băng tần chính trong băng tần trung đã được sử dụng cho mạng 4G LTE và 5G, bao gồm: 1700 MHz, 1800 MHz, 1900 MHz, 2100 MHz, 2300 MHz, 2600 MHz, 3300 MHz – 4200 MHz (băng tần C) và 4400 MHz – 5000 MHz, trong đó băng tần 1800 MHz được sử dụng nhiều nhất, tiếp theo là băng tần C và băng tần 2600 MHz.

Băng tần 1700 MHz (băng n4 AWS: 1710-1755 MHz UL/2110-2155MHz DL)

Băng tần 1700 MHz được sử dụng rộng rãi ở khu vực Châu Mỹ cho các mạng 4G LTE. Tổng số 75 nhà khai thác di động ở 23 quốc gia/vùng lãnh thổ đã được cấp phép băng tần này để triển khai mạng di động, trong đó ít nhất 54 nhà khai thác đã triển khai hoặc đang triển khai mạng trong băng tần này.

Băng tần 1800 MHz (băng n3:1710-1785MHz UL/1805-1880MHz DL)

Băng tần 1800 MHz được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới cho 4G LTE và gần đây đã bắt đầu được sử dụng một cách hạn chế cho 5G. Trong tổng số 421 nhà khai thác di động đã và đang đầu tư vào mạng 4G LTE hoặc 5G ở băng tần 1800 MHz thì có 383 nhà khai thác đã triển khai hoặc đang triển khai mạng trong băng tần này, 37 nhà khai thác đã được cấp phép hoặc đang lên kế hoạch triển khai mạng lưới và 1 nhà khai thác đã tiến hành các cuộc thử nghiệm.

159 quốc gia/vùng lãnh thổ đã cấp phép phổ tần này cho các nhà khai thác di động để triển khai mạng 4G LTE hoặc 5G, trong đó 156 quốc gia/vùng lãnh thổ đã triển khai hoặc đang triển khai mạng. Số liệu của GSA cho thấy, đến nay có 17 nhà khai thác đang đầu tư vào 5G trong băng tần 1800 MHz, bao gồm 7 nhà khai thác đang tích cực triển khai mạng 5G của họ trong băng tần này.

Băng tần 1900 MHz (băng n2: 1850-1910MHz UL/1930-1990 MHz DL và băng n25: 1850-1915MHz UL/1930-1995MHz DL)

Băng tần 1900 MHz được sử dụng cho mạng 4G LTE trong một số khu vực, với 25 quốc gia/vùng lãnh thổ đã ấn định phổ tần số trong băng tần này cho các nhà khai thác. Hiện nay, trên toàn cầu có tổng cộng 65 nhà khai thác di động đã  được cấp phép và đang đầu tư vào mạng 4G LTE ở băng tần 1900 MHz. Cho đến nay, GSA chưa xác định có bất kỳ nhà khai thác nào sử dụng băng tần này cho 5G.

Băng tần 2100 MHz (băng n1: 1920-1980MHz UL/2110-2170 MHz DL)

Mặc dù phổ tần số trong băng tần 2100 MHz đã được được sử dụng rộng rãi cho các mạng 3G trên toàn thế giới, bên cạnh đó nó cũng đã được triển khai trong mạng 4G LTE và hơn thế nữa gần đây là mạng 5G. Tổng cộng có 158 nhà khai thác đã và đang đầu tư vào 4G LTE hoặc 5G ở băng tần 2100 MHz, trong đó 98 nhà khai thác đã triển khai hoặc đang triển khai mạng của họ trong băng tần này, 53 nhà khai thác đã có giấy phép hoặc đang lập kế hoạch triển khai mạng và 7 nhà khai thác khác được biết là đã tham gia vào các cuộc thử nghiệm.

Băng tần này cũng đã được nhiều nhà khai thác di động quan tâm để triển khai mạng 5G. Số liệu của GSA cho thấy, hiện đã có 37 nhà khai thác đã và đang đầu tư để triển khai mạng 5G trong băng tần này, trong đó 20 nhà khai thác đã tiến hành triển khai mạng.

Băng tần 2300 MHz (băng n40: 2300-2400 MHz)

Số liệu của GSA cho thấy có 60 nhà khai thác di động ở 40 quốc gia/vùng lãnh thổ trên toàn thế giới đang đầu tư vào băng tần này, trong đó có khoảng 52 nhà khai thác đã triển khai mạng. Hiện tại, việc triển khai mạng 5G trong băng tần này còn rất hạn chế. Theo GSA, chỉ có 04 nhà khai thác đã và đang đầu tư vào băng tần này, trong đó 01 nhà khai thác đã triển khai thương mại, 01 nhà khai thác đã được cấp giấy phép và 02 nhà khai thác còn lại đã tiến hành các cuộc thử nghiệm.

Băng tần 2600 MHz (băng n7: 2500-2570MHz UL/2620-2690 MHz DL; băng n38: 2570 – 2620 MHz và băng n41: 2496 – 2690 MHz)

Băng tần 2600 MHz đã được các nhà khai thác sử dụng rộng rãi trong việc triển khai mạng 4G LTE và đang ngày càng được sử dụng phổ biến cho mạng 5G. Phổ tần số trong băng tần này sử dụng 2 phương pháp song công phổ biến trong các mạng di động, đó là FDD (ghép kênh phân chia theo tần số) và TDD (ghép kênh phân chia theo thời gian), trong đó phương pháp FDD sử dụng băng n7 (2500 MHz – 2570 MHz/2620 MHz – 2690 MHz) còn phương pháp TDD sử dụng các băng n38 (2570 MHz – 2620 MHz) và băng n41 (2496 MHz – 2690 MHz). Ở một số quốc gia/vùng lãnh thổ, chẳng hạn như Hoa Kỳ, sử dụng linh hoạt cả hai phương thức ghép kênh này.

Hiện nay, đoạn băng tần 2500 MHz - 2690 MHz được xem là phổ tần số phù hợp cho việc triển khai mạng 4G LTE hoặc 5G. Theo GSA, đoạn băng tần này đã được ấn định cho các nhà khai thác di động ở ít nhất 108 quốc gia/vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Riêng băng tần 2600 MHz sử dụng phương pháp FDD ở đoạn băng tần n7 có tổng cộng 240 nhà khai thác tại 94 quốc gia/vùng lãnh thổ đã và đang đầu tư vào 4G LTE, trong đó 237 nhà khai thác đã nắm giữ giấy phép, đã triển khai hoặc đang lập kế hoạch để triển khai mạng; 02 nhà khai thác đã tham gia vào các cuộc thử nghiệm và 01 nhà khai thác đã triển khai mạng 5G.

Băng tần 2600 MHz sử dụng phương pháp TDD hiện cũng đã được 108 nhà khai thác đầu tư vào việc triển khai 4G LTE, trong đó có 81 nhà khai thác đầu tư vào băng n38 (2570 MHz – 2620 MHz), 20 nhà khai thác đầu tư vào băng n41 (2496 MHz – 2690 MHz). Bên cạnh đó, băng tần 2600 MHz sử dụng phương pháp TDD cũng đang được các nhà khai thác di động quan tâm để đầu tư vào việc triển khai mạng 5G. Theo báo cáo của GSA, hiện có 17 nhà khai thác đã được xác định là đầu tư vào 5G trong băng tần này, trong đó 16 nhà khai thác sử dụng phổ tần số trong băng n41 và 01 nhà khai thác sử dụng băng n38.

Băng tần 3300–4200 MHz (hay còn gọi là băng tần C)

Trong khi phổ tần số trong băng tần C đang đóng vai trò ngày càng tăng trong các mạng 4G LTE thì nó cũng là lựa chọn hàng đầu của các nhà khai thác di động trong việc triển khai mạng 5G cho đến nay. GSA đã xác định có 264 nhà khai thác ở 70 quốc gia/lãnh thổ nắm giữ giấy phép cho phép họ triển khai mạng 4G LTE hoặc 5G trong băng tần C. Trong số đó, 105 nhà khai thác đang tích cực triển khai hoặc đã ra mắt mạng thương mại 5G sử dụng băng n77 (3400 – 4200 MHz) hoặc n78 (3300 – 3800 MHz).

Băng tần 4400–5000 MHz (băng n79)

Băng tần này không được sử dụng cho mạng 4G LTE nhưng đang được xem xét triển khai 5G tại các thị trường được lựa chọn. GSA xác định có 08 nhà khai thác đã đầu tư vào 5G ở băng tần này, trong đó 01 nhà khai thác đã triển khai thương mại, 04 nhà khai thác đang nắm giữ giấy phép, 01 nhà khai thác đang chạy thử nghiệm và 02 nhà khai thác đang thực hiện các bước thử nghiệm.

2. Băng tần 2G, 3G, 4G, 5G phổ biến tại Việt Nam

Băng tần 2G

Băng tần 2G tại Việt Nam trải từ 900 MHz đến 1800 MHz. Điện thoại hỗ trợ băng tần 900 MHz/1800 MHz sẽ có thể sử dụng được 2G ở Việt Nam.

Băng tần 3G

Băng tần 2100 MHz được các nước trên thế giới sử dụng phổ biến cho các mạng 3G, trong đó có Việt Nam.

Băng tần 4G

Các nhà cung cấp viễn thông di động tại Việt Nam thống nhất chọn băng tần 1800 MHz cho mạng 4G. Tuy nhiên, trong tương lai sẽ có thêm băng tần 2600 MHz sau khi các nhà mạng đã đấu giá băng tần thành công.

Băng tần 5G

Băng tần 2600 MHz ngày càng được sử dụng rộng rãi cho các mạng 5G tại Việt Nam.

Việt Nam hiện đang khai thác 5G ở băng tần sub-6, nghĩa là các dải băng tần thấp hơn 6GHz (6000 MHz). Ngoài ra, băng tầng 5G mmWave đã được cấp phép tại Việt Nam với dải tần từ 24,25 - 27,5 GHz tạo cơ hội cho phép băng tần mmWave tốc độ cao sẽ được sử dụng tại Việt Nam trong tương lai.

Tóm lại, khi mà việc thương mại hóa mạng 5G tiếp tục phát triển và nhu cầu băng thông tiếp tục tăng nhanh trong cả mạng 4G LTE và 5G, cơ quan quản lý viễn thông của các quốc gia trên thế giới vẫn đang tích cực làm việc để giải phóng nhiều hơn nữa phổ tần số cho các nhà khai thác di động.. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ khác đang bắt đầu lên kế hoạch để cấp phép phổ tần số trong băng tần trung cho 5G trong tương lai.

Share:

Tản mạn về IP

Một số hỏi đáp về địa chỉ IP (Nguồn: Sưu tầm – Internet)

1. Địa chỉ IP có thể tiết lộ những gì?

Rất ít.

Có một huyền thoại rằng ai đó có thể sử dụng một số loại dịch vụ sẽ cho họ biết vị trí chính xác của bạn. Giống như bạn đang đứng ở góc phố nào với điện thoại di động của mình, nếu họ biết địa chỉ IP.

Vâng, điều đó hoàn toàn vô lý.

Có các dịch vụ định vị địa lý cho địa chỉ IP, nhưng những gì chúng hiển thị là vị trí của chủ sở hữu địa chỉ IP (ISP). Đó không phải là bạn và điện thoại của bạn. Đó là vị trí của trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ không dây. Nó được thể hiện với độ chính xác cao nhưng không có độ chính xác nào. Nếu bạn may mắn, nó sẽ ở cùng một thành phố với bạn. Thường thì nó ở một tiểu bang khác cách bạn hàng trăm dặm.

Vậy nên hãy quên vị trí đi.

Ngoài ra, địa chỉ IP mà điện thoại của bạn sẽ hiển thị cho một trang web là địa chỉ IP công khai, không phải là địa chỉ IP nội bộ, không thể định tuyến của điện thoại. Địa chỉ IP công khai này được chia sẻ giữa hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn người dùng điện thoại di động khác có cùng công ty không dây. Vì vậy, điều này không tốt cho việc "theo dõi" mọi người.

Tôi có thể biết gì từ địa chỉ IP của bạn? Tôi sẽ biết công ty không dây nào thực sự cung cấp dịch vụ cho bạn. Nghĩa là, nếu dịch vụ của bạn thực sự đến từ Verizon, tôi sẽ biết bạn là khách hàng của Verizon hoặc một công ty nào đó ký hợp đồng với Verizon. Điều này có thể được sử dụng để dọa bạn trả cho tôi rất nhiều tiền để được bảo vệ.

Một khi tôi biết tên bạn và biết bạn đang ở thành phố nào, tôi có thể thử tìm ra địa chỉ nhà bạn. Nếu tôi nghĩ bạn ở đó, chẳng hạn như vào cuối buổi tối hoặc sáng sớm, tôi có thể nói với bạn rằng tôi biết bạn đang ở đâu và có thể nhìn thấy mọi thứ bạn đang làm.

Trên thực tế, tôi có thể ở một quốc gia khác và không có cách nào đến nhà bạn. Nhưng nếu tôi có thể khiến bạn nghĩ rằng tôi chỉ ở ngay dưới phố, bạn sẽ sợ hãi và sẽ trả tiền cho tôi.

Vì vậy, mọi thứ có thể bắt đầu bằng việc ai đó tìm ra địa chỉ IP và sau đó tìm ra thành phố bạn đang ở và công ty điện thoại di động bạn đang sử dụng. Từ đó, bầu trời là giới hạn.

2. Làm thế nào bạn có thể tìm ra địa chỉ IP của ai đó bằng cách trò chuyện trên bất kỳ trang web mạng xã hội nào?

Không, điều này là không thể. Địa chỉ IP được sử dụng để giao tiếp giữa hai máy tính, nhưng mọi giao tiếp trên Facebook đều được trung gian bởi máy chủ của Facebook. Vì vậy, khi bạn gửi tin nhắn trò chuyện, tin nhắn đó sẽ được gửi đến máy chủ của Facebook với địa chỉ IP của bạn trong tin nhắn nhưng khi tin nhắn được gửi trở lại, chỉ có địa chỉ IP của máy chủ Facebook nằm trong phản hồi. Có thể Video Chat thiết lập kênh giao tiếp trực tiếp giữa máy tính của bạn và máy tính của người dùng khác, nhưng tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu đó là cách chúng tôi xây dựng nó (trường hợp gọi thoại hoặc video qua OTT có thể thiết lập kênh riêng, nên có thể lấy được địa chỉ IP người gửi hoặc gọi).

Email có phần bất thường ở chỗ theo truyền thống, địa chỉ IP của bạn được đưa vào dưới dạng siêu dữ liệu trong tin nhắn email, mặc dù email đã đi qua hai máy tính từ xa trước (một máy chủ SMTP và một máy chủ POP/IMAP). Các máy chủ webmail dữ liệu hiện đại (Gmail, Yahoo Mail, Hotmail) đã chấm dứt quy ước đó bằng cách loại bỏ thông tin đó vì nó không phục vụ nhiều mục đích và tiết lộ thông tin không cần thiết mà người gửi không biết là đã bị tiết lộ (đặc biệt là vì IP có thể ánh xạ sơ bộ đến các vị trí địa lý).

3. Làm thế nào bạn có thể tìm ra địa chỉ IP của ai đó bằng cách trò chuyện trên bất kỳ trang web mạng xã hội nào?

Quá trình này khác nhau đối với các nền tảng khác nhau như Windows, Mac, Linux, Android, iOS, v.v.

1.    Gọi cho người đang trò chuyện mà bạn muốn tìm địa chỉ IP.

2.    Hãy để người đó trả lời bạn.

3.    Trong Command Prompt, nhập netstat -a hoặc nếu bạn đang sử dụng bất kỳ messenger nào để trò chuyện thì hãy sử dụng netstat -nbt. Bây giờ, command prompt sẽ hiển thị tất cả Địa chỉ IP của máy tính và Địa chỉ IP của Người nhận.

Share:

2024-09-10

Hướng dẫn 02 cách chuyển cuộc gọi MobiFone sang số khác đơn giản, nhanh chóng


Chuyển cuộc gọi MobiFone là một dịch vụ rất cần thiết để duy trì kết nối, không bị ngắt quãng giữa chừng hay bỏ lỡ bất cứ cuộc gọi nào. Chuyển cuộc gọi MobiFone (Call Forward) là dịch vụ cho phép người dùng chuyển tiếp cuộc gọi từ thuê bao này sang thuê bao khác cùng hoặc khác nhà mạng. Như vậy, khi điện thoại hết pin hoặc nằm ngoài vùng phủ sóng vẫn có thể nhờ người khác nhận cuộc gọi giúp.

Share:

Chuyển hướng cuộc gọi – Tất cả nhà mạng

1. Chuyển hướng cuộc gọi là gì?

Chuyển hướng cuộc gọi (Call Forward) là dịch vụ cho phép thuê bao di động đó chuyển hướng cuộc gọi đến cho một số điện thoại khác có thể là thuê bao di động hoặc cố định nội mạng hay ngoại mạng tùy ý.

Một số trường hợp nên thực hiện cài đặt chuyển hướng cuộc đó là: 

- Khi thuê bao đang bận có cuộc gọi đến nhưng chưa thực hiện xong.

- Chuyển hướng cuộc gọi với tất cả số máy khi không muốn nghe bằng số điện thoại hiện tại.

- Chuyển hướng cuộc gọi khi không trả lời khi điện thoại đổ chuông ba lần 15s nếu bạn không trả lời, cuộc gọi chuyển tới số khác.

- Nếu thuê bao chủ động tắt máy không liên lạc được.

- Khi thuê bao nằm ngoài vùng phủ sóng.

Share:

Cảnh báo thủ đoạn lợi dụng tính năng chuyển cuộc gọi để đánh cắp mã OTP

Thời gian gần đây xuất hiện hiện tượng tội phạm lợi dụng tính năng chuyển hướng cuộc gọi (Call Forwarding) của nhà mạng để đánh cắp mã OTP các dịch vụ của người dùng.

Theo cảnh báo, kẻ gian thường giả danh là nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng, ngân hàng, ví điện tử để gọi cho khách hàng hướng dẫn sử dụng dịch vụ hay giải quyết sự cố bất kỳ và yêu cầu người dùng có các thao thác xác nhận trên máy điện thoại.

Share:

Tìm hiểu luật Tố tụng hình sự

            1. Giấy mời là gì?

Giấy mời là loại giấy được sử dụng trong những trường hợp cơ quan công an, tòa án hay nói chung là các cơ quan tiến hành tố tụng mời những người có liên quan hoặc biết về vụ việc đến làm việc nhằm thu thập thông tin, làm rõ những nội dung có liên quan đến vụ việc. Hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về việc công dân khi nhận được “giấy mời” của cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan công an nói riêng thì bắt buộc phải có mặt theo yêu cầu.

Share:

2024-06-11

Cách lấy dữ liệu từ sheet này sang sheet khác trong Excel

I. Khi nào cần liên kết dữ liệu giữa các sheet trong Excel

Việc liên kết dữ liệu giữa các sheet không phải khi nào làm cũng tốt và tối ưu được công việc, tuy nhiên nếu biết được cách thực hiện thì bạn có thể phát huy vượt trội khả năng sử dụng Excel và đem lại năng suất cao trong các trường hợp sau đây:

+ Khi bạn muốn chỉnh sửa dữ liệu song song giữa 2 sheet.

+ Khi bạn muốn tất cả dữ liệu ở các sheet đều phải thay đổi khi bạn chỉnh ở 1 sheet.

+ Khi có quá nhiều dữ liệu cần chỉnh sửa 1 lúc.

+ Khi các dữ liệu có liên quan với nhau nhưng lại ở các sheet khác nhau.

Share:

Bài Đăng Nổi Bật

Những công nghệ thang máy phổ biến hiện nay

Thang máy được phân chia thành rất nhiều loại tuỳ theo mục đích sử dụng, tải trọng, xuất xứ, kích thước,… Hiện nay, cùng với sự phát triển c...

Tổng Số Lượt Xem Trang

Bài Đăng Phổ Biến